VXH trong hỗ trợ sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của vốn xã hội trong xây dựng nông thôn mới ( Nghiên cứu trường hợp xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) (Trang 63 - 68)

3. Vai trò của VXH trong phát triển kinh tế của địa phương

3.1. Vai trò của VXH trong phát triển sản xuất

3.1.1. VXH trong hỗ trợ sản xuất nông nghiệp

Trong 19 tiêu chí của chương trình, khó khăn nhất là tiêu chí thu nhập, nhất là đối với các xã thuần nơng với đa số người dân có thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, những biến động về thời tiết, dịch bệnh, giá nông sản... khiến thu nhập của nông dân luôn biến động. Biến động lớn trong sản xuất tác động trực tiếp tới tiêu chí thu nhập, giảm nghèo và huy động nguồn lực ở khu vực nông thôn. Do vậy những hỗ trợ của các mối quan hệ sản xuất được thể hiện khá rõ nét ở địa bàn nghiên cứu

Địa bàn nghiên cứu là một xã ngoại thành của Thủ đô, tuy nhiên tỷ lệ người dân làm nông nghiệp chiếm tới 95% số người trong độ tuổi lao động (UBND xã Thượng Mỗ, 2012). Mơ hình nghề nghiệp tồn tại khá phổ biến ở trong các hộ gia đình là nơng nghiệp và phi nơng nghiệp kết hợp. Ngoài một bộ phận nhỏ đi làm ở các khu công nghiệp, nhà máy (chủ yếu là thanh niên), những người trong độ tuổi lao động làm ít nhất là hai nghề là làm nông nghiệp và một nghề phụ khác.

Dân ở mình đây nói là làm nơng nghiệp nhưng gần 100% là khơng chỉ có một thu thuần túy là nơng nghiệp, hộ nào cũng có thu ngồi, khơng hẳn là chỉ trơng vào nơng nghiệp và chăn ni, hộ nào có cháu theo học thì đi làm ở Hà Nội, khơng học cao thì làm cơng nhân, làm ở các cơng ty đóng trên địa bàn với thu nhập từ 3 – 5 triệu, những lao động dở trừng, khoảng 35-40 tuổi, các bà đi chợ có mấy ngày thì bằng cấy lúa cả vụ …

(PVS, Cán bộ UBND xã Thượng Mỗ) Theo chủ trương của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Đan Phượng là vành đai nông nghiệp, vành đai xanh cho thành phố, do vậy q trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa khơng tác động nhiều đến hoạt động sản xuất nơng nghiệp về diện tích đất canh tác. Trên địa bàn xã chỉ có hai thơn là thơn 2 và thơn 3 là có diện tích đất bị thu hồi để xây dựng tuyến đường liên huyện, song diện tích đất nơng nghiệp bị thu hồi khơng phải là lớn.

Trong 5 năm trở lại đây, thông qua các dự án trồng bưởi Diễn, cam Canh, rau sạch, đu đủ … cùng với sự tham gia, hỗ trợ của các tổ chức chính trị xã hội đã góp phần tạo nên sự thu hút và tăng giá trị của sản xuất nông nghiệp của địa phương và đáp ứng được các yêu cầu mới của nền kinh tế.

Câu chuyện về xây dựng niềm tin giữa tổ chức sản xuất v ngƣời dân

Thơn Trung Hiền (thơn 8) là thơn có cơ cấu cây trồng, vật ni ít đa dạng hơn 7 thơn cịn lại trong xã. Bên cạnh hai vụ lúa chính thì người dân chỉ trồng ngô, khoai, đỗ tương vào vụ đông. Điều này do lịch sử nghề nghiệp để

lại là khoảng 20 năm trước đa số các hộ gia đình trong làng đều làm gia công tiền giấy (tiền âm phủ) cho các xưởng ngoài Hà Nội. Do vậy, thu nhập chính của người dân đều từ cơng việc này, các hoạt động nông nghiệp chỉ nhằm để đảm bảo an ninh lương thực. Khi các xưởng chuyển sang dùng máy móc cho việc sản xuất tiền giấy (đầu những năm 2000) thì cơng việc này của người dân bị mai một và mất hắn. Trong bối cảnh đó, các hộ gia đình bắt đầu tìm cách chuyển đổi nghề nghiệp. Nhiều nhóm nghề nghiệp được hình thành trong thời gian này: nhóm thợ mộc, nhóm thợ xây, nhóm đi chợ bn bán hoa quả, nhóm đi làm th ở các địa phương khác … và các nghề nghiệp này vẫn được duy trì cho đến nay. Thành viên của các nhóm thợ này, những người ban đầu thường là anh em trong gia đình, dịng họ và bạn bè trong ngõ thân cận, họ hình thành một mạng lưới nghề nghiệp mang tính chất hỗ trợ nhau trong việc nâng cao thu nhập của các hộ gia đình.

Nhận thấy tiềm năng lớn từ sản xuất nông nghiệp, trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhằm nâng cao năng suất lao động nông nghiệp, chính quyền xã và cán bộ thơn 8 đã tìm cách liên hệ với các đơn vị cung cấp giống cây mới thông qua hợp tác xã Đan Phượng. Năm 2012, qua quá trình bàn bạc thống nhất với người dân về việc đưa giống khoai tây mới vào trồng đại trà để tăng sản lượng và thu nhập cho người dân. Dự án này cũng nhận được sự hỗ trợ của ủy ban nhân dân huyện khi đưa vào kế hoạch sản xuất của xã, huyện đã hỗ trợ người dân 50% chi phí giống để người dân tham gia chương trình. Điều này cho thấy rằng, người dân đã ghi nhận những sự cố gắng của chính quyền xã, thơn trong việc liên hệ giống cây trồng vật nuôi mới cho người dân. Sự ủng hộ này thể hiện qua tỷ lệ 100% các hộ gia đình đều tham gia trồng thử nghiệm giống khoai tây mới này.

Trong quá trình thâm canh, khoai lên rất đều và đẹp, cán bộ ký thuật của bên cung cấp giống cũng thường xuyên về tư vấn cho người dân. Tuy nhiên, quá trình trồng khoai tây đã xảy ra vấn đề khi khoai chuẩn bị đến kỳ

thu hoạch thì chết tồn bộ. Như vậy, vụ đơng của người dân năm 2012 bị thất thu và cịn thua lỗ vì chi phí giống, phân bón và cả cơng chăm sóc.

Đầu năm 2012 người dân trong thôn cũng trồng thử nghiệm giống lúa mới QR1 của Ninh Bình, năm đầu tiên đã cho kết quả khả quan và nhận được sự đánh giá tích cực từ phía người dân. Nhưng khi sang vụ xuân năm 2013, việc ươm mạ của bà con cũng không thành công.

Trong 1 năm, người nông dân phải chịu thất thu và chậm lịch mùa vụ, người đầu tiên người dân tìm đến để hỏi thơng tin là cán bộ thôn. Họ giữ vai trò là cấu nối giữa người dân và các đơn vị cung cấp giống và kỹ thuật, do vậy, họ chịu một sức ép rất lớn từ cả hai phía.

Thông qua câu chuyện bên trên, chúng ta có thể thấy rằng người dân đặt niềm tin rất cao vào cán bộ cấp cơ sở. Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng thu nhập cho người dân được các cán bộ trong thôn, xã quan tâm và thực hiện vai trò là cầu nối giữa người dân và các đơn vị có liên quan. Từ việc chuyển đổi cây khoai tây trên diện rộng hay áp dụng giống lúa mới … đều nhận được sự tham gia và hưởng ứng của người dân. Tuy nhiên, những rủi ro mang tính thị trường sẽ ảnh hưởng khơng nhỏ đến sợi dây liên kết giữa người dân và chính quyền cơ sở cũng như các tổ chức chính trị xã hội.

Người dân ghi nhận những sự nỗ lực của cán bộ địa phương trong việc tìm kiếm các cây, con giống phù hợp để nâng cao năng suất lao động và cải thiện thu nhập cho người dân. Họ có sự chia sẻ với cán bộ địa phương khi việc thực hiện kế hoạch sản xuất gặp sự cố.

Trong các tiêu chí xây dựng của chương trình xây dựng nơng thơn mới, có một tiêu chí về hình thức tổ chức sản xuất. Cụ thể ở địa bàn nghiên cứu, hợp tác xã nông nghiệp đã được thành lập. Tuy nhiên, theo đánh giá của cán bộ thơn cũng như người dân thì sự thành lập hợp tác xã là cần thiết đối với địa phương nhưng thực tế thì sự thành lập này chỉ mang tính hình thức và hoạt động chưa hiệu quả.

Chỉ là cho nó có thơi chứ thực ra có gì đâu, có mỗi một cái trụ sở thì gần đổ. Ngày xưa hợp tác xã là một khu rất to, bây giờ toàn bộ quyền hành thuộc sự quản lý của ủy ban nhân dân, chỉ lấy giống cây trồng về bán cho người dân thôi. Mang tiếng là chủ nhiệm của hợp tác xã nhưng có được cái gì đâu, hơm trước bầu chủ nhiệm họ bảo chú vào nhưng chú khơng vào, cịn sức khỏe đến đâu thì làm trưởng thơn thơi. Riêng chủ nhiệm hợp tác xã thì phải thật năng động mới được, thứ hai là phải có vốn để kinh doanh, rồi phải đi thăm quan các mơ hình sản xuất, mình phải nghe trên đài, trên báo rồi tivi, họ bảo ở khu này khu khác có mơ hình hay thì mình phải liên hệ, rồi cho xã viên thăm quan thực tế thì mới làm được, mới chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi được. Nếu mà chú làm thì lại khác nhưng mình nhiều việc quá nên chú xin rút khỏi danh sách. Mình làm thì phải lo cho dân để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xem làm được cái gì, giống gì tốt thì mới bán cho bà con chứ. Nhiều cái nó cũng khó, thật sự thì chú mà làm ở hợp tác xã thì lại khác, mình phải đi thăm mơ hình đã rồi mới về học tập để làm, rồi đề nghị chính sách hỗ trợ của ủy ban vì dân hiện là khơng có vốn này mà giờ mở trang trại ni chim trĩ hay mơ hình gì khác thì ủy ban phải đứng ra đảm bảo cho các hộ vay vốn vì sổ đỏ họ đã lấy được đâu, thừa thiếu một vài mét đất thì khơng cấp sổ cho người ta, có sổ mới đi vay được, mà muốn mở mang đầu óc thì phải đón cán bộ viện nông nghiệp về để đào tạo cho người dân về kỹ thuật canh tác, chăm sóc cây.

(PVS, Nguyễn Duy T, thôn 3) Việc xác định các cây trồng, vật nuôi mang tính chất mũi nhọn, hướng đến nền sản xuất nông nghiệp xanh, an tồn đã được chính quyền địa phương chú trọng. Mặt khác, trong quy hoạch của thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng 2030 thì huyện Đan Phượng là vùng sản xuất nơng nghiệp chuyên canh lớn, là vành đai xanh cho thành phố. Vì vậy, sản xuất nơng nghiệp của xã nhận được nhiều sự đầu tư, quan tâm của thành phố, thể hiện trong việc định hướng sản xuất, xây dựng thương hiệu, tập huấn khoa học kỹ thuật cho người dân, …

Vừa rồi cũng có dự án. Hỗ trợ cho Thượng Mỗ mình thì có 3 thơn được là thôn 1, 2 và 7, dự án trong khoảng 20 ha, hỗ trợ 30% tổng đầu tư của mỗi hộ gia đình về thuốc sâu, khoa học kỹ thuật, lân đạm. Bưởi thì sau nhiều năm khơng cho thu hoạch thì Nhà nước đầu tư hỗ trợ để cải thiện. Ba thơn này là những thơn có diện tích trồng bưởi nhiều. Đấy cũng có thời gian ở trên cấp cho cả giống bưởi nữa. Về khoa học kỹ thuật thì tổ chức khoa học kỹ thuật ngắn hạn về cây bưởi, phòng trừ sâu bệnh, kể cả là trung tâm phát triển cây trồng Hà Nội về tập huấn … Tất cả ở ba thôn. Tổng của mình là 75 ha nhưng họ chỉ hỗ trợ 20 ha thơi. Nói chung là như từ năm ngối 2012 – 2013 họ hỗ trợ về khoa học kỹ thuật, rồi phân bón thì thấy bưởi, như mấy năm trước chỉ cho 10% quả sai thơi, nhưng năm nay thì đến 50% số vườn có quả, nhìn chung là có hiệu quả. Năm nay tương đối sai, học còn phát cả túi bao để phòng sâu bệnh, kể cả nắng rám

PVS, Cán bộ xã

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của vốn xã hội trong xây dựng nông thôn mới ( Nghiên cứu trường hợp xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)