Thái độ về QHTD trƣớc hôn nhân của nhóm thanh niên theo đạo Tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm của thanh niên theo đạo tin lành tại hà nội về quan hệ tình dục trước hôn nhân (Trang 83 - 93)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.3 Thái độ về QHTD trƣớc hôn nhân của nhóm thanh niên theo đạo Tin

lành tại Hà Nội

Tình dục là một phần không thể thiếu trong trải nghiệm của con người (Susan Wood, 2007) và QHTD trước hôn nhân được xem là hiện tượng của thời đại (Vũ Mạnh Lợi, 2010). Tuy nhiên, theo giáo lý của Tin lành, bản năng tính dục chỉ được khuôn chế trong một mối quan hệ duy nhất, do chính Thiên Chúa đặt ra, đó là mối quan hệ vợ chồng trong hôn nhân, đây chính là nguyên tắc hôn nhân mà Đức Chúa Trời đã thiết lập cho con dân Ngài. Vậy, một mặt, cùng sống giữa một xã hội ngày càng hiện đại, nơi mà ngày càng có nhiều người có tình dục trước hôn nhân, cùng với đó, xét theo khía cạnh tâm lý của những người khi yêu rằng khi yêu, họ thường có xu hướng thích có những động chạm vào người yêu của mình; mặt khác, chịu tác động của giáo lý Tin lành về tình dục thì liệu độ chênh giữa nguyên tắc và hành vi có tồn tại không

và nếu có thì mức độ như thế nào? Nghiên cứu đánh giá thông qua những chỉ báo cơ bản: 1) thực trạng QHTD trước hôn nhân trong nhóm thanh niên theo đạo và 2) thái độ của họ đối với hành vi QHTD trước hôn nhân.

Đặt trong bối cảnh xã hội khi mà quan hệ tình dục trước hôn nhân đang ngày một gia tăng và nhìn nhận, đánh giá của xã hội về vấn đề này ngày một thoáng, thanh niên Tin lành, những người được giáo dục không tình dục trước hôn nhân có thái độ như thế nào về vấn đề này? Điều này được đánh giá qua tỷ lệ đồng ý của họ với 5 nhận định: Có thể quan hệ tình dục trước hôn nhân nếu 1) hai người hoàn toàn tự nguyện; 2) hai người yêu nhau; 3) hai người đang chuẩn bị làm đám cưới; 4) hai người đã trưởng thành và lường trước được hậu quả của việc QHTD trước hôn nhân; 5) biết giữ cho người phụ nữ không có thai.

Nhìn vào bảng số liệu bên dưới có thể thấy được hầu hết thanh niên đều có thái độ không đồng ý (tỷ lệ xấp xỉ 50% tổng số người trả lời ở mỗi nhận định) hoặc hoàn toàn không đồng ý (tỷ lệ lựa chọn từ 26% trở lên ở mỗi nhận định) đối với hành vi QHTD trước hôn nhân dù với bất cứ lý do gì.

Bảng 3.4: Mức độ đồng tình của thanh niên theo đạo Tin lành tại Hà Nội với các nhận định về QHTD trƣớc hôn nhân.

Quan điểm Hoàn

toàn đồng ý (5) Đồng ý (4) Đồng ý một phần (3) Không đồng ý (2) Hoàn toàn không đồng ý (1) Điểm trung bình SD Có thể quan hệ tình dục trước hôn nhân nếu hai người hoàn toàn tự nguyện việc này

1,5 6,1 10,7 51,1 30,5 1,97 0,894

Có thể quan hệ tình dục trước hôn nhân nếu hai người yêu nhau

0,8 4,6 13 45,8 35,9 1,89 0,856

Có thể quan hệ tình dục trước hôn nhân nếu hai người đang chuẩn bị làm đám cưới

1,5 4,6 18,3 48,9 26,7 2,05 0,88

Có thể quan hệ tình dục trước hôn nhân nếu hai người đã trưởng thành và lường trước được hậu quả của việc họ đang làm

0,8 5,3 11,5 47,3 35,1 1,89 0,862

Có thể quan hệ tình dục trước hôn nhân nếu biết giữ cho người phụ nữ không có thai

Dù rằng bản năng tính dục là do Thiên Chúa ban cho và nhu cầu thỏa mãn những đòi hỏi, khao khát về tính dục là điều đương nhiên, không có gì là ô uế, là tội lỗi hay bất thường. Nhưng theo Tin lành, sự thỏa mãn nhu cầu tính dục chỉ khi nằm trong mối quan hệ vợ chồng thì mới được chấp thuận, còn bất cứ những hành vi tình dục nào ngoài hôn nhân đều là tội lỗi, là ô uế và bị lên án mạnh mẽ.

Kinh thánh đã viết:“Bởi vậy cho nên người nam sẽ lìa cha mẹ mà và

dính díu (gắn bó) với vợ và cả hai sẽ nên một thịt” ( Sáng Thế ký 2:24). Thứ

tự từ lìa đến gắn bó rồi nên một thịt chính là hành trình từ yêu nhau, tiến tới hôn nhân rồi mới có tình dục giữa người nam và người nữ. Tình dục là một phần trong đời sống hôn nhân nhưng nó chỉ có trên cơ sở tình yêu giữa người vợ và người chồng. Tình yêu và tình dục là điều kiện cần và đủ của một cuộc hôn nhân đúng nghĩa chứ tình yêu không phải là cái cớ để tình dục trước hôn nhân hiện hữu. Nhà hôn nhân Cơ Đốc nổi tiếng, ông Walter Trobish cũng đã nhắc nhở “Tình yêu có thể bị tình dục làm tổn thương, có thể bị tình dục bóp

chết. Thế nên tình yêu phải được che chở”. “Tình dục có thể làm tổn thương tình yêu. Bởi thế Đức Chúa Trời bảo vệ tình yêu bằng cách giới hạn tình dục trong hôn nhân” [55]

Một thanh niên đã chia sẻ:

“Chẳng kể là sắp cưới hay không, QHTD đều là sai trái và không chấp

nhận được”

(PVS số 3, nữ, 26 tuổi, công chức)

So sánh với mức độ đồng tình của thanh niên Việt Nam trong điều tra Savy 2 thấy được thanh niên Tin lành có xu hướng phản đổi việc QHTD trước hôn nhân nhiều hơn ở một số trường hợp.

Biểu 3.6: Mức độ đồng tình của thanh niên Việt Nam với các nhận định về QHTD trƣớc hôn nhân

Nguồn: Điều tra Savy 2

Ở những độ tuổi khác nhau thì mức độ đồng tình của thanh niên với hành vi QHTD trước hôn nhân cũng khác nhau, nhưng nhìn chung, thanh niên Việt Nam có xu hướng đồng tình với hành vi QHTD trước hôn nhân cao hơnđ so với thanh niên Tin lành. Đặc biệt, hành vi QHTD trước hôn nhân được thanh niên Việt Nam chấp nhận cao hơn nếu cả hai người nam và nữ tự nguyện. So sánh với mức độ đồng ý của thanh niên Tin lành ở cùng những nhận định đó, có thể thấy được rằng thanh niên Tin lành có thái độ nghiêm túc hơn trong vấn đề QHTD trước hôn nhân. Dường như giáo lý Tin lành đã có tác động tới thái độ của tín đồ là thanh niên đối với hành vi QHTD trước hôn nhân.

Tuy nhiên cũng có sự khác biệt đáng kể trong mức độ đồng tình đối với những nhận định về quan hệ tình dục trước hôn nhân giữa nhóm đã từng có QHTD (trước hôn nhân) và nhóm chưa có QHTD. Nhóm những người chưa

từng có hành vi QHTD có xu hướng phản đối rõ nét hơn so với nhóm những người đã từng phát sinh QHTD ở tất cả các nhận định.

Bảng 3.5: Mức độ đồng tình với hành vi QHTD trƣớc hôn nhân theo nhóm đã từng có QHTD và chƣa từng có QHTD

Có thể quan hệ tình dục

trước hôn nhân nếu hai

người hoàn toàn tự nguyện việc này Có thể quan hệ tình dục trước hôn nhân nếu hai người yêu nhau Có thể quan hệ tình dục trước hôn nhân nếu hai người đang chuẩn bị làm đám cưới Có thể quan hệ tình dục trước

hôn nhân nếu hai người đã trưởng thành và lường trước

được hậu quả của việc họ đang làm Có thể quan hệ tình dục trước hôn nhân nếu biết giữ cho

người phụ nữ không có thai Đã từng Mean 2,45 2,45 2,45 2,30 2,15 SD 0,887 0,826 0,826 0,801 0,988 Chƣa từng Mean 1,93 1,82 2,01 1,89 1,84 SD 0,832 0,817 0,848 0,865 0,838

Nghiên cứu cũng tìm hiểu thái độ của thanh niên khi mà vợ/chồng họ đã từng có hành vi QHTD trước hôn nhân nhằm đánh giá kỹ hơn thái độ của họ đối với hành vi QHTD trước hôn nhân. Bởi lẽ, trên thực tế, một số người không phản đối hành vi QHTD trước hôn nhân của những người khác nhưng lại có thái độ khắt khe với người sẽ là vợ/chồng của mình trong vấn đề này.

Bảng 3.6: Thái độ về việc vợ/chồng đã có QHTD với ngƣời khác Thái độ N % Thái độ N % Không thể chấp nhận được 30 23,1 Có thể chấp nhận theo từng trường hợp cụ thể 86 66,2

Có quyền, không sao hết 4 3,1

Ý kiến khác 10 7,7

Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy được rằng hầu hết thanh niên đều không quá khắt khe với việc nếu vợ/chồng mình đã từng có QHTD trước hôn nhân khi chỉ có 23,1 % số người lựa chọn phương án không thể chấp nhận được, phần lớn mọi người (66,2%) cho rằng có thể chấp nhận tùy theo từng trường hợp cụ thể, một số ít người (3,1%) cho rằng đây là quyền tự do của mỗi người và việc QHTD trước hôn nhân hay không thì không quan trọng. 7,7 % số người lựa chọn phương án khác. Khi được hỏi kỹ hơn thì thấy được họ có thái độ lưỡng lự, không có cách giải quyết rõ ràng cho tình huống này.

Một số thanh niên sẽ chấp nhận nếu như vợ/chồng mình có QHTD trước khi theo đạo hay vợ/chồng mình chưa tin Chúa.

“Nếu là phát sinh trước khi theo đạo thì còn có thể bỏ qua, miễn sao là sau này họ biết sai mà sửa”

(Pvs số 4, nam, 22 tuổi, sinh viên) “Những người theo Chúa thì đều biết đây là điều sai trái nhưng những người chưa theo Chúa thì không phải ai cũng biết. Không thể bắt họ phải làm theo Chúa khi mà họ tin. Là con của Chúa thì tất sẽ tự biết thế nào là đúng sai. Miễn sao khi lấy mình họ sửa đổi là được.”

(Pvs số 2, nam, 21 tuổi, sinh viên)

Kiểm định mối liên hệ giữa tuổi tác và thực trạng đã có QHTD hay chưa với thái độ khi vợ/chồng đã có QHTD với người khác trước khi kết hôn thì thấy giữa hai biến này có mối liên hệ với nhau. (sig<0,05; Chi square = 3 ở cả hai kiểm định).

Bảng 3.7: Thái độ đối với vợ/chồng đã từng có QHTD theo tuổi và thực trạng QHTD Không thể chấp nhận đƣợc thể chấp nhận theo từng trƣờng hợp cụ thể Có quyền, không sao hết Ý kiến khác Độ tuổi 18-22 34,6 51,9 1,9 11,5 23-30 15,4 75,6 3,8 5,1 Thực trạng QHTD Đã từng QHTD 8,3 83,3 8,3 0 Chưa từng QHTD 29 59,1 1,1 10,8

Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy được thanh niên ở nhóm tuổi nhỏ hơn (18-22 tuổi) và thanh niên chưa từng QHTD có xu hướng không chấp nhận vợ/chồng mình từng phát sinh QHTD lớn hơn so với những nhóm thanh niên còn lại. Có thể do những người đã từng mắc lỗi thường có xu hướng vị tha với những người khác cũng mắc lỗi như mình hơn.

Bên cạnh việc tìm hiểu đánh giá của thanh niên về QHTD trước hôn nhân nói chung, nghiên cứu muốn tìm hiểu rõ hơn thái độ của họ đối với việc những tín đồ Tin lành phát sinh QHTD trước hôn nhân. Liệu họ có giữ thái độ vị tha như đối với những người không theo đạo có tình dục trước hôn nhân không?

Khi được hỏi bạn nghĩ sao nếu những tín đồ theo đạo Tin lành có hành vi QHTD trước hôn nhân, kết quả khảo sát thu được là như sau:

Bảng 3.8: Thái độ đối với những ngƣời theo đạo Tin lành có QHTD trƣớc hôn nhân

Thái độ N %

1.Không thể chấp nhận được 45 34,9

2.Phải xem xét người đó có hành vi QHTD

trước hay sau khi theo đạo 22 17,1

3.Không có quyền phán xét, Chúa mới là người

phán xét cuối cùng. 60 46,5

4.Không sao cả, đấy là quyền tự do của mỗi

người 2 1,6

5.Ý kiến khác 0 0

Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy được phần lớn thanh niên đều giao quyền phán xét hành vi này cho Chúa (46,5% tổng số người trả lời), hoặc không chấp nhận hành vi này phát sinh ở những người theo đạo (34,9%). Nếu không, họ cũng phải cân nhắc xem là hành vi đó phát sinh trước hay sau khi theo đạo, nếu là sau khi theo đạo thì không thể tha thứ và chấp nhận (17,1%).

Chỉ một số rất ít thanh niên trả lời cho rằng đây là quyền tự do của mỗi người và không có quyền phán xét. Dù rằng là giao quyền phán xét cho Chúa nhưng theo như Kinh thánh thì Chúa không chấp nhận việc QHTD ngoài hôn nhân. Như vậy, tựu chung lại, thanh niên Tin lành không chấp nhận việc QHTD phát sinh ở nhóm những người theo đạo, đặc biệt là sau khi đã làm lễ Baptem.

“Không chỉ mình Tin lành, mà tất cả các tôn giáo thờ Chúa đều không cho phép có quan hệ tình dục trước hôn nhân hay ngoại tình. Cậu phải hiểu là đã là con Chúa có nghĩa là thân thể này, tâm hồn này đã thuộc về Chúa, cho nên những ai mà đã theo Chúa phải có trách nhiệm giữ mình cho tinh sạch. Mà QHTD trước hôn nhân là hành vi được cho là làm ô uế thân thể mình trước Chúa, cho nên lẽ dĩ nhiên là Tin lành không chấp nhận việc quan hệ tình dục trước hôn nhân hay ngoại tình.”

(Pvs số 3, nữ, 26 tuổi, công chức)

Khi được hỏi là liệu Chúa có tha thứ cho con của người đã từng phạm tội QHTD trước hôn nhân không, một thanh niên đã chia sẻ:

“Chắc là phải ăn năn rồi cầu nguyện nhiều lắm thì Chúa mới có thể tha thứ một phần cho người đấy. Bởi vì một số lỗi khác thì có thể nhân từ nhưng riêng với Tin lành thì tội này thì rất nghiêm trọng. Nhưng tớ tin là nếu thật tâm thay đổi thì Chúa vẫn chở che cho họ.”

(Pvs số 3, nữ, 26 tuổi, công chức)

Có thể thấy được rằng, thanh niên trong diện khảo sát có cái nhìn khắt khe với những tín đồ cùng đạo để phát sinh tình dục trước hôn nhân hơn so với việc những thanh niên không theo đạo có hành vi này. Họ có thể chấp nhận dù vợ/chồng họ đã từng QHTD trước khi cưới nếu người đó biết sai và sửa nhưng lại khó bỏ qua nếu đã là con Chúa lại để phát sinh hành vi này.

“Những ai đã từng có quá khứ phạm tội tà dâm, ngoại tình trước khi trở thành con dân Chúa nên cầu nguyện xin Chúa cất hết những ký ức tội lỗi

đó ra khỏi mình, để không còn nghĩ đến mà phạm tội ngoại tình trong tâm tưởng. Nếu khi nào mà chạnh nghĩ đến thì phải nhân danh Đức Chúa để xua đuổi những ký ức đó ra khỏi tâm trí của mình ngay. Bằng không, vẫn còn có những hành vi hay thậm chí chỉ là suy nghĩ như vậy thì không xứng là con của Chúa nữa.”

(PVS số 1, nam, 51 tuổi, mục sư)

Như vậy, có thể thấy được rằng, thanh niên Tin lành nhìn chung có xu hướng phản đối với hành vi QHTD trước hôn nhân trong bất cứ trường hợp hay lý do gì. So sánh thái độ của họ với việc phát sinh tình dục ở nhóm người không theo đạo và ở nhóm người Tin lành thì họ có thái độ phản đối rõ nét hơn đối với hành vi QHTD trước hôn nhân ở nhóm những người theo Chúa so với nhóm còn lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm của thanh niên theo đạo tin lành tại hà nội về quan hệ tình dục trước hôn nhân (Trang 83 - 93)