Theo biểu đồ ta có thể thấy 63.6% tương đương 7 trong tổng số 11 doanh nghiệp tham gia khảo sát là các doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn. Trong khi đó có 36.4% tương đương 4 doanh nghiệp là cơ sở sản xuất.
Bảng 2. 2. Thị trƣờng sản xuất của các doanh nghiệp đƣợc khảo sát
Thị trƣờng Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Trong nước 8 72.7
Cả trong và ngoài nước 3 27.3
Tổng 11 100.0
Bảng 2. 3. Quy mô doanh nghiệp
Số lƣợng Tỷ lệ
Dưới 100 người 5 45.4
Từ 100 – 200 người 4 36.4
Trên 200 người 2 18.2
Tổng 11 100.0
Bảng 2. 4. Doanh thu từ thị trƣờng tiêu thụ
Tỷ lệ % Tổng doanh thu Số lƣợng Tỷ lệ %
Doanh thu từ thị trường trong nước
100% 8 72.7
80% 2 18.2
35% 1 9.1
Tổng 11 100
Doanh thu từ thị trường xuất khẩu
65% 1 33.3
20% 2 66.7
Biểu đồ 2. 2. Hoạt động đầu tƣ chế tạo và thiết kế máy hoàn chỉnh của các doanh nghiệp đƣợc khảo sát
Theo biểu đồ thì có 45% doanh nghiệp có đầu tư máy móc, thiết bị dưỡng đo vòng đầu hoàn chỉnh. Trong khi đó có 54.5% doanh nghiệp không đầu tư. Tìm hiểu khi có yêu cầu kiểm tra thì doanh nghiệp tiến hành ra sao thì tác giả nhận thấy các doanh nghiệp không đầu tư máy móc sẽ thực hiện kiểm nghiệm tại Trung tâm kỹ thuật Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng 3 (QUATEST 3).
Bảng 2.5 Tình hình đầu tƣ thiết bị thử nghiệm chất lƣợng MBH của DN
Loại thiết bị Tình trạng đầu tƣ Số lƣợng Tỷ lệ %
Máy thử đâm xuyên
Có đầu tư máy móc hoàn chỉnh 4 36.4
Không đầu tư 7 63.6
Tổng 11 100.0
Máy thử quai đeo
Có đầu tư máy móc hoàn chỉnh 3 27.3
Không đầu tư 8 72.7
Tổng 11 100.0
Máy thử va đập và hấp thu xung động
Có đầu tư máy móc hoàn chỉnh 2 18.2
Không đầu tư 9 81.8
Tổng 11 100.0
Theo kết quả khảo sát, trong 11 doanh nghiệp tham gia khảo sát, tất cả doanh nghiệp đều có các loại thước đo kích thước sản phẩm mũ và cân khối lượng để kiểm tra lớp đệm hấp thụ xung động.
Khi tiến hành khảo sát về hoạt động đổi mới công nghệ trong vòng 10 năm trở lại đây, ta nhận thấy rằng trong số 11 doanh nghiệp tham gia khảo sát có 7 doanh nghiệp tương ứng 63.6% không có hoạt động đổi mới công nghệ nào trong 10 năm trở lại đây. Chỉ có 4 doanh nghiệp tương úng 36.4% doanh nghiệp có hoạt động đổi mới công nghệ. Trong số các doanh nghiệp có hoạt động thì có 1 doanh nghiệp nghiên cứu công nghệ ép nhựa, đệm mút hấp thụ xung động. 1 doanh nghiệp nghiên cứu hệ thống ép mút xốp, khung và hệ thống lò hơi. 2 doanh nghiệp nghiên cứu thay đổi lớp vỏ cứng truyền thống bằng nguyên liệu composite, sợi cacbon.
Bảng 2.6 Tình hình đổi mới công nghệ của DN
Hoạt động đổi mới công nghệ trong 10 năm trở lại Số lƣợng Tỷ lệ %
Có hoạt động 4 36.4
Không có hoạt động 7 63.6
Tổng 11 100.0
Bên cạnh đó, trong tổng số 11 doanh nghiệp tham gia khảo sát thì tất cả doanh nghiệp đều thực hiện hoạt động NC&TK. Tuy nhiên trong số doanh nghiệp không phải tất cả đều có phòng NC&TK riêng biệt.
Bảng 2.7 Tình hình thiết lập phòng NC&TK của DN
Hoạt động NC&TK của DN Số lƣợng Tỷ lệ %
Chủ cơ sở, giám đốc công ty tự tiến hành 7 63.6
Có phòng NC&TK riêng biệt 4 36.4
Tổng 11 100.0
Bảng 2.8 Tình hình nhập khẩu công nghệ của DN
Nơi nhập khẩu công nghệ Số lƣợng Tỷ lệ %
Đài Loan 1 9.1
Đức, Trung Quốc và Đài Loan 1 9.1
Không có nhu cầu 9 81.8
Bảng 2.9 Tổng hợp khó khăn và thuận lợi khi nhập khẩu công nghệ của DN
Khó khăn và thuận lợi
khi nhập khẩu công nghệ Số lƣợng Tỷ lệ %
Có khó khăn 5 45.4
Không có khó khăn 6 54.6
Tổng 11 100.0
Trong số 11 doanh nghiệp tham gia khảo sát, có 5 doanh nghiệp tương ứng với 45.4% có khó khăn. Các doanh nghiệp gặp khó khăn chủ yếu là những khó khăn về nguyên liệu và công nghệ doanh nghiệp không chủ động mà phải phụ thuộc, nhập khẩu từ bên cung cấp. Bên cạnh đó, thì thời gian làm thủ tục sở hữu trí tuệ quá lâu.
Bảng 2.10 Tổng hợp nhu cầu nhập khẩu công nghệ của DN
Nhu cầu nhập khẩu công nghệ Số lƣợng Tỷ lệ %
Không có nhu cầu 9 81.8
Có nhu cầu 2 18.2
Tổng 11 100.0
Theo kết quả khảo sát, tác giả nhận thấy rằng hầu hết các doanh nghiệp không có nhu cầu nhập khẩu công nghệ với tỷ lệ 81.8% tương đương 9 doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chỉ có 2 doanh nghiệp có nhu cầu và có nhập khẩu công nghệ tương ứng với 18.2%. Tìm hiểu khó khăn doanh nghiệp gặp phải thì các doanh nghiệp đều cho rằng vấn đề chuyển giao công nghệ chưa nhận được sự hỗ trợ của nhà nước.
Bảng 2.11 Nhu cầu triển khai hoạt động NC&TK của DN
Công nghệ mới Số lƣợng Tỷ lệ %
Không có hoạt động 9 81.8
Có hoạt động 2 18.2
Tổng 11 100.0
Theo bảng số liệu thu từ khảo sát, tác giả nhận thấy có tới 81.8% doanh nghiệp không có hoạt động NC&TK công nghệ mới tương ứng với 9 trên tổng số 11 doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có hoạt động nghiên cứu và triển khai công nghệ mới chiếm 18.2% tương ứng với 2 doanh nghiệp. Tác giả tìm hiểu về công nghệ doanh nghiệp đang nghiên cứu và triển khai thì cả 2 doanh nghiệp đều đang nghiên cứu về
công nghệ sản xuất kính chắn gió có lớp phủ chống xước, chống đọng nước bằng công nghệ nanô hoặc composite.
Tiểu kết chƣơng 2
Chương 2 tác giả đã phân tích bức tranh toàn cảnh về hệ thống đổi mới trong các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất công nghệ nói chung và trong các doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm nói riêng. Để có sự đánh giá tương xứng, trong Chương 2 tác gải đã mở đầu bằng việc đưa ra bối cảnh về chính sách và thực trạng hệ thống đổi mới sáng tạo ở Việt Nam hiện nay.
Nội dung chính của Chương 2 tác giả tập trung vào phân tích hiện trạng đổi mới trong các doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm tại thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua kết quả nghiên cứu bằng phiếu khảo sát và phỏng vấn sâu, tác giả đã đưa ra được đánh giá chung về hoạt động đổi mới sáng tạo tại các doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm là chưa có sự liên kết rõ ràng giữa các thành tố và chưa đạt được hiệu quả. Trong phần này, tác giả cũng có những phân tích tổng quan về tình hình đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm để từ đó có thêm cơ sở đánh giá mức độ phát triển của công nghệ trong lĩnh vực sản xuất này. Thông qua việc sử dụng phiếu điều tra khảo sát để có số liệu thống kê phân tích trong Chương 2, tác giả cũng đưa ra những nhận xét khái quát, những thuận lợi, khó khăn và hạn chế của hệ thống đổi mới sáng tạo của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta giai đoạn 2011- 2020, trong đó nhiệm vụ khoa học và công nghệ phải đáp ứng yêu cầu cho việc thực hiện các mục tiêu của Chiến lược, đó là: “Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu theo chiều rộng dựa vào tăng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên và nguồn lao động chất lượng thấp sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu trên cơ sở áp dụng những thành tựu mới về khoa học, công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao và kỹ năng quản lý hiện đại. Các nhân tố này liên quan chặt chẽ với nhau và tích hợp tác động, có vai trò quyết định trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng năng suất lao động và sức cạnh tranh. Trong đó, khoa học và công nghệ là động lực quyết định; con người đóng vai trò trung tâm, là chủ thể sáng tạo và sử dụng khoa học, công nghệ, thực hiện chức năng quản lý. Có kỹnăng quản lý hiện đại mới phát huy tối đa tác động của hai nhân tố trên”.
Luật Khoa học và Công nghệ (2013) và các Luật có liên quan, các văn bản dưới Luật, Chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam đến năm 2020 đã tạo hành lang pháp lý và xây dựng các phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp cho phát triển KH&CN phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Trong đó, doanh nghiệp là trung tâm để thúc đẩy hoạt động KH&CN nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và nâng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế. Trong đó doanh nghiệp nhà nước phải là trụ cột và tiên phong trong hoạt động KH&CN và đổi mới sáng tạo.
Đề xuất, khuyến nghị về giải pháp để thúc đẩy hoạt động KH&CN và đổi mới trong doanh nghiệp nói chung:
A. Về phía Nhà nƣớc
- Nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích doanh nghiệp hoạt động khoa học và công nghệ, nhưng nhiều chính sách chưa đồng bộ, khó đi vào cuộc sống, như: chính sách tài chính doanh nghiệp, chính sách ưu đãi về thuế và tín dụng, trong thực tế áp dụng còn nhiều khó khăn, chẳng hạn như Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (2008) và Thông tư 15/2011/TT-BTC ngày 09/02/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thành lập, tổ chức, hoạt động, quản lý và sử dụng Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp.
Do đó Bộ Tài chính cần nghiên cứu sửa đổi này để tạo điều kiện cho doanh nghiệp được trích lập và sử dụng Quỹ phát triển KH&CN nhằm mục đích phục vụ cho các hoạt động KH&CN của doanh nghiệp.
- Nhà nước cần có nhiều chính sách có liên quan để tạo hành lang pháp lý và môi trường thuận lợi để khuyến khích và thúc đẩy hoạt động KH&CN, đổi mới trong doanh nghiệp nói chung, và doanh nghiệp nhà nước nói riêng. Ví dụ: Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ, chính sách nhập khẩu máy móc thiết bị và linh kiện, liên quan đến khuyến khích hoạt động STI của doanh nghiệp;…
B. Về phía doanh nghiệp
Để thúc đẩy hoạt động STI trong doanh nghiệp, có các khuyến nghị sau:
1) Thành lập mới hoặc củng cố, đầu tư phát triển các tổ chức NC&TK đã được thiết lập trong doanh nghiệp.
Để doanh nghiệp có thể chủ động trong việc tự tổ chức hoặc hợp tác nghiên cứu - triển khai, doanh nghiệp cần thành lập tổ chức NC&TK trong doanh nghiệp với các loại hình tổ chức NC&TK, như: Viện, Trung tâm, Phòng NC&TK, Phòng thí nghiệm, Trạm thực nghiệm,…Củng cố bộ máy tổ chức, nhân lực, tăng cường đầu tư trang thiết bị và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức NC&TK hiện có của doanh nghiệp theo hướng thiết thực và hiệu quả.
2) Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch R&D, đổi mới công nghệ theo chiến lược và các mục tiêu phát triển doanh nghiệp.
Trên cơ sở chiến lược phát triển doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh, chiến lược
sản phẩm và các mục tiêu trước mắt và lâu dài đặt ra của doanh nghiệp, mà tổ chức NC&TK của doanh nghiệp (hoặc Phòng kỹ thuật) phối hợp cùng với các bộ phận (hoặc phòng) có liên quan trong doanh nghiệp, như: kế hoạch, kinh doanh, marketing,…để đề xuất xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch NC&TK, kế hoạch đổi mới công nghệ của doanh nghiệp trong dài hạn cũng như trước mắt, tập trung vào những lĩnh vực sản xuất chủ lực và những lĩnh vực có lợi thế so sánh của doanh nghiệp.
Tăng cường hợp tác và liên kết với các viện, trường, các đơn vị khoa học và
công nghệ trong nước (và cả nước ngoài) trong hoạt động nghiên cứu - phát triển và đào tạo nguồn nhân lực NC&TK cũng như đào tạo đội ngũ quản trị công nghệ, quản trị tài sản trí tuệ và lao động kỹ thuật nói chung của doanh nghiệp.
4) Thúc đẩy phong trào đổi mới và phát triển tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp
Lãnh đạo doanh nghiệp cần xây dựng phong trào đổi mới trong toàn doanh nghiệp nhằm phát huy các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất. Cần coi đây là một nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của doanh nghiệp để huy động những sáng kiến, hiến kế và lao động sáng tạo vì sự phát triển của doanh nghiệp và nâng cao thu nhập, đời sống của người lao động trong doanh nghiệp.
Xác lập, khai thác, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp (sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, giải pháp hữu ích, phần mềm máy tính, mạch tích hợp,…) để bảo hộ bản quyền, khai thác, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ, đi đôi với phát triển thương hiệu của doanh nghiệp.
5) Áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến và các công cụ cải tiến năng suất, chất lượng (ISO, TQM, GMP, GAP, HACCP, Lean SixSigma,..) để kiểm soát quá trình sản xuất và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, dược phẩm,…và bảo đảm các tiêu chuẩn, yêu cầu và điều kiện để lưu hành sản phẩm trên thị trường trong nước và xuất khẩu; các giải pháp tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sản xuất thân thiện với môi trường.
Tìm hiểu, nghiên cứu các rào cản kỹ thuật trong thương mại (Technical Barriers to Trade) gọi tắt là TBT của các nước để xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài. 6) Thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ trong doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu kinh phí cho hoạt động nghiên cứu – phát triển, đổi mới và các hoạt động khoa học và công nghệ, nói chung của doanh nghiệp.
7) Tiếp cận các chính sách của Nhà nước về khuyến khích hoạt động KH&CN và tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước (về đào tạo nhân lực, đầu tư kinh phí, ưu đãi tín dụng,…) cho hoạt động KH&CN trong doanh nghiệp,…thông qua các nhiệm vụ
KH&CN (Chương trình, đề tài, dự án), Quỹ phát triển KH&CN, Quỹ đổi mới công nghệ,…cả ở cấp Trung ương và địa phương.
Trong giai đoạn 2011-2020, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với các Bộ, Ngành Trung ương có liên quan và các địa phương triển khai thực hiện 10 Chương trình Quốc gia về KH&CN, trong đó có nhiều Chương trình KH&CN hướng trọng tâm là hỗ trợ hoạt động KH&CN trong doanh nghiệp, như:
- Chương trình quốc gia nâng cao năng suất chất lương sản phẩm hàng hóa doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020;
- Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia; - Chương trình phát triển công nghệ cao; - Chương trình sản phẩm quốc gia;
- Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ; - v,v,v...
Tóm lại, để thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng nâng cao hàm lượng khoa học và giá trị gia tăng, đòi hỏi phải có chiến lược, các chính sách đúng đắn, sát hợp và các giải pháp thực hiện đồng bộ. Trong đó STI có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát triển nhanh các ngành, sản phẩm có hàm lượng khoa học - công nghệ cao, giá trị gia tăng cao; là công cụ và là giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp, tùy theo lĩnh vực ngành nghề, điều kiện sản xuất kinh doanh và nhu cầu đa dạng của thị trường mà xác định mục tiêu, nhiệm vụ KH&CN và thúc đẩy đổi mới trong doanh nghiệp; hình thành các tổ chức NC&TK trong doanh nghiệp và liên kết, hợp tác với các viện, trường, doanh nghiệp trong hoạt động nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; tranh thủ các chính sách ưu đãi của Nhà nước (thuế, tín dụng,..) và sự hỗ trợ của Nhà nước (đào tạo, kinh phí,…) thông qua chương trình, nhiệm vụ khoa học và công nghệ của quốc gia và của