và các nƣớc xung quanh
Năm Số nƣớc
Điểm cao nhất
Việt Nam Malaysia Singapore Thái Lan
Điểm Bậc Điểm Bậc Điểm Bậc Điểm Bậc
2011 125 74,1 36,71 51 44,05 31 74,11 1 43,33 48
2012 141 68,2 33,9 76 45,9 32 64,8 3 36,9 57
2013 142 66,59 34,82 76 46,92 32 59,41 8 37,63 57
- Về năng suất lao động: Qua nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) công bố năm 2013 cho thấy, năng suất lao động của Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất ở
Châu Á - Thái Bình Dương, như thấp hơn Singapore gần 15 lần, Nhật Bản 11 lần và Hàn Quốc 10 lần. Ngay cả khi so với các nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á có mức thu nhập trung bình, thì năng suất lao động của Việt Nam cũng chỉ bằng 1/5 so với Malaysia và 2/5 so với Thái Lan. Thêm vào đó, một xu hướng đáng chú ý là tốc độ tăng của năng suất lao động tại Việt Nam có chiều hướng giảm. Trong giai đoạn 2002 † 2007, năng suất lao động tăng trung bình 5,2 % /năm. Tuy nhiên, kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, tốc độ tăng năng suất trung bình hàng năm của Việt Nam đã chậm lại và chỉ còn 3,3 %.
2.3. Hệ thống đổi mới trong các doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm cho ngƣời đi xe mô tô và xe máy (mũ bảo hiểm) tại thành phố Hồ Chí Minh
2.3.1. Tình hình chung về các doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm
Từ những năm 2007 – 2008 sau khi Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về các giải pháp cấp bách nhằm kiểm chế tai nạn giao thông, chống ùn tắc giao thông, trong đó có quy định bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm đối với người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông, có hiệu lực thi hành, trên cả nước có trên 100 doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm, lúc đó hoạt động quản lý chất lượng mũ bảo hiểm còn chưa được thống nhất và chủ yếu là doanh nghiệp sản xuất sản xuất xuất mũ bảo hiểm tự công cố chất lượng hoặc chứng nhận tự nguyện theo tiêu chuẩn TCVN5756:2001 và được dán dấu chứng nhận CS, với hình thức quản lý này đã xuất hiện rất nhiều các mũ bảo hiểm không đạt chất lượng vẫn được dán dấu CS bán trên thị trường. Sau khi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2008/BKHCN được Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BKHCN ngày 28/4/2008 có hiệu lực thi hành thì việc quản lý chất lượng đối với các doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm dần dần đã đi vào quy củ và được quản lý càng ngày càng bài bản hơn. Theo nguồn thông tin từ Chi cục quản lý chất lượng hàng hóa miền Nam – Cục quản lý chất lượng hàng hóa – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Bộ Khoa học và Công nghệ thì tính đến 31/12/2014 trên cả nước còn 54 cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm.
Trong 54 doanh nghiệp nêu trên thì chỉ có khoảng 8/54 doanh ghiệp sản xuất mũ bảo hiển có quy mô sản xuất theo dây chuyền khép kín từ khẩu nguyên liệu đến thành phẩm mũ bảo hiểm. Số doanh nghiệp còn lại thường chỉ đầu tư sản xuất các chi
tiết bằng nhựa (vỏ mũ, kính chắn gió và lớp lót bằng) còn lại đặt gia công bên ngoài, tức là doanh nghiệp chỉ sản xuất dưới dạng lắp ráp là chủ yếu. Trong những doanh nghiệp có quy mô sản xuất khép thì 50% là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nươc ngoài như Công ty Mũ bảo hiểm Protec và HJC tại phía Bắc; Công ty Long Huei và Công ty Te An tại phía Nam. Các doanh nghiệp này chiếm thị phần tiêu thụ trong nước khoảng 50%, thị phần còn lại là của các doanh nghiệp của Việt Nam.
Như vậy, đại đa số các doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm trên cả nước hiện nay là các doanh nghiệp của Việt Nam thuộc nhóm sản xuất chủ yếu là lắp ráp với trang thiết bị thô xơ, mặt bằng sản xuất chật hẹp, chưa có quy mô công nghiệp.
Trên địa bàn TP. HCM cho đến giai đoạn 31/12/2014 có 11 doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm (chi tiết tại Phụ lục 1)
Trong 11 doanh nghiệp nêu trên có 04 doanh nghiệp là: Công ty TNHH SX TM Nhựa Chí Thành VN, Công ty TNHH SX-TM-KT Á Châu, Công ty TNHH Thời trang Nón Sơn và Cơ sở Đức Huy tại TP. HCM có quy mô sản xuất theo dây chuyền khép kín. Mặc dù có dây chuyền sản xuất khép kín nhưng việc đầu tư trang thiết bị sản xuất của các doanh nghiệp này vẫn thiếu đồng bộ, hầu hết các máy ép nhựa đều là máy cũ do Nhật Bản hoặc Hàn Quốc sản xuất trước năm 2000. Dây chuyền sản xuất lớp đệm hấp thu xung động (mút xốp) là do tự thiết kế lắp đặt từ những thiết bị lẻ do Nhật Bản và Hàn Quốc sản xuất. Dây chuyền sơn tĩnh điện cũng tự thiết kế lắp đặt từ những thiết bị lẻ do Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc sản xuất. Còn lại các thiết bị sản xuất khác (như máy khoan, máy dập lỗ, máy khâu, máy mài, máy ép…) hầu như là những thiết bị đã qua sử dụng được nhập khẩu từ Nhật Bản và Hàn Quốc và được sản xuất trước những năm 1995. Nếu là thiết bị mới thì hầu hết các thiết bị này được nhập khẩu từ Trung Quốc.
Hầu hết các doanh nghiệp đều không trang bị hệ thống thiết bị kiểm tra chất lượng đồng bộ, mà chỉ trang bị một phần những thiết bị không phức tạp như thiết bị thử đâm xuyên, dưỡng đo vòng đầu, thiết bị thử quai đeo. Đối với thiết bị hập thu xung động dùng để kiểm tra chỉ tiêu chất lượng tổng hợp của mũ thì hầu hết các doanh nghiệp không đầu tư (chỉ có Công ty TNHH SX-TM Nhựa Chí Thành đầu tư) do thiết muốn đầu tư thiết bị này thì cần phải đầu tư tài chính lớn và con người đủ năng lực kỹ thuật để vận hành. Nên khi có nhu cầu kiểm tra chỉ tiêu này đều phải chuyển đến các
Tổ chức thử nghiệm chuyên nghiệp như các QUATEST thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Bộ Khoa học và Công nghệ.
2.3.2. Các thành tố trong hệ thống đổi mới tại các doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm tại thành phố Hồ Chí Minh hiểm tại thành phố Hồ Chí Minh
2.3.2.1 Quy trình sản xuất mũ bảo hiểm xe máy
Các mũ bảo hiểm xe máy có 3 bộ phận chính: vỏ mũ, lớp đệm hấp thu xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ) và quai đeo. Ngoài ra còn các bộ phận phụ khác như lớp lót, lưỡi trai, kính chắn gió và các bộ phận phụ trợ khác. Các bộ phận này cấu thành mũ bảo hiểm nhằm tạo thành một chiêc mũ hoàn chỉnh, để mang lại cho người sử dụng khi đội chúng trên đầu đảm bảo vừa vặn, thoải mái, chất lượng và sự an toàn. Để sản xuất mũ bảo hiểm hiện nay các doanh nghiệp vẫn tuân thủ theo quy trình chung như sau:
Theo quy định tại QCVN 02: 2008/BKHCN, có 03 loại mũ bảo hiểm đó là loại mũ nửa đầu; loại che cả đầu và tai; loại che cả đầu, tai và hàm (theo Hình 1.a, 1.b và 1.c dưới đây).
Lớp vỏ mũ (vỏ cứng bên ngoài):
Cho đến thời điểm khảo sát, hầu hết tất cả các mũ bảo hiểm đều được sản xuất bằng công nghệ truyền thống sử dụng nhựa ABS để làm vỏ mũ. Người ta sử dụng nhựa ABS làm lớp vỏ mũ là nhờ các đặc tính của 03 đơn phân tử acrylonnitrile, butadiene, styrene. Các đơn phân tử này ảnh hưởng đến tính chất của nhựa ABS: tính cứng, tính bền với nhiệt độ và hoá chất là do acrylonnitrile; tính dễ gia công, tính bền của styrene; tính dẻo, độ dai va đập là của butadiene.
Ngoài công nghệ sản xuất vỏ mũ theo công nghệ truyền thống nêu trên (sản xuất bằng nhựa ABS), một số doanh nghiệp đã và đang nghiên cứu để đầu tư sản xuất vỏ mũ bằng vật liệu khác có khả năng ngăn được va đập tốt hơn, bền hơn, nhẹ hơn như composite hoặc sợi carbon hoặc kết hợp cả composite và sợi carbon. Vỏ làm bằng composite bao gồm sợi thủy tinh kết hợp với vật liệu công nghệ cao như P.I.M và sợi carbon. Những sợi gia cố này được coi là có sức bền cao và kháng phân hủy do mài mòn và sự thâm nhập. Cải tiến mới nhất của HJC, vỏ P.I.M, đã đóng góp vào sự cải thiện sự cứng nhắc và làm cho mũ nhẹ hơn. Một số doanh nghiệp cũng đang nghiên cứu đầu tư theo hướng sản xuất vỏ mũ bằng sợi carbon thiêu kết từ những tấm sợi carbon đã được dệt sẵn.
Sau khi hoàn thiện việc tạo hình thì vỏ mũ sẽ được sơn trang trí với các mầu sắc và hoa văn khác nhau đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng theo lứa tuổi, giới tính khác nhau. Cho đến thời điểm khảo sát thì việc sơn lên trên vỏ mũ chỉ có một công nghệ duy nhất là sơn phun màng nước với công nghệ sơn sấy liên hoàn. Một số doanh
nghiệp còn sử dụng công nghệ nano để làm bóng, chống trầy xước và chống bay mầu của lớp sơn trong quá trình sử dụng.
Lớp đệm hấp thu xung động:
Cho đến thời điểm khảo sát thì tất cả các lớp đệm hấp thu xung động đều được sản xuất bằng nhựa EPS (mốp xốp - được sản xuất từ nguyên liệu dạng hạt Expandable PolyStyrene EPS resin, dạng hát có chứa chất khí Bentan – C5H12) nhằm mục đích hấp thụ hầu hết năng lượng từ quá trình va đập và giúp ngăn ngừa rạn hộp sọ và não do va chạm với bên ngoài. Lớp đện tạo sự tiện lợi đảm bảo vừa khít và mang lại sự thông thoáng và thông thoáng cho người đội. Hầu hết các doanh nghiệp được khảo sát đều không có nhu cầu thay đổi công nghệ sản xuất đối với lớp đệm hấp thu xung động này.
Quai đeo, kính chắn gió và các phụ kiện khác:
Ngoài các phần phức tạp nêu trên (vỏ mũ và lớp đệm hấp thu xung động) thì việc sản xuất quai đeo, và các phụ kiện khác của mũ bảo hiểm đều không phức tạp và sử dụng công nghệ truyền thống thông thường. Việc sản xuất này thường được các doanh nghiệp gia công bên ngoài hoặc tự sản xuất bằng đội ngũ lao động phổ thông.
Lắp ráp và kiểm tra chất lƣợng mũ bảo hiểm thành phẩm:
Khâu cuối cùng của quy trình sản xuất mũ bảo hiểm, để lắp ráp mũ bảo hiểm thì trước tiên phải dập bộ quai đeo vào vỏ mũ sau đó ép lớp đệm hấp thu xung động đã được lồng lớp lót vào trong vỏ mũ, lắp các phụ kiện khác như nắp lỗ thông hơi, kính chắc gió, lưỡi trai (nếu có)... để tạo thành chiệc mũ bảo hiểm hoàn chỉnh.
Sau khi mũ đã được lắp ráp hoàn chỉnh nhân viên KCS (kiểm tra chất lượng sản phẩm) sẽ kiểm tra ngoại quan, tính đầy đủ, dánh tem CR hợp quy và đóng thùng.
Ngoài ra trước khi xuất xưởng (lưu thông thị trường) nhân viên KCS sẽ lấy mẫu theo từng lô hàng để thực hiện việc kiểm tra chất lượng sắc xuất thống kê. Tối thiểu mỗi lô hàng phải lấy 02 mẫu (mỗi mẫu gồm 06 chiếc) để thực hiện việc thử nghiệm các chỉ tiêu chính về chất lượng an toàn như thử độ bền đâm xuyên, thử va đập và hấp thu xung động và thử quai đeo theo Quy định tại QCVN 2:2008/BKHCN.
2.3.2.2 Quy chuẩn kỹ thuật đối với mũ bảo hiểm
Theo đà tăng trưởng kinh tế của đất nước, số lượng phương tiện giao thông đã tăng rất nhanh, trong đó có khoảng trên 20 triệu chiếc mô tô, xe máy đang tham gia giao thông hàng ngày trên cả nước. Những năm gần đây, tai nạn giao thông đã gia tăng đến mức báo động, trong đó phần lớn nguyên nhân là do mô tô, xe máy tham gia giao thông va chạm với nhau hoặc với các phương tiện khác dẫn đến những người điều khiển và ngồi trên các phương tiện này thường bị tử vong hoặc chấn thương sọ não, để lại hậu quả vô cùng nặng nề cho gia đình và xã hội vì việc điều trị chấn thương này rất khó khăn và tốn kém. Một trong những biện pháp tích cực và chủ động để phòng ngừa rủi ro này là người ngồi trên mô tô, xe máy khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo vệ (MBH) phù hợp tiêu chuẩn và đúng cách nhằm giảm tối đa các tác động của tai nạn có thể gây ra chấn thương sọ não.
Từ đầu những năm 2000 Chính phủ đã có chủ trương tuyên truyền vận động những người ngồi trên mô tô, xe máy khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo vệ. Theo quy định tại Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007, việc sử dụng MBH khi tham gia giao thông trên tất cả các tuyến đường chính thức trở thành yêu cầu bắt buộc trong cả nước kể từ ngày 15/09/2007.
Với chủ trương phù hợp và biện pháp quyết liệt nêu trên của Chính phủ, tỷ lệ thương tật do tai nạn giao thông gây ra cho người sử dụng mô tô, xe máy đã giảm đáng kể đối với người tham gia giao thông có sử dụng MBH đúng quy cách và đạt yêu cầu về chất lượng. Việc sử dụng MBH khi ngồi trên xe mô tô, xe máy đã dần trở thành ý thức và thói quen của đại đa số người dân.
Ngay từ năm 2001, đã có các quy định về yêu cầu đối với việc sản xuất và lưu thông mũ bảo hiểm. Thời điểm đó Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành tiêu chuẩn TCVN5756: 2001 - Mũ bảo vệ cho người đi xe mô tô và xe máy. Trong đó nêu rõ: “Các doanh nghiệp sản xuất hoặc nhập khẩu mũ bảo hiểm phải đảm bảo chất lượng mũ tốt, phù hợp với tiêu chuẩn của Việt Nam trước khi được lưu thông trên thị trường trong nước”, và giai đoạn đó các mũ bảo hiểm được sản xuất trong nước khi lưu thông thị trường phải đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn với hình thức công bố phù hợp với tiêu chuẩn hoặc chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn và phải được gắn dấu CS.
Đến năm 2008, Chính phủ triển khai Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm (MBH) cho người đi mô tô, xe máy QCVN 2:2008/BKHCN ngày ngày 28/4/2008 và có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2008. Quy chuẩn này được xây dựng trên cơ sở các yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5756:2001. Đây là là cơ sở cho việc quản lý và kiểm soát chất lượng MBH sản xuất, nhập khẩu và lưu thông trong nước, góp phần vào việc đưa chủ trương chính sách của Nhà nước vào cuộc sống. Từ khi QCVN 2:2008/BKHCN có hiệu lực thi hành mũ bảo hiểm (MBH) cho người đi mô tô xe máy sẻ được quản lý theo cơ chế mới.
Về ghi nhãn hàng hóa: Ngoài những nội dung đã quy định trước đây như tên,
địa chỉ cơ sở sản xuất, hoặc tên, địa chỉ cơ sở nhập khẩu (đối với MBH nhập khẩu), cỡ mũ, tháng, năm sản xuất, thì tên hàng hóa bắt buộc phải ghi thêm cụm từ “MBH cho người đi mô tô xe máy”. Việc ghi thêm cụm từ này có mục đích xác định cụ thể đối tượng sử dụng giúp người tiêu dùng phân biệt được MBH dành cho người đi mô tô xe máy với một số MBH khác có hình thức giống với MBH như mũ bảo hộ, MBH thời trang có vành rộng (2-5cm) hoặc có lưỡi trai dài.
Về gắn dấu CR: Để gắn dấu hợp quy (dấu CR) lên vỏ mũ, thay thế cho dấu
hợp chuẩn (dấu CS) trước đây, các doanh nghiệp (DN) sản xuất mũ trong nước phải thực hiện công bố sản phẩm phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2:2008/BKHCN (công bố hợp quy) trên cơ sở căn cứ vào kết quả chứng nhận sản phẩm phù hợp Quy chuẩn (chứng nhận hợp chuẩn) do các Tổ chức chứng nhận (bên thứ 3) được cơ quan có thẩm quyền chỉ định thực, hiện mà không được căn cứ vào kết quả tự đánh giá của DN (bên thứ 1) như trước đây. Đối với MBH nhập khẩu cũng vậy, ngoài việc công bố hợp quy cho từng lô hàng nhập khẩu, theo trình tự thủ tục giống với MBH sản xuất trong nước, thì DN nhập khẩu còn phải đăng ký kiểm tra chất lượng MBH nhập khẩu, tại các cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hóa