Giải pháp với cấp quản lý của tờ báo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng mạng xã hội trong phát triển thương hiệu báo điện tử (Khảo sát Báo Vnexpress, VTC News, Vietnamplus từ tháng 01.2013 đến (Trang 96 - 99)

7. Bố cục Luận văn

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả

3.2.2. Giải pháp với cấp quản lý của tờ báo

Để đạt được hiệu quả của việc sử dụng mạng xã hội trong phát triển thương hiệu tờ báo, bản thân đội ngũ lãnh đạo tờ báo phải ý thức rất rõ vai trò của mạng xã hội trong hoạt động này. Trên thực tế, cấp quản lý cả ba tờ báo VnExpress, VTC News và VietnamPlus đều coi mạng xã hội như một kênh phát triển thương hiệu, thậm chí coi đó như một “đường hướng chiến lược” [PV 01].

Ở cấp quản lý, việc đầu tiên cần quan tâm là xây dựng được một kế hoạch hoạt động cụ thể và hợp lý. Việc xây dựng kế hoạch truyền thông trên mạng xã

hội phải xác định được mục đích và mục tiêu rõ ràng (ví dụ: sự thay đổi về cảm nhận của công chúng với độ tin cậy của tờ báo, sự thay đổi trong phạm vi tiếp cận công chúng, yêu cầu về chỉ số traffic theo từng khoảng thời gian… ). Để có tiền đề cho việc xây dựng kế hoạch, các tờ báo cũng phải thực hiện các nghiên cứu để đánh giá về công chúng mạng xã hội (như nghiên cứu về nhu cầu, hành vi, thói quen tiếp nhận thơng tin… ). Có như vậy, sử dụng mạng xã hội trong phát triển thương hiệu của các tờ báo mới đạt được hiệu quả như mong muốn.

Thứ hai, bản thân các tờ báo cần xây dựng đội ngũ nhân lực chuyên biệt phụ trách riêng hoạt động truyền thông xã hội. Họ nên là những người trẻ, với tư

duy mới và giàu sức sáng tạo, đồng thời cũng phải là những người am hiểu về mạng xã hội. Một đội ngũ nhân lực được chun mơn hóa chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cao gấp nhiều lần việc các biên tập viên hay người phụ trách chuyên mục ngồi “cắt dán” nội dung bài viết một cách cơ học và tải lên mạng xã hội.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, việc sử dụng mạng xã hội trong phát triển thương hiệu của các tờ báo VnExpress, VTC News và VietnamPlus đã đem lại những hiệu quả đáng khích lệ. Việc các báo đang sử dụng cộng cụ mạng xã hội trong các hoạt động của mình được cơng chúng đón nhận với tỷ lệ lớn. Đây là cơ sở thuận lợi để các tờ báo mạnh dạn xây dựng một bộ phận chuyên biệt phụ trách riêng mảng công tác này tại tịa soạn của mình.

Trên thực tế, duy nhất có VietnamPlus đã từng thiết lập một đội chuyên trách, với những người trẻ và năng động cùng vốn hiểu biết tốt về mạng xã hội. Tiếc rằng đội ngũ đó đã khơng duy trì được cho đến thời điểm hiện tại vì nhiều lý do khách quan. VnExpress và đặc biệt là VTC News hiện cũng chưa có đội ngũ chuyên biệt về truyền thông xã hội trong cơ cấu tịa soạn của mình.

Thiết nghĩ, bộ phận chuyên về truyền thông xã hội của các tờ báo nếu ra đời sẽ đem lại rất nhiều lợi ích. Khơng chỉ tối ưu hóa những cách thức phát triển thương hiệu, đây sẽ là bộ phận thực hiện việc thu thập thông tin, kiểm chứng

nguồn tin và mở rộng quan hệ của tờ báo với lượng thành viên khổng lồ của mạng xã hội. Bản thân họ cũng sẽ là những nhân tố giúp tờ báo tìm hiểu nhu cầu của công chúng, đo lường phản ứng của công chúng trước các sự kiện báo chí thơng qua những gì mà cơng chúng luận bàn và chia sẻ trên khơng gian này. Với những lý do đó, các báo cần coi việc xây dựng bộ phận truyền thông xã hội là cần thiết, tất yếu và là một yêu cầu cần được đáp ứng để tờ báo có thể phát triển tốt hơn nữa.

Đặc điểm công chúng mạng xã hội là những người trẻ, họ dễ bị hấp dẫn với những điều mới mẻ. Hơn nữa, một trong những thách thức hiện nay đối với mỗi tờ báo khi sử dụng mạng xã hội phát triển hình ảnh và thương hiệu, đó là tính cạnh tranh gay gắt. Trong trường hợp này, chính sự sáng tạo ở cách làm sẽ là điểm nhấn thu hút công chúng đến với tờ báo, đến với trang mạng xã hội của tờ báo. Đội ngũ lãnh đạo các tờ báo nên khuyến khích những các làm mới, sáng tạo,

tạo điều kiện để những ứng dụng mới được thử nghiệm và ứng dụng trên thực tế, đặc biệt là với những sáng tạo liên quan đến mạng xã hội và cách thức thông tin cho giới trẻ.

Trường hợp bản tin RapNews của VietnamPlus là một ví dụ điển hình. Sự ra đời của nó đánh dấu lần đầu tiên có một bản tin thời sự của một cơ quan báo chí chính thống được thực hiện trên nền nhạc rap, với phần nội dung ngôn từ được biên tập đúng phong cách rap. RapNews xuất hiện như một luồng gió mới thổi vào thực trạng làm tin tại Việt Nam hiện nay. Đây là sản phẩm trực tiếp nhắm vào đối tượng từ 15 đến 25 tuổi, lại được phát trên mạng xã hội. Mỗi clip ra đời đều thu hút hàng trăm ngàn lượt xem trên kênh YouTube chính thức của chương trình và hàng trăm ngàn, thậm chí cả triệu lượt trên các trang khác mà VietnamPlus quảng bá như Yan. Như nhà báo Lê Quốc Minh - Tổng biên tập tờ báo chia sẻ “Có thể nói nhờ RapNewsPlus mà người trẻ biết đến VietnamPlus nhiều hơn, và chủ yếu là nhờ chia sẻ trên mạng xã hội”.

Tờ báo cũng có thể giao chỉ tiêu và lượng traffic từ mạng xã hội đối với mỗi

thức chia sẻ và phổ biến chính tác phẩm của mình tới nhiều công chúng hơn, đồng thời cũng là áp lực nhất định khiến các phóng viên, biên tập viên chú ý hơn tới chất lượng bài vở, qua đó nâng cao thương hiệu của bản thân và tờ báo.

Cuối cùng, việc sử dụng mạng xã hội trong phát triển thương hiệu cũng tiềm ẩn một số nguy cơ nhất định, trong đó có những nguy cơ về sự sai lệch thông tin, hoặc những bài báo hời hợt, thiếu chính xác. Với tốc độ lan truyền chóng mặt và rất khó kiểm sốt, thơng tin này nếu bị phát tán sẽ ảnh hưởng đến uy tín của tờ báo, làm xấu đi hình ảnh tờ báo và tác động tiêu cực tới thương hiệu tờ báo đó. Như vậy, để đảm bảo việc chia sẻ tin tức lên mạng xã hội bởi chính thành viên tịa soạn được chính xác và “an tồn”, ban biên tập tờ báo cũng nên

tính đến việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử với mạng xã hội sao cho phù hợp với nhu cầu và cơ sở thực tế của báo mình. Đây sẽ là kim chỉ nam định hướng cho

những hoạt động trên mạng xã hội của bản thân tòa báo và những thành viên cơng tác tại tịa báo đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng mạng xã hội trong phát triển thương hiệu báo điện tử (Khảo sát Báo Vnexpress, VTC News, Vietnamplus từ tháng 01.2013 đến (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)