Hợp tác khoa học kỹ thuật và công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam thái lan 2000 2009 (Trang 95 - 97)

2.3. Quan hệ văn hó a xã hội

2.3.3. Hợp tác khoa học kỹ thuật và công nghệ

Trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ, hai nƣớc Việt Nam - Thái Lan luôn tăng cƣờng các hoạt động nhằm tìm hiểu, khảo sát thị trƣờng và trao đổi các kinh nghiệm phát triển, chuyển giao khoa học và công nghệ.

Hai nƣớc đã ký Hiệp định Hợp tác song phƣơng về khoa học và công nghệ từ năm 1997. Cứ 2 năm một lần, Bộ trƣởng hai nƣớc gặp nhau để đánh giá tình hình triển khai các thoả thuận hợp tác và bàn bạc mở rộng các lĩnh vực hợp tác mà hai bên cùng quan tâm. Các lĩnh vực hợp tác trong khuôn khổ hợp tác kỹ thuật Việt Nam - Thái Lan bao gồm nông nghiệp, phát triển nông thôn, y tế, phát triển nguồn nhân lực và quản lý nhà nƣớc. Thông qua Hiệp định và những thoả thuận này, nhiều dự án nghiên cứu chung giữa hai nƣớc đã và đang đƣợc triển khai có hiệu quả.

Về khoa học kỹ thuật, Chính phủ Thái Lan đã dành cho Việt Nam những khoản viện trợ ODA trị giá hàng chục triệu USD để trợ giúp kỹ thuật cho các dự án nông, lâm nghiệp. Hai bên cũng đã xúc tiến hợp tác trong lĩnh vực đánh bắt cá, đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực đo lƣờng, công nghệ sau thu hoạch, công nghệ sinh học, nuôi trồng thuỷ sản, điện tử và công nghệ thông tin và vi điện tử, tiến tới xây dựng công viên khoa học và viễn thám, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đang đƣợc hai bên quan tâm xây dựng và triển khai. Hiệp định thực hiện hợp tác khoa học công nghệ giữa Bộ Khoa học và Công nghệ hai nƣớc ký kết đã tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho việc hợp tác khoa học kỹ thuật giữa hai nƣớc. Một số kết quả từ hợp tác nghiên cứu và chuyển giao cơng nghệ đã đƣợc áp dụng có hiệu quả ở Việt Nam, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp và quản lý khoa học và công nghệ.

Về công nghệ thông tin, Thái Lan mong muốn thúc đẩy hơn nữa việc hợp tác công nghệ thông tin - viễn thông với Việt Nam. Trong phiên họp ngày

20/2/2004 tại Đà Nẵng, hai bên sẽ thảo luận về sáng kiến “Hành lang công nghệ thông tin - viễn thơng” (ICT Corridor). Phía Thái Lan mong muốn triển khai thực hiện dự án “ICT Corridor”, trƣớc mắt nhằm liên kết mạng internet trực tuyến, đa diện và hiện đại giữa Việt Nam và Thái Lan, sau đó liên kết với các nƣớc khác nhƣ Campuchia, Lào và Myanmar.

Để thực hiện dự án trên, Thái Lan sẽ hợp tác với các nƣớc trong vùng thành lập Viện Công nghệ Thông tin để đào tạo nguồn nhân lực về ICT cho các nƣớc tại khu vực Mê Kông. Về năng lƣợng: Hai bên sẽ bàn về biểu thuế nhập khẩu dầu thành phẩm (refined oil) và kế hoạch của Thái Lan về việc bán dầu thành phẩm cho Việt Nam; phía Việt Nam mong muốn liên doanh với tập đoàn dầu khí lớn nhất của Thái Lan.

Hai bên cũng đang đẩy mạnh trao đổi kinh nghiệm và thông tin về quản lý lao động, phúc lợi cho ngƣời lao động và xuất khẩu lao động, đẩy mạnh các mạng lƣới thông tin liên lạc nội vùng trong đó có hành lang cơng nghệ thơng tin Thái – Lào - Việt, hợp tác chặt chẽ để loại trừ việc buôn bán phụ nữ và trẻ em, hỗ trợ các nạn nhân của nạn bn bán ngƣời.

Phía Thái Lan đã hỗ trợ tăng cƣờng năng lực đào tạo và giảng dạy tiếng Thái tại một số trƣờng đại học của Việt Nam nhƣ Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Văn hóa…, đồng thời hỗ trợ thực hiện nhiều đợt đào tạo ngắn hạn cho cán bộ Việt Nam về những nội dung trọng tâm của chƣơng trình hợp tác giữa hai nƣớc.

Trong năm 2008-2009, Chính phủ Thái Lan thơng qua Cơ quan hợp tác phát triển Thái Lan (TICA) dự kiến sẽ cung cấp khoản hỗ trợ kỹ thuật trị giá khoảng 13 triệu Bạt/năm để triển khai các hoạt động hợp tác giữa 2 nƣớc [135].

Ngoài ra, hàng năm Việt Nam cũng có đã cử hàng trăm lƣợt cán bộ tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn tại Thái Lan trong khn khổ các chƣơng trình đào tạo tại nƣớc thứ 3 và các chƣơng trình hợp tác khu vực.

Trong lĩnh vực hợp tác đa phƣơng, trong khuôn khổ các diễn đàn ASEAN, APEC và ASEM, hai bên đã có những phối hợp tốt trong việc thực hiện các dự án chung.

Việt Nam đánh giá cao các thành tựu to lớn mà các nhà khoa học và công nghệ Thái Lan đã đạt đƣợc trong những thập kỷ vừa qua. Các thành tựu này đã đóng góp một phần quan trọng cho sự phát triển nhanh chóng kinh tế - xã hội, cũng nhƣ quá trình hội nhập của Thái Lan trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam và Thái Lan rất gần nhau về địa lý và cũng rất gần nhau về văn hố. Các điểm tƣơng đồng đó sẽ càng làm cho hai nƣớc gần gũi nhau và phát triển vì lợi ích của nhân dân mỗi nƣớc và vì hồ bình, ổn định và thịnh vƣợng trong khu vực. Sự hợp tác về khoa học và công nghệ giữa hai nƣớc đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp và hợp tác Việt Nam - Thái Lan sẽ phát triển tồn diện, góp phần tăng cƣờng hợp tác trong khối ASEAN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam thái lan 2000 2009 (Trang 95 - 97)