Về phản hồi của công chúng (comment)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề tự chủ đại học trên báo điện tử việt nam hiện nay (Trang 74 - 76)

2.4.4 .Ngơn ngữ, hình ảnh

2.4.5. Về phản hồi của công chúng (comment)

Khảo sát của tác giả cho thấy, dưới mỗi bài viết trên các tờ báo điện tử hiện nay đều có liên kết với hệ thống mạng xã hội và được thiết kế mục bình luận dành cho độc giả.

1. Khơng có ảnh 1.8% 2. Một ảnh 49% 3. Hai ảnh 40% 3. Ba ảnh trở lên 9.2% 1. Khơng có ảnh 2. Một ảnh 3. Hai ảnh 3. Ba ảnh trở lên

Lượng độc giả sử dụng tương tác mạng xã hội với các tính năng như Like (yêu, thích), Share (chia sẻ) khá khiêm tốn ở các tờ báo như:Giaoducthoi.vn, Vietnamnet.vn và Tuoitre.vn. Trung bình mỗi bài viết chỉ đạt lượng like từ 10 tới dưới 100. Đơn cử như bài “Tăng thực quyền cho

hội đồng trường trong quá trình tự chủ” đăng trên Giaoducthoi.vn ngày

3/10/2018 của tác giả Lê Đăng, có 7 like. Cũng trên báo này, bài “Hiểu thế nào là tự chủ đại học” đăng ngày 4/10/2018 của tác giả Hải Bình có 2 like và

khơng có lượt chia sẻ nào trên mạng xã hội.Trên báo Tuoitre.vn, ngày 13/6/2019 có đăng bài “Tự chủ đại học: Khi trường bỏ cơ quan chủ quản”

của tác giả Trần Huỳnh và Ngọc Hà nhận được 10 like của bạn đọc. Trên Vietnamnet.vn, ngày 28/10/2018 "Hiệu quả tự chủ đại học chưa cao" của tác giả Lê Văn không nhận được like nào. Ngày 02/7/2019, báo này có đăng bài

“Gỡ nhiều nút thắt cho đại học Việt Nam mạnh lên” của bà Nguyễn Thị Kim

Phụng – Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT), bài viết này nhận được 2 like.

Cách phản hồi thứ hai là thông qua việc nhấn vào nút quan tâm và bình luận trong chuyên mục bình luận dưới mỗi bài báo. Hình thức phản hồi này được cơng chúng của báo Dân trí và báo Tuổi trẻ yêu thích sử dụng. Trung bình mỗi bài báo viết về tự chủ đại học trên báo Tuổi trẻ ln có từ 5-10 bình luận. Ví dụ: Bài“M c độ tự chủ phụ thuộc vào chất lượng của trường đại

học”(Tuổi trẻ online, ngày 5/10/2019), bình luận của độc giả rấtcó ý nghĩa

đối với vấn đề được nêu. Độc giả Thanh Xuân phản hồi: “Rất mừng vì các trường Đại học được tự do học thuật, tự chủ về t ch c, về tài chính! Nhưng nhiều trường c n chưa được tự chủ, tự chủ 1 phần, từng bước đến bao giờ mới thực sự tự chủ?”. Ở khía cạnh khác, độc giả Phan Sơn cho rằng: “Tự chủ, cho đến ngày hôm nay, ở nhiều nơi vẫn c n hơi hướng là tăng học phí ch ngồi ra khơng có gì khác. Lương giảng viên so với cơng s c bỏ ra vẫn như thế hoặc tệ hơn. Môi trường làm việc vẫn không đ i. Tự chủ như thế là con

dao hai lưỡi, đẩy giáo dục về hướng nguồn thu ch không đi vào bản chất của công tác đào tạo.D nhiên, tự chủ là cần thiết để các trường năng động hơn trong việc xác định hướng đi, cơ cấu lại t ch c cho hiệu quả hơn, đem lại lợi ích cho xã hội nhiều hơn”.

Với báo Dân trí online, lượng độc giả tương tác với bài báo là khá lớn. Như bài báo“Tự chủ đại học: Không nên để các trường phải tự bê đá d

đường”(ngày 29/10/2019), thu hút gần 20 bình luận và hơn 800 lượt u thích.

Như vậy, phản hồi của cơng chúng với các tác phẩm báo chí được tổ chức tốt ở báo Dân trí và báo Tuổi trẻ, còn đối với Giaoducthoidai.vn và Vietnamnet.vn, vấn đề tổ chức phản hồi của bạn đọc còn khá hạn chế. Tuy nhiên, dưới góc độ quản lý báo chí thì việc kiểm duyệt những phản hồi này phải hết sức thận trọng. Phó trưởng Ban Giáo dục báo Dantri.com.vn cho rằng: Lợi thế của báo điện tử như tơi vừa nói ở trên là việc chuyển tải thơng tin một cách nhanh chóng, sinh động, khơng bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Bên cạnh đó có thể tạo ra diễn đàn để độc giả trao đổi, bình luận về vấn đề một cách thuận tiện, nhanh chóng. Tuy nhiên chính bởi điều này nếu khơng có sự kiểm duyệt chặt chẽ sẽ dẫn tới những hệ lụy khó lường, nhất là việc tạo ra các diễn đàn phản biện chính sách một cách tiêu cực. Đồng thời thông tin không được kiểm duyệt chặt chẽ mà chạy theo lợi ích, đăng tải một cách tràn lan sẽ dẫn tới mất uy tín của tòa soạn, ảnh hưởng tới chính sách được đề cập [Phụ lục 2, PVS03].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề tự chủ đại học trên báo điện tử việt nam hiện nay (Trang 74 - 76)