Tỷ lệ ngƣời chƣa kết hôn đã từng QHTD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm của thanh niên theo đạo tin lành tại hà nội về quan hệ tình dục trước hôn nhân (Trang 94 - 118)

So sánh với điều tra về quan hệ tình dục trước hôn nhân của thanh niên được Vũ Mạnh Lợi tiến hành năm 2009, tỷ lệ thanh niên Hà Nội có hành vi tình dục trước hôn nhân là 8% [22] và tỷ lệ 9,6 % thanh niên có QHTD trước hôn nhân trong điều tra Savy 2 năm 2009 [4] có thể thấy được tỷ lệ thanh niên theo đạo Tin lành có hành vi QHTD trước hôn nhân khá cao. Tuy nhiên, cần phải lưu ý là Savy được tiến hành trên phạm vi cả nước, độ tuổi vị thành niên và thanh niên được khảo sát (14-25) thấp hơn so với độ tuổi của nhóm thanh niên Tin lành trong nghiên cứu này (18-30). Đây có thể là lý do lý giải cho độ chênh lệch quá lớn giữa hai tỷ lệ đã nói trên.

Khi được hỏi bạn có biết ai trong số những bạn bè đã từng phát sinh tình dục trước hôn nhân không, một thanh niên đã chia sẻ:

“Bạn bè em chơi cũng có mấy người đã từng QHTD, cả nam cả nữ.

Em cũng biết trong nhóm hội thánh cũng có người từng QHTD rồi.”

(PVS số 4, nam, 22 tuổi, sv)

Như vậy, có thể thấy được rằng, mặc dù họ nhận thức QHTD trước hôn nhân là sai trái và hành vi này là không được Chúa chấp nhận nhưng trong số những thanh niên theo đạo vẫn còn một số lớn những thanh niên phát sinh tình dục trước hôn nhân. Đặt trong mối so sánh với những nghiên cứu cùng

chủ đề trong thanh niên theo chiều thời gian có thể thấy được rằng tình dục trước hôn nhân dường như đang ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ.

3.5 Một số yếu tố tác động đến hành vi QHTD trƣớc hôn nhân của thanh niên theo đạo Tin lành tại Hà Nội

Bên cạnh việc tìm hiểu thực trạng QHTD trước hôn nhân của nhóm thanh niên Tin lành, nghiên cứu cũng muốn tìm ra những nhân tố có tác động tới hành vi này của họ để nhằm hiểu rõ hơn nguyên nhân dẫn đến tình dục trước hôn nhân, từ đó kiến nghị những giải pháp thích hợp cho hiện tượng này trong xã hội.

Bảng 3.9: Tỷ lệ QHTD trƣớc hôn nhân phân theo nhóm tuổi và tình trạng việc làm STT Đã từng QHTD Chƣa từng QHTD 1 Chung 16,9 83,1 2 Nhóm tuổi 18-22 3.8 70.5 23-30 29.5 96.2 3 Tình trạng việc làm Đã có việc làm ổn định 26,8 73,2 Việc làm chưa ổn định 25 75 Chưa có việc làm 2,4 97,6

Kiểm định mối liên hệ giữa độ tuổi với tình trạng QHTD trước hôn nhân (những thanh niên chưa kết hôn) để xem liệu có sự khác biệt về tỷ lệ

QHTD trước hôn nhân ở những nhóm tuổi khác nhau hay không thì cho thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa độ tuổi với tỷ lệ QHTD trước hôn nhân ở nhóm thanh niên khảo sát (P <0,01; không có ô nào trong bảng chéo có tần suất mong đợi nhỏ hơn 5, Cramer’s V = 0,32). Theo đó, tỷ lệ QHTD trước hôn nhân ở độ tuổi từ 18-22 tuổi là 3,8% còn tỷ lệ này ở nhóm tuổi cao hơn lên tới 29,5%. Thanh niên ở độ tuổi cao hơn có xu hướng phát sinh QHTD trước hôn nhân nhiều hơn so với thanh niên ở nhóm tuổi thấp hơn. Độ tuổi khảo sát trong nghiên cứu này lớn hơn so với nghiên cứu SAVY nên có thể hiểu được một phần lý do tỷ lệ QHTD trước hôn nhân của nhóm thanh niên này lại cao như vậy.

Nghiên cứu cũng tiến hành kiểm định mối liên hệ giữa tình trạng việc làm với tình trạng QHTD trước hôn nhân cũng cho thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa hai biến. (P <0,001; không có ô nào trong bảng chéo có tần suất mong đợi nhỏ hơn 5, Cramer’s V = 0,28). Và theo đó, những người đã có việc làm thì có xu hướng có QHTD trước hôn nhân cao hơn so với những người chưa có việc làm (đang đi học), nhóm những người có việc làm ổn định lại có tỷ lệ này cao hơn so với nhóm những người chưa có việc làm ổn định.

Do tỷ lệ mẫu còn nhỏ nên tác giả chưa đánh giá được liệu yếu tố giới tính có tác động tới hành vi QHTD trước hôn nhân không. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu cùng chủ đề trước đó thì thấy được rằng nam giới có xu hướng tình dục trước hôn nhân cao hơn so với nữ giới (Nghiên cứu so sánh QHTD trước hôn nhân của thanh niên Hà Nội, Thượng Hải, Đài Loan của Vũ Mạnh Lợi thì nữ giới là thanh niên có xác xuất tình dục trước hôn nhân chỉ bằng khoảng một nửa của nam thanh niên). Điều này gợi mở một hướng nghiên cứu sâu hơn về thanh niên Tin lành sau này.

Như vậy, những thanh niên cao tuổi hơn, những người có công việc ổn định hơn là những người có xu hướng có tình dục trước hôn nhân nhiều hơn.

Điều này cũng tương tự như nghiên cứu tác động của quá trình hiện đại hóa tới QHTD trước hôn nhân mà Vũ Mạnh Lợi [20] đã chỉ ra trước đó.

Để thấy rõ hơn tác động của Tin lành đối với hành vi của tín đồ là thanh niên, nghiên cứu xem xét thực trạng QHTD trước hôn nhân trong mối tương quan với thời điểm theo đạo thì thấy được không có thanh niên nào phát sinh QHTD trước hôn nhân kể từ khi theo đạo. Như lời một thanh niên đã chia sẻ:

“Chị đã từng có thời gian sống buông thả lắm, cũng chơi bời nọ kia, nay cặp người này mai cặp người khác. Nhưng từ khi tin Chúa, được nghe, được học kinh thánh, được giác ngộ thì mới biết những gì mình đã từng làm trong quá khứ là sai lầm. Biết là sai rồi thì sửa thôi, Chúa luôn từ bi với những người biết quay đầu, biết sửa sai, biết ăn năn hối lỗi.”

(PVS số 3, nữ, 26 tuổi, công chức)

Hoặc như lời một người đã chia sẻ:

“Tình dục là do mê hoặc, cám dỗ của quỷ Satan. Muốn tránh khỏi điều

đó thì hãy luôn cầu nguyện, Chúa sẽ bảo vệ, che chở chúng ta khỏi mê hoặc của quỷ”.

(PVS số 5, nam, 23 tuổi, sinh viên)

Cũng theo lời mục sư, số năm theo đạo cũng có tác động tới hành vi tình dục của thanh niên. Theo ông, những người theo Chúa lâu hơn sẽ có được nhiều sức mạnh từ Chúa ban cho hơn để tránh khỏi những cám dỗ, những ham muốn nhục dục sai trái.

Tóm lại, có thể thấy được rằng tỷ lệ thanh niên Tin lành tại Hà Nội có hành vi QHTD trước hôn nhân khá cao, và những thanh niên có độ tuổi lớn hơn, không có việc làm hoặc có nhưng không ổn định có xu hướng phát sinh QHTD trước hôn nhân cao hơn so với những nhóm còn lại. Yếu tố tôn giáo có tác động rất lớn tới hành vi tình dục của thanh niên theo đạo. Giáo lý Tin lành

chỉ dạy cho các tín đồ tình dục ngoài hôn nhân là sai trái do vậy để làm đẹp lòng Chúa, kể từ khi theo Chúa hầu như không có thanh nên Tin lành phát sinh tình dục trước hôn nhân.

KẾT LUẬN

Như vậy, nhóm những thanh niên Tin lành tại Hà Nội hầu hết là những người có học vấn cao, tuy rằng phần đông là mới theo đạo, tuổi đạo còn khá thấp (chủ yếu là dưới 10 năm) nhưng họ rất tích cực tham gia vào các hoạt động sinh hoạt tôn giáo của Hội thánh. Mặc dù được tiếp nhận với những vấn đề liên quan đến tình dục qua rất nhiều kênh thông tin khác nhau nhưng hiểu biết của họ về tình dục an toàn còn hạn chế. Hầu hết thanh niên Tin lành đều cho rằng tình dục là cần thiết giúp người yêu nhau hiểu nhau hơn, giúp cho tình yêu được trọn vẹn hơn nhưng với điều kiện tình yêu đó được đặt trong khuôn khổ của hôn nhân hợp pháp và tình dục là hành vi giữa những người là vợ chồng với nhau.

Không gian đô thị Hà Nội, nơi nhóm thanh niên được khảo sát sống được mô tả là “thấm đẫm các biểu hiện ham thích nhục dục và tình cảm” (Gammeltoft, 2006). Lứa tuổi thanh niên lại là thời kỳ có nhiều biến động mạnh về tâm, sinh lý, tính dục và ham muốn giới tính thường bắt đầu phát triển mạnh. Tuy nhiên, tỷ lệ thanh niên Tin lành ủng hộ QHTD trước hôn nhân không cao đặc biệt là họ có thái độ phản đối rất mạnh mẽ đối với những tín đồ Tin lành có hành vi tình dục trước hôn nhân cho thấy chuẩn mực không QHTD trước hôn nhân được họ rất tôn trọng. Những người đã từng QHTD trước hôn nhân có thái độ cởi mở hơn với hành vi này. Nói cách khác, khi đã vi phạm chuẩn mực, người ta có xu hướng ít phản đối các hành vi vi phạm chuẩn mực liên quan.

Mặc dù họ nhận thức QHTD trước hôn nhân là sai trái và hành vi này không được Tin lành chấp nhận nhưng trong số những thanh niên theo đạo vẫn còn một số lớn những người phát sinh tình dục trước hôn nhân. So sánh với tỷ lệ tình dục trước hôn nhân trong nhóm thanh niên ở những đề tài trước

đó thì thấy được thực tế rằng, tình dục trước hôn nhân đang ngày một trở nên phổ biến hơn.

Độ tuổi, tình trạng việc làm có ảnh hưởng tới hành vi QHTD trước hôn nhân của nhóm thanh niên Tin lành: Những thanh niên có độ tuổi lớn hơn, không có việc làm hoặc có nhưng không ổn định có xu hướng phát sinh QHTD trước hôn nhân cao hơn so với những nhóm còn lại. Yếu tố tôn giáo có tác động rất lớn tới hành vi tình dục của các tín đồ là thanh niên thông qua việc kể từ khi theo đạo thì hầu như nhóm thanh niên thuộc diện khảo sát không phát sinh tình dục trước hôn nhân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chỉ đạo TĐTDS và nhà ở (2000), Tổng điều tra dân số và nhà ở

1999: Kết quả suy rộng mẫu 3%, Hà nội.

2. Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và và nhà ở trung ương (2010), Tổng

điều tra dân số và nhà ở 2009: Các kết quả chủ yếu.

3. Ban Tôn giáo Chính phủ (2006), Đạo Tin lành ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

4. Bộ Y Tế và Tổng cục Dân số - KHHGĐ (2010), Điều tra quốc gia về vị

thành niên, thanh niên SAVY2.

5. Bộ Y tế và Tổng Cục Thống Kê, U., WHO, (2003), Điều tra quốc gia

về vị thành niên, thanh niên SAVY1.

6. Trần Văn Chiến và Đỗ Ngọc Tấn (2004), Giáo dục dân số, sức khoẻ sinh sản và KHHGĐ cho học sinh trung học phổ thông và vị thành niên, Nhà xuất bản thanh niên.

7. Bùi Thế Cường và cộng sự (dịch giả) (2010), Từ điển Xã hội học Oxford, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

8. Vũ Dũng (chủ biên) (2008), Từ điển Tâm lý học, NXB Từ điển Bách Khoa , tr 883.

9. Bùi Quang Dũng, Lê Ngọc Hùng (2005), Lịch sử xã hội học, Nxb Lý luận Chính trị.

10.Nguyễn Hồng Dương (2004), Tôn giáo trong mối quan hệ văn hóa và

phát triển ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội.

11.Nguyễn Hồng Dương, Mối quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam với các tổ

chức Tin lành hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, Số 10-2011.

12.Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (đồng chủ biên) (2006), Xã hội học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

13.Dương Tự Đam (1996), Văn hóa phẩm đồi trụy ảnh hưởng đến sự phát

triển nhân cách của thanh thiếu niên hiện nay, Kỷ yếu Hội thảo ”Ảnh

hưởng của văn hóa phẩm đồi trụy đối với VTN và thanh niên”. Trung ương đoàn TNCS Hồ Chí Minh..

14. Nguyễn Hà Đông, Thái độ của thanh thiếu niên Hà Nội về QHTD THN

và các yếu tố tác động, Tạp chí nghiên cứu Gia đình và giới, Số 5- 2010.

15.Vũ Quang Hà (2001), Các lý thuyết xã hội học – Tập 1, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

16.Lại Đức Hạnh, 2000. Đạo Tin lành và ảnh hưởng của nó đến quá trình

phát triển kinh tế xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Luận án tiến sĩ triết học, Trường ĐHKHXHNV, ĐH QG TP

HCM.

17.Khuất Thu Hồng và cộng sự (2009), Tình dục trong xã hội Việt Nam

đương đại chuyện dễ đùa khó nói, Nxb Tri thức.

18.Khuất Thu Hồng (1998), Nghiên cứu tình dục ở Việt Nam: Những điều

đã biết và chưa biết, Population Council.

19.Lê Ngọc Hùng (2008), Lịch sử và lý thuyết xã hội học, Nxb Đại học

Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

20.Nguyễn Xuân Hùng, Về nguồn gốc và sự xuất hiện tên gọi đạo Tin lành

tại Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, Số 3, 2001

21.Đặng Cảnh Khanh (2006), Xã hội học thanh niên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22.Vũ Mạnh Lợi (2006), Khác biệt giới trong thái độ và hành vi liên quan

đến các quan hệ tình dục của Vị thành niên và thanh niên Việt nam,

23.Nguyễn Quang Mai và cộng sự (2003), Sức khoẻ sinh sản vị thành niên, Nhà xuất bản phụ nữ, 2003, Hà nội.

24.Nguyễn Văn Nam (2003), Đạo Tin lành ở Tây nguyên đặc điểm và các

giải pháp thực hiện chính sách. (đề tài cấp bộ).

25.Nguyễn Văn Nam (2006), Tác động của Tin lành đối với thiết chế xã

hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên (qua khảo sát tỉnh Gia Lai và Đắc Lawk), Đề tài cấp cơ sở.

26.Nguyễn Văn Nam, Ảnh hưởng của đạo Tin lành với thiết chế xã hội truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Tạp chí

Nghiên cứu Tôn giáo, Số 4-2008.

27.Trần Thị Minh Ngọc (2005), Nghiên cứu nhận thức của sinh vên đại

học sư phạm về SKSS, Luận án tiến sĩ tâm lý học, Hà Nội; tr31

28.Nguyễn Văn Nghị, L. C. L. (2008), Đặc điểm dậy thì, kiến thức về tình

dục và BPTT của thanh thiếu niên: Kết quả điều tra ban đầu nghiên cứu sức khoẻ vị thành niên, thanh niên tại huyện Chí Linh, Hải Dương,

Tạp chí Y học dự phòng, Tập XVIII, Số 6(98),pp. 25-37.

29.Nguyễn Văn Nghị, V. M. L., Lê Cự Linh, (2009), Sử dụng kĩ thuật phân tích dọc và phân tích nhị biến tìm hiểu đặc điểm tuổi dậy thì và quan hệ tình dục ở vị thành niên tại Chí Linh, Hải Dương, Tạp chí Y tế

công cộng, 13(13), pp. 17-26.

30.Hoàng Phê (chủ biên) (2010), Từ điển, Trung tâm Từ điển học Đà

Nẵng, Hà Nội, tr 1280.

31.Lê Hồng Phong (2013), Đạo Tin lành trong đời sống tinh thần của

đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Tạp chí Lý luận chính trị và

truyền thông, số 12.

32.Vũ Hào Quang - Về lý thuyết Hành động xã hội của M.Weber - Tạp chí Xã hội học,số 1-1997, tr 92.

33.Quốc hội nước CHXHCNVN, Luật hôn nhân và gia đình, 2014. 34.Quốc hội nước CHXHCNVN, Luật Thanh niên, 2005.

35.Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh (2001), Phương pháp nghiên cứu xã hội học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

36.Đỗ Ngọc Tấn, N. V. T. (2004), Tổng quan các nội dung nghiên cứu về

sức khỏe, sức khỏe sinh sản VTN ở Việt Nam từ năm 1995 - 2003, Nhà

xuất bản thanh niên.

37.Kinh thánh cựu ước và tân ước, NXB Tôn giáo, 2001.

38.Nguyễn Thị Thiềng, L. B. N. (2006), Sức khỏe sinh sản thanh thiếu niên Việt Nam: Điều tra ban đầu chương trình RHIYA.

39.Mã Phúc Thanh Tươi (2011), Vài nét tương đồng trong đạo đức Tin lành và đạo đức truyền thống, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 12.

40.UNFPA Việt Nam (2007), Nghiên cứu về sức khỏe sinh sản tại Việt Nam. Báo cáo rà soát các nghiên cứu giai đoạn 2000 - 2005.

41.Chu Xuân Việt, N. V. T. (1997), Tuổi VTN với vấn đề tình dục và các

BPTT, Ủy Ban Quốc gia Dân số - KHHĐ.

42.Nguyễn Thanh Xuân (2002), Bước đầu tìm hiểu Đạo Tin lành trên thế

giới và ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

43.Nguyễn Thanh Xuân (2007), Một số tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn

giáo, Hà Nội.

44.Nguyễn Như Ý và cộng sự (1998), Đại Từ Điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin.

45.Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2009, Niên giám thống kê 2009.

46.Ab Rahman, A., Ab Rahman, R., Ibrahim, M. I., Salleh, H., Ismail, S. B.,

47.Ali, S. H., Muda, W. M., Ishak, M. & Ahmad, A. (2011), Knowledge of

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm của thanh niên theo đạo tin lành tại hà nội về quan hệ tình dục trước hôn nhân (Trang 94 - 118)