Bối cảnh quốc tế và khu vực kể từ sau Chiến tranh lạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ văn hóa Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 1992 – 2013 Luận văn ThS Quan hệ quốc tế 60310206 (Trang 25)

7. Kết cấu luận văn

1.2. Bối cảnh quốc tế và khu vực kể từ sau Chiến tranh lạnh

1.2.1. Bối cảnh quốc tế

Đầu tiên phải kể đến sự kiện sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ dẫn đến trật tự thế giới hai cực được hình thành từ sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai tan vỡ. Một thời kỳ mới với những thay đổi căn bản và cả những đảo lộn bất ngờ đã bắt đầu.

Thế giới đã có những chuyển biến mạnh mẽ, chứa đựng những xu hướng vận động đan xen phức tạp. Sự đổ vỡ của hệ thống quan hệ quốc tế hai cực đứng đầu là Liên Xô và Mỹ. Mơi trường an ninh quốc tế có nhiều biến đổi sâu sắc và rộng khắp từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam và ở mọi phương diện. Thế giới đang trong quá trình chuyển tiếp sang trật tự thế giới mới với xu thế nổi trội là đa cực, đa trung tâm. Liên Xô sụp đổ, Mỹ trở thành siêu cường duy nhất với ưu thế vượt trội cả về kinh tế, quân sự, chính trị và khoa học kỹ thuật dẫn đến cuộc đấu tranh giữa Mỹ và các cường quốc tư bản hàng đầu trở nên gay gắt. Hơn nữa, trong bối cảnh thế giới hai cực bị đổ vỡ, ý thức độc lập tự chủ của các dân tộc ngày càng tăng lên, đặc biệt là các nước phát triển. Cuộc đấu tranh của họ địi quyền bình đẳng trong quan hệ quốc tế gặp phải khơng ít trở ngại từ phía các nước lớn muốn áp đặt quan điểm của mình trong việc giải quyết các vấn đề sau Chiến tranh lạnh. Các trung tâm kinh tế quốc tế và các cường quốc khu vực như Nhật Bản, Tây Âu, Trung Quốc, Nga đều gắng sức tạo dựng cho mình một vị thế có lợi hơn để chia sẻ quyền lực chi phối đời sống chính trị quốc tế.

Trong bối cảnh thế giới đang từng bước quá độ từ trật tự thế giới cũ sang trật tự thế giới mới theo chiều hướng đa cực hóa, lợi ích dân tộc và lợi ích khu vực còn quá khác nhau, nên xu thế chủ đạo trong quan hệ giữa các nước lớn là xu hướng vừa hợp tác lại vừa đấu tranh với nhau. Xu thế đa cực hóa vừa là kết quả, vừa là tác nhân của sự cạnh tranh và kiềm chế lẫn nhau giữa các nước lớn. Sự đấu tranh giữa chủ trương xây dựng một thế giới đơn cực của Mỹ và sự phấn đấu cho một thế giới đa cực trong đó có Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Ấn Độ giành được chỗ đứng cho mình là một cuộc ganh đua lâu dài, khó khăn và cịn ẩn chứa nhiều bất trắc. Các nước lớn đều muốn khẳng định vai trò, độc lập trong việc giải quyết các vấn đề

quốc tế. Sau những biến đổi sâu sắc của cục diện thế giới, tất cả các quốc gia, nhất là các nước lớn, trong đó có Nhật Bản đều điều chỉnh lại chính sách đối ngoại của mình cho phù hợp với xu thế mới. Bên cạnh đó, các nước vừa và nhỏ trong đó có Việt Nam đều cố gắng để thích nghi với cục diện quốc tế đã thay đổi. Các nước có xu hướng chung là thi hành một chính sách đối ngoại độc lập tự chủ theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa, tập hợp đồng minh, liên kết với nhau trên cơ sở hai bên cùng có lợi, coi trọng việc cải thiện và phát triển quan hệ với các nước láng giềng và khu vực, đồng thời mở rộng quan hệ với tất cả các nước lớn và các trung tâm chính trị - kinh tế thế giới với mong muốn cùng tồn tại và phát triển hơn nữa.

Tiếp đến là xu hướng tồn cầu hóa và khu vực hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên khắp thế giới. Làn sóng tập hợp các quốc gia trong các tổ chức khu vực địa lý, từ tiểu khu đến đại khu vực thành những khu vực mậu dịch tự do diễn ra dồn dập ở khắp hầu hết các châu lục, thậm chí liên châu lục. Cùng với đó, xu thế tồn cầu hóa mà trước hết là tồn cầu hóa về kinh tế đóng vai trị quan trọng có ảnh hưởng lớn đến những lĩnh vực khác của đời sống quốc tế. Trào lưu nhất thể hóa khu vực và tồn cầu hóa khơng chỉ cuốn hút các nước công nghiệp phát triển mà còn tạo nên mối quan tâm lớn cho các nước đang phát triển. Đây cũng là thách thức to lớn nhất đối với các nước chậm phát triển vì nếu khơng hịa nhập được với khu vực và thế giới sẽ dẫn đến hệ quả tất yếu là bị loại ra khỏi cuộc chạy đua kinh tế toàn cầu nhưng nếu hịa nhập được thì phải chịu sự cạnh tranh vơ cùng gay gắt. Vì lợi ích phát triển của nước mình bắt buộc các nước phải chấp nhận cuộc cạnh tranh này.

Có thể nói tồn cầu hóa và khu vực hóa một nhân tố rất quan trọng tác động đến chiều hướng chính sách của các nước và động thái phát triển của toàn thế giới. Thực chất của quá trình này là sự gia tăng các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa vượt qua biên giới quốc gia nhưng diễn ra không đồng đều về cường độ và phạm vi địa lý giữa mỗi nước cũng như mỗi khu vực. Mặt khác, tồn cầu hóa và khu vực hóa cịn là một tất yếu khách quan do nhu cầu tăng cường quan hệ giữa các quốc gia. Tiến trình này đem đến kết quả là bản đồ thế giới dần dần thay đổi theo hướng đa trung tâm, nhiều cường quốc cùng tồn tại cạnh nhau. Đồng thời, nhiều nhóm nước đang phát triển cũng liên minh lại, hình thành các hình thức hợp tác tiểu

khu vực. Vì vậy, ngồi các liên minh khu vực lớn như EU, NAFTA, APEC cịn có hàng chục liên minh tiểu khu vực như ASEAN, FTA, thị trường chung châu Mỹ và cộng đồng Nam Phi. Khoảng cách giữa các quốc gia ngày một thu hẹp hơn, tạo điều kiện cho việc giao lưu, hợp tács, duy trì và phát triển hơn nữa các mối quan hệ. Thêm vào đó, kinh tế trở thành nhân tố quyết định trong sức mạnh tổng hợp của các quốc gia và là động lực chính của xu thế khu vực hóa và tồn cầu hóa. Nền kinh tế thế giới đã dần chuyển sang phát triển chiều sâu. Cạnh tranh kinh tế ngày càng chiếm ưu thế so với chạy đua vũ trang. Sau Chiến tranh lạnh, tất cả các quốc gia đều đang ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển và tập trung mọi sức lực vào ưu tiên phát triển kinh tế. Kinh tế trở thành trọng điểm trong quan hệ quốc tế, cạnh tranh sức mạnh tổng hợp quốc gia thay thế cho chạy đua vũ trang đã trở thành hình thức chủ yếu trong cuộc đọ sức giữa các cường quốc. Những cân nhắc về địa - kinh tế trên mức độ nào đó đã vượt q tính tốn về địa - chính trị. Các nước ngày càng nhận thức sâu sắc rằng, sức mạnh thật sự của mỗi quốc gia nằm ở nền sản xuất phồn vinh, một nền tài chính lành mạnh và một nền cơng nghệ có trình độ. Trong xu thế phát triển mới hiện nay, khi mà kinh tế đóng vai trị hàng đầu, thì một cường quốc kinh tế như Nhật Bản cũng có điều kiện thuận lợi để thể hiện vai trị chính trị của mình trên thế giới. Chủ trương của Nhật Bản là dùng kinh tế để vươn lên về chính trị và từ vị thế chính trị mới sẽ tạo điều kiện hơn nữa đẩy mạnh tiềm lực kinh tế quốc gia. "Nhật Bản có thể sử dụng sức mạnh kinh tế - khoa học kỹ thuật như là cơng cụ để giành lấy vai trị chính trị, an ninh rộng mở hơn. Đó là yếu tố thúc đẩy Nhật Bản điều chỉnh chính sách an ninh để đảm bảo lợi ích kinh tế ngày càng tăng ở khu vực và trên thế giới" [6]. Ngoại giao đa phương ngày càng có vị trí quan trọng trong đời sống quốc tế.

Ngoài ra phải kể đến cuộc cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế quốc tế hóa làm cho tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng gia tăng. Các nước hầu hết đều thi hành chính sách mở cửa, mơ hình nền kinh tế thị trường trở nên phổ biến trên thế giới. Quá trình giao lưu, học hỏi lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng đa dạng hơn. Có thể nói trong bối cảnh mới, các nước đều nhận thấy được vấn đề quan trọng hàng đầu là phải tận dụng mọi điều kiện có thể để tập trung vào phát triển

kinh tế. Lúc này sức mạnh tổng hợp của quốc gia khơng cịn tùy thuộc chủ yếu vào sức mạnh chính trị, quân sự mà sức mạnh kinh tế có vai trị nổi bật.

Như vậy, kết thúc Chiến tranh lạnh không chỉ dẫn đến những thay đổi căn bản trong cục diện an ninh – chính trị thế giới mà cịn mở ra một chương mới trong quan hệ quốc tế. Thế đối đầu giữa các nước khơng cịn nữa thay vào đó là một mơi trường chiến lược hịa bình và hợp tác. Hơn nữa, khi q trình tồn cầu hóa, khu vực hóa diễn ra nhanh chóng và trở thành xu thế khách quan khơng thể đảo ngược thì sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia là điều không thể tránh khỏi. Đồng thời dưới tác động to lớn của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ, các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển của mình để kịp thời nắm bắt những cơ hội cũng như sẵn sàng đối phó với mọi thử thách. Vì vậy, mối quan hệ giữa các quốc gia đã có những điều chỉnh lớn theo chiều hướng hịa hỗn ổn định, tránh những va chạm, xung đột trực tiếp, xây dựng mối quan hệ hợp tác toàn diện và trở thành đối tác chiến lược lâu dài của nhau. Do đó tất cả các nước lớn nhỏ trong đó Việt Nam đều mong muốn duy trì mơi trường quốc tế hịa bình và khơng ngừng tăng cường hợp tác để phục vụ cho mục têu hàng đầu là phát triển kinh tế. Nằm trong dòng chảy chung của xu thế quốc tế, Việt Nam và Nhật Bản cũng nỗ lực đóng góp, giữ gìn hịa bình ổn định và tăng cường hợp tác kinh tế hơn nữa. Đây cũng là một nhân tố khách quan cho sự phát triển mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản sau Chiến tranh lạnh.

Từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc cho đến nay, các nước có xu hướng đẩy mạnh quan hệ quốc tế hơn nữa. Hiện nay hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế đã trở thành xu thế lớn trong quan hệ quốc tế và lôi cuốn mọi quốc gia. Hợp tác quốc tế là một hình thức giao lưu tương tác trong quan hệ quốc tế mang tính hịa bình, các bên đều có lợi, loại trừ các hành vi bạo lực nhằm đạt được các mục đích chung, lợi ích chung. Bên cạnh đó xu thế hội nhập quốc tế cũng trở thành một xu thế lớn trong đời số quốc tế ngày nay, nó chi phối mạnh mẽ tới mọi quan hệ quốc tế; ảnh hưởng sâu sắc đến mọi quốc gia. Là một thực thể tồn tại trong sự vận động, phát triển không ngừng của thế giới, quan hệ giữa các nước nói chung và quan hệ Việt Nam – Nhật Bản nói riêng cũng được nâng cao từng bước theo xu thế phát triển chung của toàn thế giới. Cả Việt Nam và Nhật Bản đều nỗ lực không ngừng nghỉ, giao lưu hội nhập

quốc tế, phối hợp hịa bình vì lợi ích cơ bản của mỗi quốc gia. Hai nước luôn chú trọng vào các hoạt động giao lưu, hợp tác, mở rộng tầm ảnh hưởng và uy tín quốc gia ra bên ngồi biên giới; đồng thời giảm xung đột và duy trì hịa bình.

Hơn nữa, thế giới hiện nay với những thành tựu nổi bật của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, với sự phát triển của kinh tế tri thức, với q trình tồn cầu hóa diễn ra ngày càng sâu rộng, đời sống kinh tế, chính trị, xã hội ln có những biến chuyển khơng ngừng. Mặt khác, với sự ra đời của Internet, các phương tiện truyền thông,...thế giới dường như thu nhỏ lại, biên giới giữa các quốc gia mờ đi, sự du nhập các nguồn lực, ý tưởng từ nước này sang nước khác trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Đó là mơi trường thuận lợi cho các hoạt động giao lưu, tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản. Tận dụng những điều kiện đó, cả hai nước ln tạo ra cho mình những cơ hội bằng việc điều chỉnh sách cho phù hợp với xu thế phát triển, hiểu rõ lợi ích khơng chỉ của nước mình mà cịn tăng cường hiểu biết mục tiêu phát triển của nước bạn nhằm đưa mối quan hệ giữa hai nước ngày một phát triển có chiều sâu và nâng lên tầm cao mới.

1.2.2 Bối cảnh khu vực:

 Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

Trước những biến cố lớn của thế giới, vào những năm 90, Châu Á - Thái Bình Dương đã nổi lên như một khu vực phát triển năng động nhất thế giới. Các nước Đơng Nam Á, trong đó có các nước Đơng Dương vẫn duy trì tốc độ phát triển kinh tế cao, có những biến đổi lớn trong phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, trong ổn định an ninh chính trị, trở thành trọng điểm trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản. Địa vị của khu vực châu Á - Thái Bình Dương ngày càng nổi bật trong kinh tế, chính trị thế giới. Sau Chiến tranh lạnh, tình hình khu vực châu Á – Thái Bình Dương tương đối ổn định. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng đáng kể, vượt xa các khu vực khác trên thế giới như Bắc Mỹ, Tây Âu, châu Á – Thái Bình Dương đã trở thành khu vực kinh tế năng động nhất thế giới.

Có thể nói xu thế chủ yếu của châu Á – Thái Bình Dương hiện nay là xu thế hồ bình và phát triển ổn định. Nhưng do tính chất đa dạng về chế độ chính trị, văn hố, tơn giáo cùng với sự phát triển khơng đều của các quốc gia trong khu vực cũng

như còn tồn tại nhiều vấn đề do lịch sử và chiến tranh để lại, châu Á – Thái Bình Dương được xem là khu vực chứa đựng nhiều mâu thuẫn phức tạp, rất dễ dẫn đến xung đột vũ trang và chiến tranh cục bộ khu vực.

Mặt khác, Châu Á – Thái Bình Dương là nơi mà các nước lớn tranh giành thế lực, muốn khẳng định vị thế và sức mạnh của mình. Trong thời gian sau Chiến tranh lạnh, các cường quốc lớn như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và các nước khác ra sức điều chỉnh chiến lược cho phù hợp với điều kiện phát triển mới, tận dụng cơ hội để tăng cường mở rộng ảnh hưởng, tìm kiếm vai trị mới về mặt chính trị. Tương lai của nền kinh tế Mỹ gắn liền với châu Á nên Mỹ coi châu Á – Thái Bình Dương là "chìa khố của sự phồn vinh kinh tế Mỹ". Từ thập kỷ 80 Mỹ đã thực hiện khẩu hiệu "quay trở lại châu Á". Mỹ tăng cường ảnh hưởng đối với châu Á - Thái Bình Dương, tiếp tục duy trì sự có mặt về qn sự, chủ yếu bố trí ở Nhật, Hàn Quốc và trên các chiến hạm ở Tây Thái Bình Dương. Một mặt Mỹ duy trì mối quan hệ chiến lược song phương với các đồng minh Nhật, Hàn Quốc, Australia, Philippines, Đài Loan và ủng hộ diễn đàn khu vực. Mặt khác Mỹ vẫn kiềm chế Nhật Bản, còn Trung Quốc nổi lên thách thức vị trí lãnh đạo trong khu vực. Nhật Bản vẫn phải dựa vào Mỹ để ổn định và phát triển hơn nữa nhưng cũng đồng thời giảm bớt sự phụ thuộc vào Mỹ. Vì mặc dù xét về kinh tế, Nhật Bản có thể cạnh tranh với Mỹ, nhưng về quân sự Nhật chưa thực sự đủ mạnh để tạo được thế cân bằng với Trung Quốc ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Vì thế mà Nhật Bản đang mở rộng ảnh hưởng từ lĩnh vực kinh tế sang lĩnh vực chính trị, qn sự; cịn Trung Quốc sau thắng lợi lớn trong cải cách kinh tế, không thoả mãn với địa vị trước đây, đang tăng cường mở rộng ảnh hưởng về kinh tế, chính trị, quân sự ở khu vực, đặc biệt là tham vọng chiếm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ văn hóa Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 1992 – 2013 Luận văn ThS Quan hệ quốc tế 60310206 (Trang 25)