Quan hệ thương mạ i đầu tư Việt Nam Thái Lan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam thái lan 2000 2009 (Trang 61 - 74)

2.2. Quan hệ kinh tế Việt Nam Thái Lan

2.2.1. Quan hệ thương mạ i đầu tư Việt Nam Thái Lan

2.2.1.1. Quan hệ thương mại

Quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Thái Lan có một sự phát triển vƣợt bậc: kim ngạch buôn bán hai chiều của Việt Nam và Thái Lan tăng rất nhanh, từ vài triệu USD của những năm 70 lên hàng trăm triệu USD những năm 90 và từ năm 2000 đã đạt hàng tỷ USD. Cụ thể năm 1976 là 1,61 triệu USD, đến năm 1990 là 69,42 triệu USD thì năm 1995 đạt 508,87 triệu USD (tăng 7,3 lần trong vòng 5 năm) [47,165]. Đặc biệt, đến năm 2000, tổng kim ngạch buôn bán giữa hai nƣớc đạt đến con số 1,2 tỷ USD, tức là tăng 2,4 lần so với năm 1995. Thái Lan nhập khẩu khoảng 20 mặt hàng từ Việt Nam với trị giá 389 triệu USD. Trong khi đó Thái Lan xuất khẩu sang Việt Nam khoảng 40 mặt hàng trị giá 868,9 triệu USD.

Bảng 2.1: Quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Thái Lan từ 1990 đến 2000

Đơn vị tính: Triệu USD

1990 1995 2000 Xuất khẩu của Việt Nam 52,34 42,95 388,90

Nhập khẩu từ Thái Lan 17,08 465,92 868,99

Cán cân XNK +35,06 -422,97 -480,09

Tổng kim ngạch 69,42 508,87 1,201,84

Nguồn: Hải quan Việt Nam, Hà Nội, 2002. Dẫn theo Hoàng Khắc Nam, Quan hệ Việt Nam - Thái Lan 1976-2000, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007, tr.178, 217.

Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam là hạt nhựa, xe máy, nguyên liệu chất dẻo, xăng dầu, máy móc, thiết bị phụ tùng, nguyên phụ liệu dệt may da, dƣợc phẩm... Ngƣợc lại, Việt Nam xuất khẩu sang Thái Lan chủ yếu là

các mặt hàng nguyên liệu thô, các sản phẩm sơ chế nông nghiệp nhƣ dầu thô, than đá, cao su, cà phê, hạt tiêu, hải sản, rau quả; các sản phẩm chế biến công nghiệp nhƣ dây điện, dây cáp điện, máy vi tính, linh kiện... Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của hai nƣớc năm 2000 tăng lên đáng kể so với thời kì trƣớc. Tuy nhiên nó lại bộc lộ khá rõ nét về tình trạng bất lợi của cán cân thƣơng mại Việt Nam, qua đó thể hiện hàng hóa của Việt Nam chƣa đƣợc Thái Lan tiếp cận một cách mạnh mẽ. Đồng tiền của Việt Nam so với đồng Bath thƣờng cao hơn khiến cho hàng hóa Việt Nam khơng có lợi thế cạnh tranh về giá so với hàng hóa cùng loại của Thái Lan và khi tiếp cận sang thị trƣờng Thái Lan. Việt Nam chƣa quan tâm nhiều đến sự phân hóa các tầng lớp trong xã hội Thái Lan nên không nắm bắt đƣợc tầng lớp nào sẽ là đối tƣợng chính tiêu thụ hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Thái Lan nên hàng hóa Việt Nam chƣa tiếp cận đƣợc với 20 triệu ngƣời dân là tầng lớp trung lƣu. Sự mất cân đối trong cán cân thƣơng mại sẽ ảnh hƣởng tới tính chất cùng có lợi trong quan hệ song phƣơng vì thế vấn đề đặt ra là làm thế nào để cán cân thƣơng mại hai nƣớc ngày càng xích lại gần nhau làm cho mối quan hệ kinh tế Việt Nam - Thái Lan ngày càng phát triển hơn.

Năm 2002, quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Thái Lan đạt 1,18 tỷ USD, năm 2003 đạt 1,6 tỷ USD [54] và quan hệ này tăng mạnh trong năm 2004 đạt 2,3 tỷ USD [129]. Hai bên đang tích cực hợp tác trong việc xuất khẩu gạo. Việt Nam và Thái Lan đã cam kết hợp tác chặt chẽ trong khuôn khổ Hội đồng hợp tác kinh doanh gạo gồm Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakitxtan. Quan hệ kinh tế giữa hai nƣớc còn bao gồm sự hợp tác với nhau trong khuôn khổ đa phƣơng nhƣ các chƣơng trình hợp tác trong ASEAN, ASEM, APEC, các hoạt động của ủy hội Mê Kơng, chƣơng trình hợp tác sơng Mê Kông - sông Hồng và các dự án phát triển hành lang Đông - Tây.

Thái Lan đã ủng hộ và chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu, hỗ trợ tích cực Việt Nam trong q trình hội nhập khu vực và quốc tế, nhất là những bài học mà chúng ta có thể tham khảo từ việc Thái Lan giải quyết tranh chấp thƣơng mại với thị trƣờng nhƣ Mỹ, EU, Nhật Bản... Thái Lan ủng hộ sáng kiến của Việt Nam phát triển hành lang Đơng - Tây trong đó có việc xây dựng những tuyến đƣờng nối các tỉnh Đông Bắc Thái Lan qua Lào sang các cảng biển miền Trung Việt Nam, góp phần phát triển các khu vực này. Việt Nam luôn ƣu tiên đƣa vấn đề hợp tác kinh tế thƣơng mại với Thái Lan lên hàng đầu, luôn đánh giá cao tiềm năng kinh tế của Thái Lan và khẳng định trong quan hệ kinh tế quốc tế, kinh tế hai nƣớc có nhiều điểm tƣơng đồng, hỗ trợ tốt cho nhau cùng phát triển.

Quan hệ Việt Nam - Thái Lan ngày càng khăng khít, cùng với việc trao đổi qua nhiều chuyến thăm cấp cao. Tại cuộc họp Nội các của hai nƣớc lần thứ nhất đƣợc tổ chức tại Đà Nẵng vào tháng 12/2004, Chính phủ hai bên đã kí Tuyên bố chung về khuôn khổ hợp tác trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI. Tại đây, nhóm kinh tế đã nhất trí xem xét lại những biện pháp, quy định đang hạn chế thƣơng mại, đầu tƣ giữa hai nƣớc và đồng ý hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản, cùng nhau hợp tác trong “Cuộc chiến tơm” với Mỹ. Các cơ quan có thẩm quyền có nhiệm vụ xây dựng thỏa thuận cơng nhận lẫn nhau đối với các sản phẩm nông nghiệp và chế tạo, đặc biệt là xe máy và phụ tùng xe máy, thúc đẩy hợp tác du lịch, đẩy nhanh đàm phán để tạo thuận lợi cho phát triển vận tải đƣờng bộ giữa hai nƣớc, mở thêm những tuyến bay mới, hợp tác phát triển thủy điện trên sông Mê Kông và xây dựng các nhà máy nhiệt điện sử dụng khí đốt tự nhiên từ Tây Nam Việt Nam, phát triển đƣờng dây cao thế nối liền Thái Lan - Lào - Việt Nam và về hợp tác phát triển điện nông thôn.

Quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nƣớc không ngừng phát triển, nhất là trong lĩnh vực thƣơng mại và đầu tƣ. Thái Lan là nƣớc có nền kinh tế phát triển

so với khu vực, đóng vai trị quan trọng trong lĩnh vực đầu tƣ và đào tạo nguồn nhân lực, các tập đoàn kinh tế lớn của Thái Lan tăng cƣờng đầu tƣ vào Việt Nam. Năm 2005, Việt Nam - Thái Lan cùng tập trung hợp tác trong một số lĩnh vực cụ thể: thƣơng mại, đầu tƣ, thủy sản, chế biến nông sản, giao thơng vận tải, du lịch và khuyến khích các doanh nghiệp hai nƣớc đầu tƣ vào các lĩnh vực trên và trong năm này kim ngạch hai chiều đạt 3,23 tỷ USD [129]. Năm 2006, đạt 3,964 tỷ USD [129]. Thái Lan đứng thứ 6 trong các thị trƣờng nhập khẩu của Việt Nam.

Sau đảo chính ngày 19/9/2006 ở Thái Lan, mức độ hoạt động trong quan hệ chính trị đối ngoại giữa hai nƣớc có phần chững lại. Tuy nhiên, quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực khác, nhất là kinh tế thƣơng mại và đầu tƣ phát triển tốt. Sau khi Chính phủ mới của Thái Lan đƣợc thành lập, Việt Nam tiếp tục duy trì và củng cố quan hệ với Thái Lan. Kim ngạch thƣơng mại hai nƣớc trong năm 2007 đạt gần 4,8 tỷ USD, tăng 21,3% so với năm 2006 [129]. Những mặt hàng chính Việt Nam xuất sang Thái Lan gồm: linh kiện vi tính, dầu thơ, hải sản, than đá và nhiều mặt hàng khác nhƣ hàng điện tử, lạc nhân, sản phẩm nhựa, máy móc và thiết bị điện, mỹ phẩm, sản phẩm sắt thép, da thuộc... Việt Nam nhập của Thái Lan: xăng, xe máy, hàng tiêu dùng, hàng điện tử, dụng cụ thể thao, các nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp: dệt may, sắt thép, chế biến gỗ...

Do tính tƣơng đồng về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của hai nƣớc cho nên các mặt hàng nơng sản nói riêng khó thâm nhập vào thị trƣờng Thái Lan. Từ năm 1995 đến nay, Thái Lan luôn là bạn hàng lớn thứ hai của Việt Nam trong ASEAN và Thái Lan luôn xuất siêu sang Việt Nam. Việt Nam đã đề nghị Thái Lan tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan nhƣ dành ƣu đãi thuế quan đặc biệt với một số mặt hàng nông sản đang bị áp dụng hạn ngạch thuế quan nhằm giảm cán cân thƣơng mại do Việt Nam nhập siêu từ Thái Lan lớn.

Bảng 2.2: Kim ngạch xuất nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam sang Thái Lan năm 2007

Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu (Đvt: 1.000 USD)

STT Mặt hàng Kim ngạch

1 Máy vi tính và linh kiện 370.003 2 Dầu thô 179.518 3 Hải sản 50.054 4 Xe đạp và phụ tùng xe đạp 20.471 5 Than đá 17.734 6 Hàng dệt may 16.425 7 Lạc nhân 13.972 8 Sản phẩm nhựa 11.700 9 Dây điện và dây cáp điện 10.697 10 Sản phẩm gốm sứ 8.457

Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu(Đvt: 1.000 USD)

STT Mặt hàng Kim ngạch

1 Xăng dầu các loại 423.980 2 Linh kiện và phụ tùng xe máy 335.298 3 Chất dẻo nguyên liệu 321.698 4 Máy móc thiết bị phụ tùng 274.362 5 Sắt thép các loại 200.185 6 Linh kiện vô tô 152.432 7 Clinker 106.287 8 Sợi các loại 104.323 9 Giấy các loại 100.786 10 NPL dệt may da giày 93.517

Bất ổn chính trị trong nƣớc và cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 tác động tiêu cực đến tăng trƣởng của kinh tế Thái Lan. Kinh tế tăng trƣởng 3,6% và tiếp tục giảm vào năm 2009. Mặc dù tình hình Thái Lan có những khó khăn nhƣ vậy, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nƣớc vẫn đƣợc duy trì.

Kim ngạch thƣơng mại hai nƣớc trong năm 2008 đạt hơn 6,2 tỷ USD, tăng 31% so với năm 2007 [130]. Theo thống kê của Bộ Công Thƣơng, kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và Thái Lan liên tục tăng trƣởng ở mức 25 - 30%/năm. Năm sau cao hơn năm trƣớc. Riêng năm 2008, Việt Nam đã xuất khẩu sang Thái Lan đạt gần 1,3 tỷ USD và nhập khẩu từ Thái Lan đạt 4,9 tỷ USD [131], nhƣ vậy, Việt Nam đã nhập siêu 3,6 tỷ USD. Sang năm 2009, kim ngạch thƣơng mại giữa hai nƣớc giảm mạnh. Trong 5 tháng đầu năm 2009, kim ngạch thƣơng mại song phƣơng chỉ đạt gần 1,9 tỷ USD, giảm 30% so với cùng kỳ năm trƣớc, trong đó Việt Nam xuất sang Thái Lan 437 triệu USD và nhập hơn 1,4 tỷ USD. Việt Nam đã phải nhập siêu lớn từ Thái Lan. Đến tháng 8/2009, kim ngạch thƣơng mại hai nƣớc đạt gần 3,4 tỷ USD, giảm 22,7% so với cùng thời kì năm trƣớc. Trong đó Việt Nam xuất sang Thái Lan 808 triệu USD và nhập gần 2,6 tỷ USD. Nhƣng trong năm 2009, kim ngạch hai nƣớc vẫn đạt khoảng 5,4 tỷ USD. Trong đó Việt Nam xuất qua Thái Lan khoảng 1,27 tỷ USD và nhập về từ Thái Lan 4,13 tỷ USD. Với dân số hơn 65 triệu ngƣời, GDP 269 tỷ USD, thu nhập bình quân 8.100 USD/ngƣời vào năm 2009, Thái Lan hứa hẹn sẽ là thị trƣờng kinh doanh hấp dẫn cho các doanh nghiệp Việt Nam.Với cơ sở hạ tầng phát triển, nền kinh tế tự do mở cửa, chính sách đầu tƣ hiệu quả và cơng nghiệp xuất khẩu mạnh, Thái Lan có sự tăng trƣởng vƣợt bậc về kinh tế.

Nhìn chung, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của hai nƣớc trong 10 năm qua tăng lên đáng kể so với thời kì trƣớc. Hiện nay, Việt Nam và Thái Lan ngày

càng thúc đẩy hợp tác kinh tế thƣơng mại vì lợi ích của hai nƣớc nói riêng và sự phát triển của ASEAN nói chung.

2.2.1.2. Quan hệ đầu tư

Bên cạnh lĩnh vực thƣơng mại, lĩnh vực đầu tƣ cũng rất đƣợc chú trọng. So với thƣơng mại, đầu tƣ phụ thuộc nhiều hơn vào mơi trƣờng quan hệ chính trị. Đến năm 1991, những liên doanh đầu tiên của Thái Lan tại Việt Nam đã đƣợc cấp phép hoạt động và nguồn đầu tƣ của Thái Lan ngày càng tăng lên khi Việt Nam trở thành quan sát viên ASEAN. Nếu nhƣ năm 1991, số dự án Thái Lan đầu tƣ vào Việt Nam mới là 5 và tổng số vốn là 20,5 triệu USD thì đến năm 1995 số dự án tăng lên là 13 và tổng số vốn đầu tƣ là 135,7 triệu USD [47,174], đặc biệt năm 2000 đã lên tới 94 dự án với tổng số vốn đầu tƣ là 1,15 tỷ USD [55,221] - đứng thứ 11 trong số 56 nƣớc và vùng lãnh thổ đầu tƣ vào Việt Nam. Các nhà đầu tƣ của Thái Lan hoạt động phổ biến theo hình thức liên doanh, chiếm hơn 80% số dự án cũng nhƣ giá trị đầu tƣ. Quy mô dự án chủ yếu là vừa và nhỏ, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chế biến lâm, thủy sản, thức ăn gia súc, khai thác đá quý, du lịch, khách sạn, ngân hàng...

Trong những năm qua, Chính phủ và nhân dân Thái Lan đã luôn dành cho Việt Nam sự giúp đỡ và hiệu quả thông qua các dự án hợp tác, phát triển và hỗ trợ kỹ thuật về nông nghiệp, y tế, giáo dục... Việt Nam - Thái Lan đã và đang có những phối hợp chặt chẽ và cùng đóng góp giải quyết nhiều vấn đề vì lợi ích phát triển của hai nƣớc, của các nƣớc tiểu vùng sông Mê Kông cũng nhƣ các nƣớc trong khối ASEAN.

Năm 2004, Thái Lan đứng thứ 9 trong số 62 nƣớc đầu tƣ vào Việt Nam với 112 dự án và giá trị vốn đăng ký là 1,376 tỷ USD [25,70]. Các dự án ban đầu của Thái Lan đến Việt Nam tập trung vào các lĩnh vực khai thác hải sản, khoáng sản, chế biến thực phẩm, ngân hàng.

Thái Lan là nƣớc có nền kinh tế phát triển so với khu vực, đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực đầu tƣ và đào tạo nguồn nhân lực, các tập đoàn kinh tế lớn của Thái Lan tăng cƣờng đầu tƣ vào Việt Nam. Năm 2005, về đầu tƣ, Thái Lan đứng thứ 11 trong số các nhà đầu tƣ lớn nhất ở Việt Nam với hơn 132 dự án trị giá 1,5 tỷ USD.

Trƣớc những nhịp tăng trƣởng kinh tế trên, vấn đề quan trọng đặt ra là càng phải thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ về thƣơng mại, đầu tƣ giữa hai nƣớc, tìm hƣớng hợp tác nhằm tạo bƣớc đột phá cho mối quan hệ này.

Đến năm 2006, Việt Nam và Thái Lan đã ký gần 30 hiệp định hợp tác song phƣơng trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế đến văn hóa, du lịch, mơi trƣờng... cũng nhƣ tổ chức nhiều sự kiện tại hai nƣớc để giới thiệu chính sách thƣơng mại, chính sách đầu tƣ, tiềm năng và lợi thế của mỗi nƣớc cho các nhà đầu tƣ nhanh chóng tiếp cận, tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Thỏa thuận hợp tác tạo khung pháp lý cho quan hệ kinh tế giữa hai nƣớc nhƣ Hiệp định Thành lập Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế Việt Nam - Thái Lan, Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tƣ, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần... Với 125 dự án, tổng số vốn đăng ký 1,5 tỷ USD, Thái Lan đứng thứ 9 trong số các nƣớc và vùng lãnh thổ đầu tƣ vào Việt Nam và đứng thứ 3 trong khối ASEAN. Các dự án của Thái Lan có quy mơ vừa và nhỏ, tập trung vào lĩnh vực khai thác hải sản, khoáng sản, chế biến thực phẩm. Việt Nam - Thái Lan là hai nƣớc xuất khẩu gạo đứng hàng đầu thế giới và nhất trí hợp tác củng cố hoạt động xuất khẩu và bình ổn giá gạo trên thị trƣờng. Cuối tháng 7/2006, Hiệp hội Lƣơng thực Việt Nam và Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan đã ký Hiệp ƣớc hợp tác bình ổn giá gạo.

Cùng là thành viên ASEAN, Việt Nam và Thái Lan đã phối hợp tốt trong việc triển khai các dự án và chƣơng trình hợp tác trong khu vực và quốc tế nhƣ dự án Hành lang Đông - Tây, dự án Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) và

chiến lƣợc hợp tác kinh tế giữa 3 dịng sơng Ayeyawady - Chao Phraya - Mê Kông (ACMECS).

Năm 2007, tổng số đầu tƣ của Thái Lan vào Việt Nam là 145 dự án, tổng số vốn đăng kí là 1,6 tỷ USD (đứng thứ 12 trong danh sách 77 nƣớc và vùng lãnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam thái lan 2000 2009 (Trang 61 - 74)