.Thực trạng chính sách xây dựng và thúc đẩy hệ thống đổi mới ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận diện hệ thống đổi mới trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp ( Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh) (Trang 45)

2.1.1. Tình hình chính sách đổi mới tại Việt Nam

Giai đoạn trƣớc năm 1986

Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, Việt Nam bị chia cắt làm hai miền. Miền Bắc Việt Nam tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. Toàn bộ hoạt động của miền Bắc lúc này được tiến hành theo mô hình chỉ huy trực tiếp giống như Liên Xô. Tất cả các hoạt động của đất nước (miền Bắc) đều được nhà nước trực tiếp chỉ huy và can thiệp khắp các lĩnh vực. Các đơn vị sản xuất giai đoạn này đều thuộc sở hữu Nhà nước, sản xuất hàng hóa theo kế hoạch của Nhà nước thống nhất từ trung ương đến địa phương.

Trong giai đoạn 1958-1975, phương thức tổ chức khoa học và công nghệ của nước ta chịu ảnh hưởng nhiều của chính sách NC&TK của Liên Xô, nhiều viện nghiên cứu và trường đại học ở Hà Nội được thiết lập giống hoàn toàn theo mô hình các tổ chức ở Liên Xô. Các lãnh đạo Việt Nam đã coi chính sách của NC&TK của Liên Xô

là khung mẫu để học theo. Thêm vào đó dưới tác động của nền kinh tế chỉ huy, Việt

Nam ít chú trọng đến yếu tố kinh tế doanh nghiệp vì thế mà các doanh nghiệp, các viện NC&TK không có động cơ lợi nhuận thực tế để đẩy nhanh quá trình đổi mới công nghệ. Mặc dù có càng nhiều các đơn vị nghiên cứu được thành lập nhưng có ít viện tập trung hay định hướng cho công nghệ cụ thể. Chính vì nguyên nhân đó mà, các chuyên gia Việt Nam ẩn dật trong các “tháp ngà khoa học” hoặc không chịu đổi mới doanh nghiệp.

Ở giai đoạn 1976-1980, Nhà nước tiến hành xây dựng năng lực NC&TK theo định hướng nhiệm vụ. Trong nền kinh tế tập trung, Việt Nam vẫn còn biệt lập với khoa học và công nghệ phương Tây, khó tạo lập và phát triển các liên kết chức năng kinh tế giữa tổ chức NC&TK với các doanh nghiệp kinh doanh. Việc thiếu liên kết trực tiếp, liên kết ngang giữa viện NC&TK đã kìm hãm việc ứng dụng KH&CN vào công nghiệp. Năm 1970, hợp đồng dịch vụ công nghệ đầu tiên được kí kết. Cuối 1981, một Nghị định đã được Hội đồng bộ trưởng thông qua về “ nguyên tắc của các hợp đồng kinh tế giữa các viện NC&TK và doanh nghiệp”.

Giai đoạn từ năm 1981 đến năm 1986 đánh dấu sự phát triển của chính sách khoa học và công nghệ Việt Nam bằng một loạt các chính sách tiến bộ. Đây là giai đoạn các giai đoạn thương mại hóa hoạt động NC&TK. Các doanh nghiệp dần dần được trao quyền tự chủ và được phép ký kết các hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng tư vấn công nghệ. Sau các cải cách kinh tế vĩ mô, KH&CN dưới nhiều hình thức có thể xem là mặt hàng có thể mua và bán trên thị trường. Kết quả NC&TK có thể mang ra thị trường trao đổi, vì vậy ý tưởng “thương mại hóa khoa học” và các hoạt động NC&TK được giới thiệu trên cả nước.

Vào năm 1981, Nhà nước ra quyết định “phi tập trung hóa” hoạt động KH&CN được đánh dấu bởi các quyết định:

+ Nghị định 263/CP của Hội đồng Chính phủ về chế độ kế hoạch hóa Khoa học

kỹ thuật. Trong đó, các kế hoạch Khoa học kỹ thuật được áp dụng ở từng cấp, từng ngành với nội dung khác nhau chia thành các kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm, kế hoạch hằng năm.

+ Quyết định 175/CP năm 1981 về việc ký kết các hợp đồng kinh tế trong công

tác nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ thuật, cho phép các cơ quan KH&CN được ký hợp đồng với nhau và với sản xuất. Với mục tiêu là để phát huy khả năng lao động sáng tạo của đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ kinh tế và xã hội của đất nước, đồng thời để thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực Nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ thuật, góp phần hoàn thành kế hoạch khoa học kỹ thuật của Nhà nước và của các ngành, các cấp.

+ Nghị định 122/HĐBT ngày 20/7/1982 về chế độ quản lý các chương trình tiến

bộ khoa học kỹ thuật trọng điểm của nhà nước với mục tiêu là nhằm giải quyết một hoặc một số mục tiêu trọng điểm của nền kinh tế quốc dân trên cơ sở áp dụng các thành tựu khoa học và kỹ thuật, các chương trình trên được quản lý theo chế độ thống nhất của nhà nước.

Đây là một mốc vô cùng quan trọng. Tuy bản chất của thể chế kinh tế vẫn là Nhà nước chỉ huy nhưng nó đã mở đầu cho giai đoạn chấm dứt “chỉ huy tập trung quan liêu”, mà thừa nhận vai trò sáng tạo của cơ sở. Xí nghiệp có quyền sản xuất theo nhu cầu thị trường, có quyền tìm đến cơ quan NC&TK để ký hợp đồng áp dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất. Đó là điều trước kia bị cấm đoán và được đặt trong khuôn khổ của chế tài hình sự.

Năm 1983 là giai đoạn cải cách với triết lý “phi hàn lâm hóa” hoạt động

KH&CN, được đánh dấu bởi Nghị quyết 51/HĐBT năm 1983 về một số về công tác quản lý khoa học và kỹ thuật từ năm 1983 và các năm tiếp theo, trong đó cho phép viện nghiên cứu được thực hiện các hoạt động sản xuất để thương phẩm hóa những kết quả nghiên cứu không có điều kiện (hoặc không công) chuyển giao vào sản xuất công nghiệp.

Giai đoạn 1986 – 1992

Giai đoạn 1986 – 1992 có những bước chuyển biến trong chính sách KH&CN phục vụ sản xuất công nghiệp. Đặc biệt là Nghị định 35/1992/HĐBT cho phép dân sự hóa hoạt động KH&CN. Tất cả các chính sách về KH&CN đều nhằm nâng cao tiềm lực KH&CN cho đất nước, phục vụ sự nghiệp đổi mới. Thế nhưng, hoạt động KH&CN trong nước vẫn gần như giậm chân tại chỗ.

Giai đoạn sau 1992

Đầu những năm 1990, các nước xã hội chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu lần lượt sụp đổ. Chỉ còn một số nước ở Châu Á và Trung Mỹ vẫn kiên định con đường chủ nghĩa xã hội của mình. Ở Việt Nam, các mô hình nhằm gắn kết nghiên cứu khoa học với sản xuất công nghiệp mô phỏng mô hình của Liên Xô không đạt được thành công như mong đợi. Sau Nghị định 35/1992/HĐBT về việc dân sự hóa hoạt động KH&CN, các chính sách về KH&CN phục vụ đổi mới công nghiệp ở Việt Nam không có nhiều điều gây chú ý cho đến tận năm 2005 bằng việc tiến hành thực hiện Nghị định 115/2005/NĐ-CP.

Suy cho cùng, hoạt động đổi mới là nhằm tạo ra các sản phẩm đổi mới. Các chính sách phục vụ đổi mới bao gồm cả những chính sách về KH&CN. Các chính sách về KH&CN của Việt Nam giai đoạn này chủ yếu nhằm nâng cao tiềm lực quốc gia về KH&CN, từ việc đầu tư cho nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu triển khai, ứng dụng sản xuất, đến việc mua bán các kết quả KH&CN,…, đều nhằm mục đích giúp nền công nghiệp Việt Nam tạo được những sản phẩm mới có tính cạnh tranh trên thị trường.

Tháng 09 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định 115/2005/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập. Một trong những mục đích của Nghị định này là nhằm: nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức KH&CN công lập, góp phần tăng cường tiềm lực KH&CN của đất nước. Cùng thời điểm này, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án Phát triển thị trường công nghệ đến

năm 2010. Đề án góp phần thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư và đổi mới công nghệ, tăng nhanh số lượng và chất lượng các giao dịch mua bán công nghệ. Đề án gồm các nhiệm vụ chính: hoàn thiện môi trường pháp lý cho phát triển thị trường công nghệ, thúc đẩy cung công nghệ, kích cầu công nghệ, phát triển các loại hình dịch vụ và xúc tiến mua bán công nghệ. Hai chính sách này được đánh giá là bước đột phá trong lĩnh vực KH&CN Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay, cả hai chính sách này đều gặp phải những khó khăn nhất định khi thực hiện. Tiếp sau đó là sự ra đời của một số văn bản bổ sung cho Nghị định 115/2005/NĐ-CP này như: Nghị định 43/2006/NĐ-CP Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định 80/2007/NĐ-CP về doanh nghiệp KH&CN, Nghị định 96/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 115/2005/NĐ- CP và Nghị định 80/2007/NĐ-CP. Tất cả các văn bản chính sách này đều nhằm mục đích phát triển tiềm lực KH&CN đất nước. Phát triển tiềm lực KH&CN đất nước cũng là để giúp đất nước tạo ra những sản phẩm đổi mới, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Vậy tại sao Nhà nước đã tạo khung pháp lý thuận lợi như vậy mà nền công nghiệp Việt Nam vẫn không thể hoặc rất ít sản xuất được các sản phẩm đổi mới?

Từ những năm 1990, nền kinh tế đất nước không chỉ có thành phần kinh tế Nhà nước mà còn có sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân. Sau một thời gian dài nền kinh tế sản xuất theo kiểu tập trung bao cấp, toàn bộ quyền sản xuất đều thuộc sở hữu Nhà nước. Đến nay, các đơn vị thuộc sở hữu Nhà nước này vẫn nắm vị trí chủ đạo trong nền kinh tế. Các tập đoàn kinh tế lớn, các tổng công ty đa thành phần đều thuộc Nhà nước. Các lĩnh vực kinh tế trọng điểm không có sự tham gia của tư nhân trong và ngoài nước. Thị trường trong nước Việt Nam vẫn chủ yếu tiêu dùng sản phẩm nội địa trong khi các sản phẩm tương tự của nước ngoài về đến Việt Nam phải chịu thuế nhập khẩu rất cao khiến đa số người dân không có đủ khả năng mua. Mặc dù Việt Nam đã gia nhập WTO nhưng đa số các nước trên thế giới đều chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường. Hàng hóa nước ngoài chất lượng tốt, đa dạng về mẫu mã và chủng loại không thể có cơ hội cạnh tranh công bằng ở Việt Nam khi phải chịu thuế nhập khẩu rất cao. Hàng hóa trong nước chủ yếu là do các đơn vị sản xuất thuộc sở hữu Nhà nước tạo ra. Điều này đã không tạo ra sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh ở Việt Nam. Các doanh nghiệp Nhà nước nắm đa số thị phần

trong nước. Các doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài nước phải chia sẻ thị phần nhỏ bé còn lại. Thế độc quyền hoặc cạnh tranh không hoàn hảo của các doanh nghiệp Nhà nước đã kìm hãm việc tạo ra các sản phẩm đổi mới. Khi không có hoặc có rất ít sản phẩm đổi mới, người dân không còn cách nào khác là phải tiêu dùng những sản phẩm đang bán trên thị trường mà chủ yếu là hàng Việt Nam. Các doanh nghiệp Nhà nước không phải lo việc cạnh tranh vì với thu nhập bình quân ở Việt Nam chắc chắn hàng của họ sẽ tiêu thụ được. Các doanh nghiệp tư nhân với quy mô của mình, cộng với việc không được hưởng những chính sách ưu đãi của Nhà nước thì không thể nào cạnh tranh nổi với các doanh nghiệp Nhà nước. Vì thế, cả hai loại hình doanh nghiệp này đều không cần phải đổi mới công nghệ để tạo sản phẩm đổi mới. Khi thị trường hầu như không có sự cạnh tranh thì việc đầu tư đổi mới công nghệ là một việc làm lãng phí cho mỗi doanh nghiệp. Nếu có, chẳng qua là việc công nghệ cũ không thể sản xuất nổi nữa thì các doanh nghiệp này mới mua công nghệ khác về. Công nghệ sản xuất mới mua này (kèm theo là máy móc thiết bị) gọi là mới so với công nghệ vừa bỏ đi chứ thực chất không phải là công nghệ mới của thế giới. Như vậy, các chính sách về KH&CN của Việt Nam là một phần trong chính sách đổi mới nhưng không thể giúp nền kinh tế sản xuất ra sản phẩm đổi mới. Vấn đề không nằm ở bản thân mỗi chính sách mà vấn đề là các chính sách này không thể hiện thực hóa được trong nền kinh tế còn mang nặng tính chỉ huy trực tiếp chứ chưa thực chất là nền kinh tế thị trường.

2.1.2. Nhận xét về chính sách đổi mới của Việt Nam

Việt Nam vẫn tồn tại chính sách “KH&CN đẩy” chứ không phải “công nghệ kéo”, “sản phẩm kéo”, “thị trường kéo” và càng không phải là “ nhu cầu kéo”. Xuất phát từ tư tưởng xây dựng nền kinh tế mà nhà nước quản lý mọi lĩnh vực khiến cho về bản chất, chính sách KH&CN ở Việt Nam vẫn chỉ là “KH&CN đẩy” dù cho Nhà nước đưa ra rất nhiều biện pháp khác nhau nhằm phát triển KH&CN nước nhà.

Trên thực tế, nền kinh tế thị trường vẫn có những nhược điểm cho nên xây dựng “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” có thể hạn chế nhược điểm của nó. Vấn đề là hiểu “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” như thế nào cho đúng? Không nên hiểu “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” là nhà nước quản lý, can thiệp vào mọi lĩnh vực mà nên hiểu là cần giữ lại những giá trị nhân văn của chủ nghĩa xã hội. Khi nhà nước không giữ vai trò chỉ huy trực tiếp

nền kinh tế mà giữ vai trò điều phối các thành phẩn kinh tế sẽ tạo sự cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh. Khi đó, tự thân các doanh nghiệp sẽ phải có ý thức đổi mới công nghệ chứ không còn tình trạng nhà nước đi tìm địa chỉ áp dụng KH&CN mà vẫn có doanh nghiệp từ chối vì tâm lý ngại thay đổi, tốn thời gian và các nguồn lực để thích nghi với công nghệ mới,…

Suy cho cùng, các chính sách về KH&CN của nhà nước đều vì mục đích tăng cường tiềm lực về KH&CN cho đất nước nhằm phát triển kinh tế, xã hội. Các chính sách về KH&CN của Nhà nước sẽ là thừa nếu như vẫn tồn tại tình trạng không có (hoặc rất ít) yếu tố cạnh tranh trong nền kinh tế. Điều này xuất phát từ tư tưởng Nhà nước chỉ huy trực tiếp mọi lĩnh vực. Nếu như tư tưởng Nhà nước trực tiếp chi huy nền kinh tế vẫn còn tồn tại ở Việt Nam thì các chính sách đổi mới của Việt Nam sẽ là thừa bởi chúng sẽ không thể nào thực hiện được. Chỉ khi nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường (hay nền kinh tế có cạnh tranh) thì các chính sách đổi mới, cụ thể hơn là các chính sách KH&CN phục vụ đổi mới mới có thể thực thi được.

Như vậy, qua từng thời kỳ, các chính sách KH&CN dần có sức ảnh hưởng đến việc vận hành hệ thống đổi mới quốc gia. Các chính sách này đã góp phần nâng cao tiềm lực KH&CN của quốc gia phục vụ công cuộc đổi mới đất nước. Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền kinh tế chỉ huy, hệ thống đổi mới quốc gia của Việt Nam chưa thực sự được vận hành tốt cho dù các chính sách đổi mới, nhất là các chính sách về KH&CN đã giúp ích rất nhiều cho hệ thống này.

Việt Nam đã tiến hành đổi mới toàn diện từ những năm 80 của thế kỷ trước và đã thu được những thành quả nhất định, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế xã hội. Quá trình đổi mới bao gồm nhiều bộ phận tương tác lẫn nhau, hoạch định các chính sách đổi mới sao cho không làm bộ phận này chồng chéo lên bộ phận kia trong cùng một hệ thống và thúc đẩy hệ thống hoạt động đúng mục tiêu không phải là một việc dễ dàng.

2.2. Thực trạng hệ thống đổi mới của các doanh nghiệp công nghiệp

2.2.1.Thực trạng hệ thống đổi mới của các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô từ vừa đến lớn, nhất là các doanh nghiệp nhà nước, có tiềm lực về cơ sở vật chất-kỹ thuật và nhân lực đã tiến hành các hoạt động KH&CN, đổi mới sáng tạo phục vụ cho hoạt động sản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận diện hệ thống đổi mới trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp ( Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh) (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)