.C ín sác đối ngoại của ViệtNam và Nhật Bản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ văn hóa Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 1992 – 2013 Luận văn ThS Quan hệ quốc tế 60310206 (Trang 41)

7. Kết cấu luận văn

1.4.C ín sác đối ngoại của ViệtNam và Nhật Bản

1.4.1. Nhật Bản trong chính sách đối ngoại của Việt Nam

Sự thay đổi lớn của tình hình thế giới thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh khiến mọi quốc gia phải thay đổi cách nhìn nhận cũng như tư duy đối ngoại của mình. Việt Nam cũng khơng nằm ngồi dịng chảy đó. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đã đánh dấu cơ sở của sự đổi mới nhận thức và được bổ sung ở các đại hội tiếp theo. Một trong những lý do quan trọng tác động đến tư duy đối ngoại của Việt Nam đó là việc Việt Nam nhận thức rõ tầm quan trọng của ý thức hệ. Sự sụp đổ của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã khiến cho ý thức hệ khơng cịn nữa, thế giới trở nên phụ thuộc nhau hơn, lợi ích dân tộc ln được đặt lên hàng đầu và trở thành nguồn gốc cho mọi mối quan hệ quốc tế. Vì vậy trong văn kiện Đại hội VII, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã khẳng định: "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hịa bình, độc lập và phát triển" [19] đồng thời tiến hành các mối quan hê đa phương hóa, đa dạng hóa. Bên cạnh đó, xu thế hịa bình và hợp tác ngày càng phát triển sau Chiến tranh lạnh tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam triển khai đường lối đối ngoại này. Từ đó Việt Nam đã bắt đầu đi vào quá trình hội nhập với khu vực và cộng đồng quốc tế.

Đứng trước tình hình chung của quốc tế và khu vực, trước sự chi phối của sức mạnh kinh tế đến mọi mặt của mỗi quốc gia, Việt Nam cũng hướng đường lối đối ngoại theo mục tiêu chung đó là: lấy kinh tế đối ngoại làm ưu tiên hàng đầu, từ đó định hình các mối quan hệ. Hơn nữa, Việt Nam lại nằm ở vị trí quan trọng của khu vực Đông Nam Á, lại ý thức được mình là một nước nhỏ và hiểu rõ về vị trí chiến lược của mình, Việt Nam hiểu rõ lợi ích lâu bền từ mối quan hệ với các nước lớn trong đó có Nhật Bản. Tại Đại hội VIII đã thể hiện tinh thần tăng cường quan hệ với các nước láng giềng và các nước trong ASEAN, không ngừng củng cố quan hệ với các nước bạn, đặc biệt là chú trọng quan hệ với các nước phát triển và các trung tâm kinh tế - chính trị trên thế giới. Nếu như Đại hội VII và VIII của Đảng quyết định chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội từ năm 1991 đến năm 2000, thì đại hội XI đã quyết định chiến lược phát triển kinh – xã hội 10 năm đầu của thế kỷ XXI. Mặc dù trong thời gian thực hiện chiến lược 10 năm (1991 – 2000), gặp rất nhiều khó khăn nhưng đã đạt được những thành tựu to lớn và quan trọng. Đây chính là yếu tố quan trọng trong sự thay đổi tích cực chính sách đối ngoại của Việt Nam. Vì vậy mà mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản nói riêng sau hơn 10 năm bị ngưng trệ nhưng được cải thiện nhanh chóng.

Từ những năm 1992 đến nay quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt phải kể đến sự thay đổi chính sách của Việt Nam đối với Nhật Bản, Việt Nam cho rằng việc mở rộng quan hệ với Nhật Bản là một hướng ưu tiên quan trọng. Trong xu thế chung của thế giới, coi kinh tế là trọng tâm của hoạt động đối ngoại, Việt Nam cho rằng Nhật Bản là một đối tác đầy tiềm năng có thể đáp ứng nhu cầu và lợi ích, cũng như hỗ trợ cho sự phát triển của nước mình đặc biệt là về kinh tế. Điều này có thể nhận thấy qua bài phát biểu của Tổng bí thư Đỗ Mười trong chuyến thăm Nhật Bản tháng 4 năm 1995: "Chúng tối nhận thấy Việt Nam và Nhật Bản có nhiều khả năng và điều kiện để hợp tác với nhau, bổ sung cho nhau...Nhật Bản là một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất của thế giới có nguồn vốn dồi dào, có cơng nghệ tiên tiế,có kinh nghiệm quản lý hiện đại và hiệu quả. Nhật Bản có thể tìm thấy ở Việt Nam một bạn hàng có tiềm lực và tin cậy" [14]. Việt Nam cũng đánh giá cao vai trò của Nhật Bản trong khu

vực, việc tăng cường và mở rộng hợp tác với Nhật Bản là hướng ưu tiên quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Tiếp đó, trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản vào tháng 3 năm 1999, Thủ tướng Phan Văn Khải cũng đã tiếp tục khẳng định: "Không ngừng tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản. Sự hợp tác này là nền tảng vật chất đối với quan hệ giữa hai quốc gia. Kinh tế hai nước có thể bổ sung cho nhau, trong đó Việt Nam rất coi trọng sự hợp tác với Nhật Bản - một nước công nghiệp phát triển hàng đầu ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương [14]. Trong chuyến đi này hai bên đã khẳng định mở rộng hợp tác giao lưu văn hóa và phát triển nguồn nhân lực....

Nếu như Nhật Bản cần Việt Nam như một đồng minh trong việc gây ảnh hưởng và khẳng định vị thế của Nhật Bản ở Châu Á, và là nhịp cầu đưa Nhật Bản gần gũi hơn với khối ASEAN thì đồng thời nó có cũng có tác động khơng nhỏ đến vị thế của Việt Nam. Chính sức mạnh kinh tế của Nhật Bản cùng với quá trình "nhập Á" đã nâng tầm vai trò của nước trong khu vực và được các nước bạn công nhận. Khơng chỉ uy tín của Nhật Bản được củng cố mà Việt Nam cũng tranh thủ được tiếng nói ủng hộ trong các quan hệ quốc tế. Mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong suốt hơn 20 năm đã chứng minh điều đó. Nếu Nhật Bản là quốc gia tích cực ủng hộ Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN, thì Nhật Bản cũng chính là trung gian dẫn đến việc bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ, và đặc biệt hơn cả là vai trò của Nhật Bản trong việc ủng hộ Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO.

Trên lĩnh vực an ninh biển, Việt Nam và Nhật Bản đều có cùng lợi ích chiến lược ở Biển Đơng. Tuy nhiên, nếu như Việt Nam là quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn đối với Biển Đơng thì khu vực này lại nằm ngồi tầm kiểm sốt 1000 hải lý đối với Nhật Bản. Một khi Nhật Bản cần Việt Nam trong việc đảm bảo sự lưu thông ở tuyến đường quan trọng này thì Việt Nam cũng rất cần sự ủng hộ của Nhật Bản trong quá trình khẳng định chủ quyền ở Biển Đơng. Nhật Bản đóng vai trị rất quan trọng trong việc thúc đẩy Mỹ trở lại với Biển Đơng. Mục đích của hai cường quốc này đều bao gồm sự ủng hộ đối với Việt Nam vả việc khẳng định chủ quyền tại

Biển Đông. Đây cũng chính là mục tiêu mà Việt Nam đang hướng tới. Tất cả trở thành cơ sở xác định vị trí ưu tiên của Nhật Bản trong các chính sách đối ngoại của Việt Nam.

1.4.2. Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản

Chiến tranh lạnh kết thúc dẫn đến trật tự thế giới bị xáo trộn, tạo ra những khoảng trống quyền lực cùng với sự mất an toàn do “thế cân bằng” bị phá vỡ, trước tình hình đó Nhật Bản buộc phải xem xét lại vị thế của mình. Dựa vào nền tảng kinh tế vững mạnh vốn có của mình, Nhật Bản đã từng bước điều chỉnh chính sách đối ngoại hết sức khôn khéo, mềm dẻo, với mục tiêu xây dựng một vị thế vững mạnh, độc lập và toàn diện hơn trên trường quốc tế. Nhận thức được tình hình thế giới và khu vực đã có nhiều thay đổi, cũng như hiểu rõ những khó khăn trước mắt, Nhật Bản đã điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình theo ba hướng: Duy trì và nâng cấp Hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ và tăng cường quan hệ với các nước phương Tây trong nhóm G7; Quay trở lại Châu Á nhằm giành vai trò chủ đạo ở khu vực; Tham gia hợp tác tích cực trong khn khổ Liên Hợp Quốc, gánh trách nhiệm trước các vấn đề toàn cầu và giành ghế Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an của tổ chức này.

Có thể nói chính sách đối ngoại của Nhật Bản khơng chỉ bảo vệ lợi ích quốc gia mà còn thực hiện chức năng kinh tế, Nhật Bản cũng đã có sự điều chỉnh cần thiết, phù hợp với sự đổi mới từ bên trong và bên ngồi. Khi phân tích chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Việt Nam không thể không đề cập đến đường lối ngoại của Nhật Bản với Đơng Nam Á. Nhu cầu đóng vai trị chủ đạo ở Châu Á có thể coi là một trong ba trụ cột quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản. Tình hình quốc tế sau Chiến tranh lạnh đã có tác động mạnh đến các cường quốc lớn trong khu vực trong đó có Nhật Bản, cũng như các quốc gia khác ở Đông Nam Á. Cả Nhật Bản cũng như các nước trong khu vực đều nhận thức được việc cần phải xây dựng Đông Nam Á, nhất là các nước Đông Dương thành khu vực hồ bình, ổn định vững chắc. Nhật Bản có ý định đóng vai trị là cầu nối giữa Đông Nam Á và Đơng Dương, vì vậy Đơng Nam Á ln chiếm vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản đặc biệt sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh. Nguyên nhân là do: Thứ nhất, đảm bảo lợi ích kinh tế của Nhật Bản vì Đơng Nam

Á là một thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng đối với Nhật Bản. Hơn nữa, Đông Nam Á nằm trên con đường giao thương của Nhật Bản với các nước phương Tây nên khu vực này càng trở nên quan trọng hơn. Do đó, tăng cường quan hệ buôn bán Nhật Bản – ASEAN, đặc biệt là tăng cường đầu tư đã làm cho các nước này và Nhật Bản gắn bó với nhau hơn. Nhật Bản đã thực hiện các chính sách đầu tư, bn bán, viện trợ nhằm duy trì vai trị chủ đạo kinh tế. Điều này được thể hiện rõ trong đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào châu Á. Từ tháng 3/1994 đến tháng 3/1995 đã tăng tốc độ kỷ lục 47% so với 11% tổng đầu tư trực tiếp của Nhật Bản ra nước ngồi trong cùng năm đó [35]. Do đó, việc điều chỉnh chính sách đối ngoại đối với khu vực Đơng Nam Á, trong đó có các nước Đơng Dương không chỉ đem lại sự phát triển kinh tế, ổn định khu vực mà còn mở rộng quan hệ kinh tế với các nước Đông Dương. Nhật Bản đã cố gắng nỗ lực để trở thành nước đứng đầu trên mọi lĩnh vực, có ảnh hưởng lớn trong khu vực. Chuyển hướng từ mục tiêu kinh tế sang mục tiêu chính trị - an ninh, Nhật Bản đã đưa ra những sáng kiến an ninh khu vực, tham gia giải quyết vấn đề Campuchia và duy trì Diễn đàn phát triển tồn diện Đơng Dương. Nhật Bản cũng đã thông qua một biện pháp mang tính lâu dài đó là: Xây dựng lòng tin giữa Nhật Bản với các nước trong khu vực mà ở đó Đơng Nam Á đóng một vị trí vơ cùng quan trọng giúp Nhật Bản đạt được các mục tiêu đối ngoại của mình.

Thứ hai, tăng cường ổn định và liên kết khu vực. Đơng Nam Á có tầm quan trọng đối với Nhật Bản khơng chỉ ở khía cạnh kinh tế mà cả ở khía cạnh ổn định và liên kết chung của khu vực. Do có lợi thế vị trí địa lý gần gũi, có những tương đồng về văn hóa, về lợi ích của ASEAN và Nhật Bản…nhu cầu liên kết khu vực đã xuất hiện và càng trở nên mạnh mẽ hơn sau Chiến tranh lạnh kết thúc và tồn cầu hóa tăng lên. Nhật Bản là nước có tiềm năng về mọi mặt lớn nhất khu vực, vì vậy mà nước này khơng chỉ có thể trợ giúp về kinh tế – kỹ thuật…mà cịn duy trì lợi ích của khu vực, nhất là tại các diễn đàn và tổ chức quốc tế.

Thứ ba, nâng cao vai trò và vị thế của Nhật Bản trong khu vực và thế giới. Chính sách đối ngoại tập trung vào khu vực Đông Nam Á vừa đem lại cho Nhật Bản lợi ích kinh tế vừa tạo thuận lợi về mặt địa chính trị bởi vì Đơng Nam Á cịn

được coi là tuyến phòng ngự vịng ngồi của Nhật Bản và là cửa ngõ trên con đường huyết mạch dẫn Nhật Bản tới vùng Trung Á và Châu Âu, vì thế mà nó có ý nghĩa quan trọng về mặt an ninh quân sự lẫn an ninh kinh tế đối với xứ Phù Tang. Với những thuận lợi trên đã thúc đẩy Nhật Bản chủ trương tăng cường quan hệ mọi mặt với ASEAN cũng như quan hệ song phương với các nước thành viên, qua đó chuyển mối quan hệ này từ viện trợ và nhận viện trợ sang quan hệ hợp tác bình đẳng trên mọi lĩnh vực.

Hơn nữa, có thể nói chính sách của Nhật Bản đối với Việt Nam chính là nằm trong chính sách Đơng Nam Á của Nhật Bản. Nếu Đơng Nam Á có ý nghĩa với Nhật Bản ở Châu Á như thế nào thì Việt Nam cũng có tầm quan trọng đối với quốc gia này trong khối ASEAN như thế. Chính sách của Nhật Bản cũng như quan hệ Việt Nam – Nhật Bản thực sự thay đổi và phát triển mạnh mẽ kể từ đầu những năm 1990 đến nay. Do biến đổi của tình hình quốc tế và khu vực đã tác động mạnh mẽ và gây ảnh hưởng sâu sắc đến từng quốc gia, xu thế hòa dịu, hợp tác đã trở nên nổi trội ở khu vực châu Á cũng như Đông Nam Á tạo điều kịện thuận lợi cho Nhật Bản. Trong bối cảnh đó, các nước Đơng Nam Á cũng đã thay đổi thái độ với Việt Nam, nhất là khi mối lo ngại vấn đề bất ổn và xung đột lan rộng ở Campuchia đã được giải quyết. Tiếp đến là do chính sự thay đổi tình hình bên trong của Việt Nam đã tác động đến cách nhìn và chính sách của Nhật Bản đối với Việt Nam. Đặc biệt, chính sách đổi mới được khởi xướng tại Đại hội lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986 đã tạo ra bước ngoặt mới không chỉ trong kinh tế mà cả trong đường lối đối ngoại. Chính sách của Nhật Bản với Việt Nam trong giai đoạn này chủ yếu thế hiện ở các khía cạnh như sau:

Nhật Bản tiếp tục tăng cường quan hệ kinh tế với Việt Nam. Điều này thể hiện ở sự đầu tư viện trợ ngày càng tăng giữa hai nước. Kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai nước từ năm 1990 tăng đáng kể. Sự kiện đặc biệt quan trọng đó là năm 1992 Nhật Bản chính thức nối lại viện trợ cho Việt Nam. Nhật Bản là nước tài trợ ODA hàng đầu cho Việt Nam. Trong các năm tài khóa từ 1991 đến 2002, tổng số ODA mà chính phủ Nhật Bản dành cho Việt Nam đã đạt 927,8 tỷ yên, riêng khoản viện trợ khơng hồn lại là 72,2 tỷ n, cho vay tín dụng ưu đãi 805,6 tỷ yên hợp tác kỹ thuật 50 tỷ yên [78].

Đặc biệt, vào ngày 26 tháng 5 năm 1999 hai nước đã dành cho nhau “Quy chế tối huệ quốc về thuế” và xúc tiến việc ký kết Hiệp định thương mại song phương. Điều này cho thấy Nhật Bản đã tích cực ủng hộ công cuộc đổi mới của Việt Nam. Trong chuyến viếng thăm Việt Nam vào tháng 8 năm 1994 thủ tướng Murayama đã cho rằng Nhật Bản muốn xây dựng quan hệ hợp tác rộng rãi với Việt Nam không chỉ trên lĩnh vực hợp tác kinh tế, mà cả trong lĩnh vực chính trị, văn hóa và các lĩnh vực hợp tác khác…Vì rằng sự phát triển của Việt Nam không những quan trọng với riêng Việt Nam mà cịn rất quan trọng với Đơng Nam Á, châu Á – Thái Bình Dương và của cả thế giới.

Ngoài ra do Việt Nam chiếm một vị trí quan trọng trong các mục tiêu đối ngoại của Nhật Bản mà trước hết là mục tiêu trở lại Châu Á. Là một trong những thành viên của các tổ chức kinh tế, chính trị quan trọng của Châu Á và Đơng Nam Á (APEC, ASEAN,…), Nhật Bản rất cần sự ủng hộ của Việt Nam trong mỗi bước đi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ văn hóa Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 1992 – 2013 Luận văn ThS Quan hệ quốc tế 60310206 (Trang 41)