Triển vọng về hợp tác đa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam thái lan 2000 2009 (Trang 123 - 159)

3.4.1 .Triển vọng về hợp tác song phương

3.4.2. Triển vọng về hợp tác đa phương

Về tình hình khu vực và quốc tế, hai nƣớc cùng nhau phối hợp tại các diễn đàn khu vực và quốc tế nhƣ ASEAN, Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị Cấp cao Á - Âu (ASEM), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dƣơng (APEC) và Liên Hợp Quốc... Để xây dựng thành công cộng đồng ASEAN và cộng đồng Đông Á, xu thế bắt buộc là Việt Nam và Thái Lan phải xích lại gần nhau, hợp tác chặt chẽ hơn nữa để góp phần thiết thực vào việc thành cơng này và xích lại gần nhau để giải quyết các vấn đề nổi cộm của ASEAN. Hợp tác Việt Nam - Thái Lan trong thời gian tới sẽ hƣớng

đến đồng thuận để giải quyết các tranh chấp quốc tế nhất là khi Việt Nam làm chủ tịch ASEAN năm 2010.

Việt Nam hiện nay đang bị sức ép từ phía Trung Quốc và đang bị cô lập ở nhiều mặt, nhất là về ngoại giao. Việt Nam khơng có đồng minh cho nên cần phải đa phƣơng hóa ngoại giao, lơi kéo những nƣớc ủng hộ mình để kiềm chế bớt sức ép của Trung Quốc. Do vậy, Việt Nam luôn ƣu tiên tăng cƣờng hợp tác với những nƣớc láng giềng trong đó có Thái Lan. Bên cạnh đó, Việt Nam - Thái Lan cùng nằm trong khu vực tiểu vùng sông Mê Kông nên Việt Nam sẽ cần phải hợp tác về lâu dài với Thái Lan để cùng khai thác và Trung Quốc trong hợp tác sông Mê Kông đang gây ra nhiều bất lợi trong đó có Việt Nam nên Việt Nam phải cùng Thái Lan hợp tác phát triển bền vững cùng đối phó với sự phá hoại đầu nguồn của Trung Quốc với việc xây dựng tràn lan đập thủy điện.

Việt Nam và Thái Lan là hai trụ chính trong hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) nên trong thời gian tới Việt Nam và Thái Lan sẽ càng hợp tác với nhau để xây dựng EWEC vững mạnh vì sự ra đời của EWEC sẽ đem lại lợi ích thiết thực và lâu dài cho các quốc gia thành viên. Đây là cơ sở cho các quốc gia tiếp cận tốt hơn các nguồn tài nguyên khoáng sản, hải sản và năng lƣợng phục vụ cho các ngành sản xuất và chế biến; tạo điều kiện phát triển cho các thành phố, thị trấn nhỏ dọc hành lang, đồng thời thúc đẩy thƣơng mại xuyên biên giới; thu hút đầu tƣ từ các nguồn địa phƣơng, khu vực và thế giới; phát triển các hoạt động kinh tế mới thông qua việc sử dụng hiệu quả không gian kinh tế và hình thành khu vực kinh tế xuyên quốc gia; mở cửa cho hàng hóa của Lào, Thái Lan và Trung Quốc thâm nhập vào các thị trƣờng đầy tiềm năng của Nam Á, Đông Á, châu Âu và châu Mỹ. Ngồi ra, hành lang cịn là môi trƣờng để thử nghiệm các chính sách kinh tế mới, đặc biệt là ở Myanmar, Việt Nam và Lào. Quan trọng hơn nữa, EWEC có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch do tính chất vừa thống

nhất, vừa đa dạng. Có nhiều địa điểm du lịch phong phú về loại hình: di tích lịch sử văn hóa, sinh thái... Tuy nhiên, hiện nay khai thác du lịch trên EWEC chủ yếu vẫn là du lịch đƣờng khơng, chỉ có một số tuyến du lịch đƣờng bộ Thái - Lào - Việt (Caravan) là tƣơng đối phát triển nhƣng khơng thuận lợi lắm vì bất đồng về phƣơng tiện đi lại.

KẾT LUẬN

Việt Nam và Thái Lan là hai quốc gia lớn ở khu vực Đơng Nam Á có mối liên hệ về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên, kinh tế - văn hóa và tộc ngƣời, đó chính là nền tảng tạo nên quan hệ láng giềng giữa hai nƣớc. Theo dòng chảy lịch sử, mối quan hệ này cũng chịu tác động của tình hình quốc tế, khu vực và nhân tố nội tại của mỗi quốc gia nên giữa hai nƣớc không tránh khỏi những xung đột về “lợi ích” và “ý thức hệ”, tuy nhiên trải qua những thăng trầm, mối quan hệ này ngày càng trở nên gắn bó. Sau năm 1975, nƣớc ta hồn tồn thống nhất, với đƣờng lối đối ngoại hịa bình “khép lại quá khứ, hƣớng tới tƣơng lai”, quan hệ Việt Nam – Thái Lan đã đƣợc thúc đẩy. Ngày 6/8/1976, hai nƣớc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Từ đó, quan hệ Việt Nam - Thái Lan bƣớc sang một trang sử mới. Đặc biệt, từ năm 2000 đến năm 2009 hợp tác Việt Nam - Thái Lan ngày càng đƣợc củng cố, phát triển trên nhiều lĩnh vực cả song phƣơng và đa phƣơng vì lợi ích của hai dân tộc, cũng nhƣ vì hịa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới.

Trong gần mƣời năm qua, mối quan hệ hợp tác giữa hai nƣớc đã có những bƣớc tiến vƣợt bậc cả về chất và lƣợng, cả tầm vĩ mô và vi mô trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, thể thao, du lịch, an ninh, quốc phòng và phòng chống tội phạm...

Để tăng cƣờng mối quan hệ chính trị - an ninh hai bên luôn trao đổi những chuyến thăm và làm việc của các nhà lãnh đạo cấp cao. Quan hệ kinh tế trong 10 năm qua cũng không ngừng gia tăng, tổng kim ngạch từ 1,2 tỷ USD (2000) lên 5,4 tỷ USD (2009). Số lƣợng các dự án và vốn đầu tƣ của Thái Lan

vào Việt Nam cũng ngày càng nhiều, năm 2000, có 94 dự án1

với tổng số vốn đầu tƣ là 1,15 tỷ USD nhƣng đến năm 2009, đã tăng lên là 208 dự án với số vốn là 5,7 tỷ USD. Bên cạnh đó, hợp tác phát triển du lịch giữa hai nƣớc cũng ln đƣợc chú trọng vì du lịch khơng những góp phần trong hợp tác phát triển kinh tế mà cịn là sự giao lƣu văn hóa của hai quốc gia. Vấn đề văn hóa - xã hội từ năm 2000 đến năm 2009 giữa Việt Nam và Thái Lan luôn đƣợc thúc đẩy thể hiện ở hợp tác giáo dục, hợp tác khoa học kỹ thuật và công nghệ, hợp tác y tế cộng đồng, hợp tác thể dục thể thao...

Trƣớc những thành quả đạt đƣợc nhƣ trên đã khẳng định quan hệ Việt Nam - Thái Lan ngày càng lớn mạnh, đó là kết quả của một q trình đồn kết, hữu nghị và gắn bó hịa quyện với nhau tạo thành sức mạnh liên kết về chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội. Qua đó cho thấy tiềm năng phát triển quan hệ hai nƣớc rất to lớn, tuy nhiên dƣới tác động của yếu tố khách quan và chủ quan thì hợp tác hai nƣớc cũng gặp khơng ít khó khăn vì thế để mối quan hệ này ngày càng bền chặt hơn thì trong thời gian tới Việt Nam và Thái Lan cần có những giải pháp để khai thác hết những lợi thế vốn có nhằm thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ này.

Thứ nhất, trên lĩnh vực kinh tế, Việt Nam và Thái Lan cần đẩy mạnh hơn

nữa hợp tác song phƣơng trên cơ sở cùng nhau hợp tác phát huy thế mạnh riêng của từng quốc gia và cùng nhau khắc phục các hạn chế do chủ quan và khách quan mang lại. Trƣớc hết cả hai bên phải có kế hoạch tồn diện và đồng bộ về thƣơng mai hai chiều trong bối cảnh mới của tự do hóa thƣơng mại khu vực và những biến đổi trong nền kinh tế mỗi nƣớc. Những thỏa thuận ở cấp Chính phủ

cả đối với mặt hàng cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới sẽ giúp cho các doanh nghiệp hai bên mở rộng các hoạt động kinh doanh buôn bán. Việt Nam và Thái Lan có những nét tƣơng đồng trong các mặt hàng xuất khẩu. Do đó, thay vì cạnh tranh, đối đầu trên thƣơng trƣờng, hai nƣớc cần tìm phƣơng thức hợp tác để cùng khai thác những lợi thế chung. Nếu không, hai bên sẽ rơi vào cuộc cạnh tranh không cần thiết mà để các đối thủ khác lấn át.

Trên lĩnh vực hợp tác trao đổi nguồn nhân lực, hai nƣớc cần hợp tác mạnh mẽ hơn nữa trong lĩnh vực trao đổi lao động, cố gắng tìm ra cơ chế chung tiếp nhận lao động Việt Nam ở Thái Lan, đặc biệt ở phạm vi cấp tỉnh. Hiện nay, chỉ có duy nhất Thái Lan là nƣớc trong khu vực mà Việt Nam chƣa ký kết Hiệp định trao đổi lao động song phƣơng, trong khi hàng năm số lao động từ Việt Nam sang Thái Lan làm việc tƣơng đối lớn. Họ chủ yếu là di cƣ bất hợp pháp, làm việc trong điều kiện không tốt, không đƣợc bảo đảm về tiền lƣơng hay chế độ đãi ngộ... Vì thế, trong thời gian tới, Việt Nam và Thái Lan cần nhanh chóng đàm phán, ký kết Hiệp định lao động nhằm tạo khung pháp lý để thực hiện việc đƣa lao động từ Việt Nam sang Thái Lan và ngƣợc lại.

Thứ hai, Việt Nam và Thái Lan cần phải khai thác các tiềm năng hơn

nữa, gắn thƣơng mại với đầu tƣ. Nguồn nguyên liệu và lao động dồi dào phong phú của Việt Nam nếu đƣợc kết hợp với vốn và công nghệ của Thái Lan sẽ tạo ra nguồn hàng xuất khẩu lớn. Có thể thành lập hội xuất khẩu của hai nƣớc về những ngành mà cả hai nƣớc có thế mạnh xuất khẩu. Điều này sẽ làm giảm bớt những bất lợi do cạnh tranh giữa các nhà xuất khẩu của hai nƣớc gây ra, đồng thời tăng khả năng thâm nhập thị trƣờng thế giới về những mặt hàng này chẳng hạn nhƣ mặt hàng gạo. Việt Nam nên tranh thủ sự giúp đỡ của Thái Lan trong những lĩnh vực mà Thái Lan rất có kinh nghiệm, điều này không chỉ giúp cho các doanh

nghiệp Việt Nam vƣơn lên trình độ quốc tế mà cịn giúp cho chính các nhà doanh nghiệp Thái Lan đang có quan hệ bn bán với Việt Nam.

Thứ ba, phát huy các thế mạnh mà Thái Lan khơng có, Việt Nam cần có

chiến lƣợc phát triển để thâm nhập đƣợc vào thị trƣờng Thái Lan ngày càng sâu rộng. Để thâm nhập thị trƣờng quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao chất lƣợng sản phẩm, nhất là mặt hàng nông sản cần chú ý đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Hiện nay, các loại nông sản, thực phẩm của Thái Lan muốn vào đƣợc các thị trƣờng khó tính nhƣ Mỹ, EU, Nhật Bản… thì phải đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm rất khắt khe. Trên bao bì sản phẩm cần phải trình bày đẹp, tạo cảm giác thân thiện mơi trƣờng, và quan trọng hơn, phải có đƣợc các loại dấu chứng nhận sản phẩm an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế của các tổ chức giám định có uy tín trên thế giới.

Việt Nam có thế mạnh nông sản nhƣ cà phê, hạt điều, hạt tiêu, các loại hoa quả sấy khơ… Thị trƣờng Thái Lan cũng khơng q khó tính đối với hàng hóa Việt Nam, song các doanh nghiệp Việt Nam cần sang Thái Lan để nghiên cứu, tìm hiểu xem thị trƣờng này cần gì, thị hiếu của ngƣời tiêu dùng ra sao... Việt Nam cần tham khảo kinh nghiệm của Thái Lan trong việc giới thiệu các món ăn truyền thống đặc sắc ra thị trƣờng thế giới.

Việt Nam đang nhập siêu từ Thái Lan, vấn đề này cần phải đƣợc khắc phục. Tuy nhiên, đây khơng hồn tồn là bất lợi bởi khi chúng ta vẫn phải nhập khẩu nhiều vật tƣ, máy móc, nguyên liệu, phụ liệu từ các nƣớc để đầu tƣ xây dựng, sản xuất hàng trong nƣớc và xuất khẩu thì thị trƣờng Thái Lan có ƣu thế về giá cả, chất lƣợng và cự ly vận chuyển khá gần đối với Việt Nam, nhất là khu vực phía Nam.

Về vấn đề này, để khai thác tốt những tiềm năng và đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trƣờng Thái Lan, Việt Nam cần kiến nghị các cơ quan chức năng trong nƣớc những chính sách và giải pháp đồng bộ, tích cực hơn nữa, tập trung tháo gỡ vƣớng mắc, hạn chế thâm nhập các mặt hàng có tính tƣơng đồng giữa hai nƣớc nhƣ nông sản, hải sản, may mặc, thủ công mỹ nghệ… Các doanh nghiệp cùng các cơ quan chức năng trong nƣớc làm tốt công tác xúc tiến thƣơng mại, tham gia tích cực và hiệu quả các hội chợ thƣơng mại tại Thái Lan. Cần chủ động hơn nữa trong việc tiếp cận thị trƣờng, nhƣ cử các đồn sang tìm hiểu thị trƣờng, đặt văn phịng đại diện tại Thái Lan. Việt Nam cũng luôn đề nghị các doanh nghiệp trong nƣớc tích cực hơn nữa trong việc gửi mẫu hàng, các tài liệu quảng cáo... để giới thiệu với khách hàng Thái Lan.

Việt Nam cần tiếp cận, cập nhật thƣờng xuyên thông tin từ Thái Lan về tình hình kinh tế, thị trƣờng cho các cơ quan, doanh nghiệp nhằm giúp tìm hiểu thị trƣờng; giúp chắp mối, tƣ vấn, tìm kiếm đối tác, thiết lập quan hệ làm ăn.

Các doanh nghiệp cũng cần chủ động liên hệ, tìm kiếm thơng tin nhiều kênh (thông tin đại chúng, internet...) để nắm bắt các chính sách thuế của Thái Lan bởi có lúc, thời điểm, thực hiện một số thỏa thuận giữa các nƣớc ASEAN hoặc với Việt Nam, Bộ Thƣơng mại Thái Lan có chính sách miễn giảm thuế nhập khẩu đối với một số nhóm hàng. Nếu biết sớm các thông tin này, doanh nghiệp sẽ tận dụng cơ hội tốt để xuất khẩu hàng sang Thái Lan với giá rất cạnh tranh.

Về lâu dài, muốn tăng cƣờng xuất khẩu sang Thái Lan cũng nhƣ các nƣớc khác, ngành sản xuất trong nƣớc phải vƣơn lên, chủ động đầu tƣ máy móc, thiết bị cơng nghệ sản xuất các loại nguyên phụ liệu, thay thế hàng nhập khẩu, trong đó tăng cƣờng đầu tƣ cơng nghệ chế biến, hạn chế bớt xuất khẩu nguyên

liệu thơ, có nhƣ vậy mới chủ động trong sản xuất hàng xuất khẩu và gia tăng giá trị lợi nhuận.

Thứ tư, Việt Nam cần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. Một trong những

nguyên nhân sâu sa dẫn đến tình trạng bất ổn chính trị của Thái Lan thời gian gần đây chính là sự phân hóa sâu sắc trong xã hội của nƣớc này, sự chênh lệch quá lớn về phát triển kinh tế và mức độ quan tâm của Chính phủ đối với các tầng lớp nhân dân cũng nhƣ giữa các vùng miền. Trƣờng hợp của Thái Lan là bài học cho Việt Nam trong việc cần giải quyết nhanh chóng vấn đề phân hóa xã hội vì rất có thể đó là nguyên nhân của hàng loạt các vấn đề khác nảy sinh trong xã hội, liên quan đến an ninh, chính trị... Việt Nam cần tích cực thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, ƣu tiên đầu tƣ vào các vùng sâu vùng xa, phân bổ bình đẳng các nguồn lực phát triển cũng nhƣ các lợi ích từ phát triển kinh tế đem lại. Đồng thời, tích cực đấu tranh phịng chống tệ nạn tham nhũng, chia rẽ bè phái trong bộ máy chính quyền. Nâng cao khả năng nhận thức của ngƣời dân, trong sạch hóa và minh bạch hóa trong việc thực thi và quản lý các chính sách phát triển của Chính phủ.

Thứ năm, Việt Nam cần phát triển mạnh hơn nữa nguồn nhân lực có

trình độ cao nhằm đáp ứng chiến lƣợc phát triển kinh tế theo chiều sâu, bền vững và hƣớng tới một nền kinh tế tri thức, phù hợp với xu hƣớng tồn cầu hóa, khu vực hóa đang ngày càng gia tăng, có khả năng cạnh tranh và đuổi kịp với trình độ phát triển của các nƣớc trong khu vực. Con ngƣời là yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất, để tạo ra sản phẩm có chất lƣợng cao và đáp ứng tốt nhu cầu thị hiếu của ngƣời tiêu dùng ngồi việc trang bị máy móc hiện đại phải có những cán bộ kỹ thuật giỏi và công nhân lành nghề. Hiện nay, nƣớc ta rất thiếu nguồn nhân lực này cho nên dẫn tới tình trạng sản xuất hàng hóa chất lƣợng cịn hạn chế, thiếu tính sáng tạo... Vì thế mà khả năng cạnh tranh quốc tế của hàng hóa

cịn rất thấp. Để khắc phục tình trạng này chúng ta cần phải chú trọng tổ chức đào tạo phát triển nguồn nhân lực đồng thời nên phối hợp với các nƣớc và các tổ chức quốc tế để cử các cán bộ có triển vọng ra nƣớc ngồi đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam thái lan 2000 2009 (Trang 123 - 159)