Báođiện tử truyềnthông về chính sách tự chủ đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề tự chủ đại học trên báo điện tử việt nam hiện nay (Trang 57 - 60)

2.2 .Tần suất tin, bàivề tự chủ đại họctrên báođiện tử Việt Nam hiện nay

2.3. Thực trạng nội dung truyềnthông vềtự chủ đại họctrên các tờ báo

2.3.1. Báođiện tử truyềnthông về chính sách tự chủ đại học

Trong thời gian khảo sát có 862tin, bài về chính sách tự chủ đại học, trong đó: Vietnamnet có 165 tin, bài; báo Tuoitre.vn có 262 tin, bài; báo Giaoducthoidai.vn có 235 tin, bài và báo Dantri.com.vn có 200 tin, bài. Cụ thể:

Biểu đồ 2.2. Tỉ lệ các tin, bài về chính sách trong tự chủ đại học trên các tờ báo điện tử khảo sát

Nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy, báo Tuoitre.vn có tỉ lệ bài viết cao nhấtliên quan tới những chính sách trong tự chủ đại học, sau đó lần lượt là các báo Giaoducthoidai.vn; Dantri.com.vn và cuối cùng là báo Vietnamnet.

20%

25% 55%

Bất cập trong tự chủ

Thời cơ trong tự chủ Thông tin chính sách tự chủ 27% 30% 20% 23% Báo Giáo dục và Thời đại Báo Tuổi trẻ Báo Vietnamnet Báo Dân trí

Thực tế, bốn tờ báo được khảo sát có những bài viết rất chất lượng, nêu bật các chính sách tự chủ đại học.Trên báo Giaoducthoidai.vn, ngày 16/11/2018 tác giả Minh Phong có bài “Tự chủ đại học - Nhìn từ chính sách, pháp luật”,đã cập nhật tinh thần của nhiều chủ trương, nghị quyết của Đảng, Nhà nước về tự chủ đại học như: Phát biểu tại buổi tọa đàm, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc cho biết: Năm 2013, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết 29-NQ/TW về Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục. Năm 2014, để thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW, Chính phủ đã tiến hành thí điểm với các trường đại học công lập bằng Nghị quyết 77/NQ-CP.

Thí điểm này để mở rộng tự chủ đại học, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục, nếu có kết quả tốt thì sẽ tiến hành nhân rộng.Sau hơn 3 năm thực hiện, những kết quả bước đầu rất tích cực, nội dung của thí điểm cho 23 trường của Nghị quyết 77/NQ-CP hiện nay đang được thể chế hóa trong Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, mà Quốc hội dự kiến thông qua vào kỳ họp lần này. Nội dung Nghị quyết 77/NQ-CP thí điểm trên 3 mặt: Tự chủ về chuyên môn, nhân sự tổ chức và tài chính, tài sản.

Trên báo Tuoitre.vn, ngày 21/8/2019 có bài “TP.HCM tìm hiểu chính sách tự chủ đại học tại Indonesia”. Tác giả Tiến Long đã làm rõ tinh thần của các chính sách tự chủ tại Indonesia như chia sẻ của ông Muhammad Anis - hiệu trưởng Trường đại học Indonesia - ba mục tiêu chính trong hoạt động của trường là: Tự chủ, hội nhập và đẩy mạnh nghiên cứu. Trường này tự chủ một số vấn đề tài chính và có một ban điều hành, nhằm đảm bảo chương trình giảng dạy phù hợp.Về nguồn kinh phí, 35% kinh phí của trường thu từ học phí, 25% do chính phủ trợ cấp, phần còn lại thu từ các hoạt động thiện nguyện, quyên góp của sinh viên. Trong đó, trường dành 25% ngân sách cho nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, trường còn nhận được sự tài trợ từ các doanh nghiệp. Mặt khác, Trường đại học

Indonesia có các chính sách khuyến khích giảng viên nghiên cứu, viết bài cho các tạp chí khoa học. Hiện có 30% giảng viên tham gia viết bài và có bài đăng trên các tạp chí uy tín thế giới. Khi chưa có chính sách khuyến khích chỉ có 15% giảng viên tham gia hoạt động này.Trường cũng tạo điều kiện về không gian, nguồn lực để các sinh viên làm thêm, khởi nghiệp. Hiện có sinh viên của trường đang thực tập tại các tập đoàn lớn của Indonesia.Bài viết này cung cấp những kinh nghiệm thực tế của một trường đại học, từ đó, các trường đại học ở Việt Nam có thể nghiên cứu, học hỏi.

Với sự ra đời của Luật Giáo dục năm 2019, nhiều tờ báo điện tửcũng cập nhật tinh thần, nội dung chủ đạo liên quan tới tự chủ đại học, như: Luật Giáo dục quy định, Nhà nước ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách giáo dục, bảo đảm ngân sách nhà nước chi cho giáo dục, đào tạo tối thiểu 20% tổng chi ngân sách nhà nước (khoản 1 Điều 96). Ngoài ra, Luật Giáo dục 2019 đã sửa đổi quy định quản lý chặt chẽ nguồn thu, chi tài chính, quản lý tài sản theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và Luật Quản lý sử dụng tài sản công đối với các cơ sở giáo dục công lập; nhấn mạnh trách nhiệm giải trình, thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thuế và công khai tài chính theo quy định của pháp luật (Điều 95, Điều 101…).Hoặc: Luật Giáo dục 2019 quy định: Học sinh, sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học.Người được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt sau 02 năm kể từ khi tốt nghiệp nếu không công tác trong ngành giáo dục, hoặc công tác không đủ thời gian quy định thì phải bồi hoàn khoản kinh phí nhà nước đã hỗ trợ. Thời hạn hoàn trả tối đa bằng thời gian đào tạo.Học sinh, sinh viên sư phạm được hưởng các chính sách học bổng khuyến khích học tập, trợ cấp xã hội, miễn, giảm học phí. Quy định này nhằm khắc phục những hạn chế của chính sách không phải đóng học phí của học sinh, sinh viên sư phạm quy định tại Luật Giáo dục hiện hành (Điều 85).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề tự chủ đại học trên báo điện tử việt nam hiện nay (Trang 57 - 60)