Xúc tiến hiểu biết lẫn nhau giữa nân dân ai nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ văn hóa Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 1992 – 2013 Luận văn ThS Quan hệ quốc tế 60310206 (Trang 69 - 74)

7. Kết cấu luận văn

2.3.Xúc tiến hiểu biết lẫn nhau giữa nân dân ai nƣớc

Giao lưu nhân dân là một kênh quan trọng thúc đẩy mối quan hệ hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước. Hiện nay có các chương trình giao lưu thanh thiếu niên như: "Chương trình con tàu thanh niên Đông Nam Á", "Chương trình Hữu nghị Nhật Bản - ASEAN", "Chương trình Runetsan thế kỷ XXI,…Các chương trình này hàng năm đều mời thanh niên Việt Nam sang tham dự và giao lưu. Có thể nói, cùng với kênh hợp tác của chính phủ, giao lưu giữa các địa phương, các tổ chức hữu nghị, nhân dân hai nước giúp quan hệ Việt Nam – Nhật Bản ngày càng phát triển sâu rộng, đa dạng và hiệu quả hơn.

Hiện nay hoạt động giao lưu hợp tác của thanh niên Việt Nam với Nhật Bản rất sôi nổi và hiệu quả trên nhiều lĩnh vực. Hầu hết các chương trình này đều rất đa dạng, phong phú, có đầu tư lớn, mang tính dài hạn và chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động của Ủy Ban thanh niên Việt Nam. Hợp tác với Nhật Bản của thanh niên Việt Nam những năm qua có hai chương trình lớn, có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động giao lưu văn hóa và phát triển kinh tế. Đó là "Chương trình Hữu nghị thanh niên Việt Nam - Nhật Bản vì thế kỷ 21" nhằm tăng cường mối quan hệ lâu dài vì mục tiêu hịa bình, thịnh vượng trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau và tình hữu nghị thơng qua giao lưu giữa hai nước được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận hợp tác về

kinh tế, nông nghiệp, giáo dục và lĩnh vực khác có liên quan. Đây là một cơ hội tốt cho thanh niên Việt Nam tìm hiểu Nhật Bản, tham khảo kinh nghiệm bổ ích của Nhật Bản trên các lĩnh vực, nâng cao kiến thức và khả năng hội nhập khu vực và quốc tế. Đồng thời chương trình cịn góp phần động viên, khuyến khích phong trào thanh niên tồn quốc. Chương trình lớn thứ hai là "Chương trình đào tạo nghề cho thanh niên nơng thơn" do Chính phủ Nhật Bản tài trợ thơng qua Tổ chức vì sự tiến bộ tinh thần và văn hóa cơng nghiệp - OISCA của Nhật Bản. Chương trình này bắt đầu từ tháng 3 năm 1994 với mục đích dạy nghề và nâng cao tay nghề cho 120 thanh niên trong mỗi năm trong các ngành nông ngư nghiệp, công nghiệp bảo vệ môi trường...giúp thanh niên đặc biệt là thanh niên nông thôn chuẩn bị tốt cho cuộc sống tự lập. Chương trình đã đào tạo một số lượng lớn nhân lực trẻ tuổi, đóng góp một phần vào sự nghiệp Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam đồng thời góp phần phát triển quan hệ hữu nghị đồn kết giữa nhân dân và thanh niên Nhật Bản với nhân dân và thanh niên Việt Nam.

Ngoài ra Hội Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản và Hội Hữu nghị Nhật Bản -

Việt Nam đóng vai trị quan trọng trong việc tổ chức xúc tiến các hoạt động giao lưu,

hợp tác, truyền bá văn hóa giữa hai nước. Thơng qua đó, nhân dân hai nước có thêm một cầu nối để ngày càng hiểu biết nhau hơn về các truyền thống văn hóa dân tộc. Năm 2008, cả hai nước đều tiến hành nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm trọng thể 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, như trao đổi đoàn các cấp, các hoạt động giao lưu kinh tế, văn hóa, thương mại, đầu tư, du lịch giữa hai nước đã được tổ chức rầm rộ ở cả Việt Nam và Nhật Bản. Thêm vào đó, năm 2009, với việc mở đường bay trực tiếp giữa Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Fukuoka và dự kiến sẽ mở thêm đường bay Đà Nẵng – Osaka giúp cho việc giao lưu nhân dân và hợp tác du lịch giữa hai nước đã được tăng cường một cách đáng kể. Các hoạt động văn hóa được tổ chức tại hai nước như "Lễ hội Việt Nam" tại Nhật Bản, "Những ngày giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản" tại Hội An, "Những ngày Du lịch-Văn hóa Mekong- Nhật Bản" tại Cần Thơ... cũng đã gây được tiếng vang lớn trong dư luận mỗi nước, góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và thắt chặt thêm tình cảm giữa nhân dân hai nước.

Một hoạt động khác cũng thường xuyên được phía Nhật Bản quan tâm đến đó là hợp tác nghiên cứu khoa học giữa hai nước Việt - Nhật trong các lĩnh vực khoa học thông tin và công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn, giáo dục đào tạo... Các quỹ tài chính của Nhật Bản như Quỹ Japan (JF), Quỹ khuyến học Nhật bản (JSPS), Quỹ Toyota... đã hỗ trợ kinh phí cho các viện, trường đại học, các nhà khoa học Việt Nam thực hiện nhiều dự án nghiên cứu. Nhật Bản cũng hỗ trợ nhiều chương trình học bổng và đào tạo tiến sĩ cho Việt Nam. Qua những học bổng này, các cán bộ và sinh viên Việt Nam được cử sang Nhật Bản đào tạo sẽ trở thành cầu nối hữu nghị cho sự phát triển tốt đẹp quan hệ Việt Nam - Nhật Bản.

Ngồi ra khơng thể khơng nhắc đến các hoạt động của hội hữu nghị Việt - Nhật, đặc biệt là Hội hữu nghị Việt – Nhật thành phố Hải Phòng. Từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973, quan hệ hợp tác giữa Hải Phòng và các đối tác, địa phương của Nhật Bản đã được xây dựng, phát triển và mang lại hiệu quả thiết thực trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội... Hội đã có nhiều hoạt động tích cực góp phần thúc đẩy và tăng cường quan hệ hợp tác, giao lưu cả về kinh tế, văn hóa, giáo dục và giao lưu nhân dân giữa các tổ chức, cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố với các đối tác Nhật Bản nhằm tăng cường và phát triển sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước, qua đó tạo nên sự tin cậy lẫn nhau, thúc đẩy quan hệ hữu nghị - hợp tác nhiều mặt ngày càng bền chặt. Bên cạnh các hoạt động tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác, Hội hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản thành phố Hải Phịng ln chú trọng hoạt động củng cố, xây dựng tổ chức; tập trung triển khai các hoạt động cụ thể nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, đẩy mạnh các hoạt động giao lưu, hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch, văn hóa giữa Hải Phịng với các đối tác Nhật Bản; mở rộng các hoạt động của Hội, tiếp tục củng cố các mối quan hệ với các cơ sở, địa phương, tổ chức, ngành nghề kinh doanh, cá nhân có mối quan tâm hữu nghị, hợp tác với Nhật Bản; tăng cường tính xã hội hố để tranh thủ và phát huy đóng góp của xã hội cho các hoạt động của Hội, v.v... ; đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động đối ngoại nhân dân để làm cầu nối vững chắc cho các hoạt động giao lưu văn hoá, thể dục thể thao, tham quan du lịch, xúc tiến hợp tác đầu tư, xúc tiến thương mại, quản lý và phát triển đơ thị, quảng bá hình ảnh thành phố,... Đồng

thời, tích cực và chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, những vấn đề khó khăn, bức xúc hiện nay các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại thành phố, qua đó đề xuất tham mưu cho các cơ quan chức năng của thành phố tháo gỡ, hỗ trợ các doanh nghiệp. Hội là cầu nối để thúc đẩy việc đào tạo nghề, tiếng Nhật, kỹ năng làm việc nhằm đáp ứng nhu cầu về lao động lành nghề, cung cấp nguồn lao động cho các công ty Nhật Bản tại thành phố và xuất khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản.

Ngoài các hoạt động tiếp xúc giữa nhân dân hai nước còn được tăng cường thông qua các phương tiện truyền thơng. Trong đó đài tiếng nói Việt Nam (TNVN) được xem là nơi gắn kết tình yêu Việt Nam - Nhật Bản. Vào thời kỳ chiến tranh chống Mỹ sau năm 1954, để mở rộng hoạt động tuyên truyền, Đài TNVN đã thành lập thêm một số chương trình phát thanh tiếng nước ngồi khác trong đó có chương trình phát thanh tiếng Nhật. Nhờ đó, Đài TNVN trở thành nơi tiếp nhận tình cảm, sự ủng hộ vật chất, tinh thần của nhân dân Nhật Bản,hướng tới nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Thơng qua làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam - phương tiện phản ánh tình hình của Việt Nam đến với bạn bè trên thế giới. Song song với chương trình Phát thanh tiếng Nhật, chương trình phát thanh tiếng Việt của Đài NHK, Nhật Bản cũng hoạt động hơn 50 năm qua đồng hành với Việt Nam, khơng chỉ động viên khích lệ nhân dân Việt Nam trong khói lửa chiến tranh mà cịn tích cực ủng hộ Việt Nam trong thời bình với quá trình hội nhập quốc tế. Ít có những chương trình phát thanh nào có bề dày lịch sử như chương trình Tiếng Việt của NHK, hay chương trình tiếng Nhật nào của Đài Tiếng nói Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua góp phần tăng cường mối quan hệ giữa hai nước như vậy.

Vào Năm 2011, Đài truyền hình Việt Nam (THVN) chính thức khai trương trang web tiếng Nhật nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và phát triển của quan hệ hai nước. Nhờ có các kênh truyền thơng của Đài TNVN, người Nhật hiểu rõ hơn về đất nước con người Việt Nam, các doanh nghiệp Nhật Bản cũng được mở rộng đầu tư tại Việt Nam, góp phần vào sự nghiệp phát triển của Việt Nam. Nguyên Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, ông Sakaba Mitsuo từng khẳng định: “Quan hệ hai nước chúng ta đang ở giai đoạn viên mãn nhất ở trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt ở các hoạt động giao lưu văn hóa thực sự phong phú. Nhật Bản coi trọng tăng cường các hoạt động

giao lưu văn hóa đó. Bởi đó là những hoạt động làm cho nhân dân hai nước chúng ta thấu hiểu nhau hơn, gắn kết nhau hơn. Đó cũng là yếu tố thực sự làm giàu thêm bản sắc dân tộc của mỗi nước”[40]. Thơng qua các chương trình đặc sắc của hai Đài, đặc biệt chương trình tiếng Nhật của Đài Tiếng nói Việt Nam và tiếng Việt của Đài NHK, cơ quan thường trú của Đài Tiếng nói Việt Nam tại Tokyo, cả hai nước Việt Nam và Nhật Bản tích cực truyền bá thơng tin, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị, truyền thống giữa nhân dân 2 nước.

Có thể nói chính phủ và nhân dân hai nước Việt Nam - Nhật Bản đã không ngừng nỗ lực cố gắng xây dựng mối quan hệ đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau và thắt chặt tình hữu nghị. Từ năm 2010 đến nay, hàng năm, Việt Nam và Nhật Bản đều đặn tổ chức Ngày văn hoá Việt Nam tại Nhật Bản và ngược lại, trong các hoạt động này, phía Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ phía Chính phủ và nhân dân Nhật Bản để tổ chức thành công, để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân xứ sở mặt trời mọc. Chắc chắn trong thời gian tới, hai bên sẽ tiếp tục tăng cường các hoạt động hợp tác nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đặc biệt là trong lĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch. Cụ thể, hai bên cần phối hợp thúc đẩy các hoạt động giao lưu về văn hoá, thể thao và du lịch nhằm tăng cường sự hiểu biết, tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước. Tạo điều kiện để Việt Nam giới thiệu nhiều hơn về văn hoá, đất nước con người Việt Nam tại Nhật Bản.

Nhờ có các hoạt động trao đổi văn hố và giao lưu nhân dân, những tình cảm tốt đẹp đã được hình thành giữa nhân dân hai nước. Người dân Việt Nam luôn luôn ngưỡng mộ ý chí, khát vọng và sự nỗ lực sáng tạo vươn lên của đất nước Nhật Bản, dành tình cảm hữu nghị chân thành đối với nhân dân Nhật Bản. Đặc biệt khi Nhật Bản đối mặt với thảm hoạ động đất sóng thần năm 2011, người Việt Nam đều đồng cảm và mong muốn có thể chia sẻ nỗi đau mất mát, sẵn sàng động viên giúp đỡ các bạn Nhật Bản. Với nhân dân Việt Nam, Nhật Bản không chỉ là một đối tác quan trọng, mà còn là người bạn lớn hợp tác cùng nhau phát triển bền vững.

Có thể nói, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua là nhờ vào tầm nhìn sáng suốt và sự nỗ lực khơng mệt mỏi của Chính phủ và

nhân dân hai nước trên tinh thần "tin cậy, hiểu biết lẫn nhau; phát huy lợi ích tương đồng; nâng cao hiệu quả hợp tác; nỗ lực hướng tới tương lai". Đây là hướng đi đúng đắn trong phát triển quan hệ giữa hai nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ văn hóa Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 1992 – 2013 Luận văn ThS Quan hệ quốc tế 60310206 (Trang 69 - 74)