phƣơng.
Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc bộ. Khẳng định vị trí chiến lược quan trọng của Thái Nguyên, ngày 1 tháng 07 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 278/2005/QĐ-TTg; Nghị quyết 37/NQ/TW của Bộ Chính trị xác định quan điểm "Phát triển tỉnh Thái Nguyên tương xứng là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học kỹ thuật, y tế, du lịch của vùng Trung du miền núi Bắc bộ; là một trong những trung tâm công nghiệp và giáo dục - đào tạo của các nước".
Từng bước cụ thể hoá quan điểm trên, trong những năm qua tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều khởi sắc trên mọi lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước, bình quân hàng năm đạt 9,05%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong tổng GDP của tỉnh. Lĩnh vực văn hoá - xã hội có những tiến bộ đáng kể, đến nay, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống còn
26,85%, bình quân mỗi năm trên 1,2 vạn lao động có việc làm mới. Sau nhiều năm phát triển, đến nay bộ mặt nông thôn và thành thị của Thái Nguyên đã có những thay đổi rõ nét. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc trong tỉnh được cải thiện đáng kể. Năng lực sản xuất, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển mạnh... Đó chính là tiền đề để Đảng bộ, nhân dân tỉnh Thái Nguyên đưa ra mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới: phấn đấu đến trước năm 2020, Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp. Đến năm 2010 vượt các tiêu chí của đô thị loại II, tạo tiền đề vững chắc để đến năm 2020 trở thành một đô thị loại I văn minh, hiện đại.
Ngày 6/11/1996, Quốc Hội khoá IX, kỳ họp thứ 10 nước CHXHCN Việt Nam đã quyết định thành lập tỉnh Bắc Kạn trên cơ sở tách ra từ hai tỉnh Bắc Thái và Cao Bằng.
Mặc dầu có sự thay đổi về địa lý hành chính nhưng từ khi tái lập tỉnh đến nay, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn dần được ổn định, có nhiều biến chuyển tích cực, tạo đà cho những bước phát triển tiếp theo. Từ ngày đầu thành lập tỉnh, ngành sản xuất nông lâm nghiệp được Đảng bộ xác định là quan trọng hàng đầu, là điểm xuất phát để Bắc Kạn vươn lên thoát khỏi đói nghèo, tạo sự ổn định về đời sống, từng bước thực hiện CNH. HĐH. Đó là sự xác định đúng đắn để kinh tế xã hội tỉnh nhà có bước phát triển như hôm nay. Lâm nghiệp chuyển biến mạnh, toàn tỉnh đã trồng mới được 15 nghìn ha rừng, nâng độ che phủ từ 50,6% năm 2000 lên 53,8% năm 2005. Công nghiệp cũng tăng trưởng rõ rệt. Bắc Kạn hiện có 42 điểm khoáng sản do tỉnh trực tiếp quản lý và hàng chục điểm khai thác khác do Bộ TN&MT quản lý. Trong 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh đạt 12,42%/năm. Hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội toàn tỉnh có những thay đổi lớn. Sau 5 năm, đầu tư xã hội trên địa bàn đạt trên 2.000 tỉ đồng. Về tình hình xã hội, trong 4 năm (1996 - 2000), Bắc Kạn đã dành 43,6% số vốn xây dựng
cơ bản tập trung đầu tư cho giao thông, điện lưới và bưu điện nhằm đáp ứng tết hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện đời sống các dân tộc.
Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn còn có những yếu kém, khó khăn như công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội còn chậm, lúng túng và chắp vá, cơ cấu sản xuất cây trồng vật nuôi chậm, khai thác thế mạnh tiềm năng của địa phương chưa được nhiều... Đại hội IX của tỉnh xác định, trong nhiệm kỳ 2005 – 2010, phải phấn đấu tạo bước ngoặt về ổn định và cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc, với những Mục tiêu cụ thể như: tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 20%/năm. Phấn đấu tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, đưa thu nhập bình quân đạt 9 triệu đồng/người/năm...
Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới địa đầu của tổ quốc; là địa bàn chiến lược có vị trí quan trọng về quốc phòng - an ninh, kinh tế - xã hội, đối ngoại và bảo vệ môi trường. Theo Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 1 tháng 07 năm 2004 của Bộ Chính trị: "Hà Giang là một trong những tỉnh thuộc vùng trung du, miền núi Bắc bộ đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ chiến lược của Đảng và Nhà nước".
Trong những năm qua, kinh tế - xã hội của Hà Giang đã có bước tăng trưởng và phát triển nhất định; kết cấu hạ tầng đã được đầu tư một cách cơ bản, làm cơ sở, nền tảng phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Trong 5 năm (2001 - 2005), tốc độ tăng trưởng GDP của Hà Giang đạt 10,58%, cao hơn tốc độ tăng trưởng thời kỳ 1996 - 2000 là 0,28%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, thương mại dịch vụ, giảm tỷ nông nghiệp. Về phát triển văn hoá - xã hội: Văn hoá - xã hội tỉnh Hà Giang phát triển ổn định, đa dạng, phong phú, lành mạnh. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, phát thanh truyền hình, xây dựng đời sống văn
hoá có nhiều tiến bộ. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, tỷ lệ hộ khá và giàu ngày càng tăng...
Tuy nhiên, Hà Giang vẫn là một tỉnh biên giới nghèo, có nhiều khó khăn, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, còn chênh lệch lớn về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ so với các vùng trong cả nuớc, lợi thế để thu hút đầu tư không có nhiều...Từ tình hình thực tiễn về kinh tế - xã hội của địa phương, trước yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XIV đã đồng tâm: "Đoàn kết - Đổi mới - Đột phá - Phát triển". Trong đó đặt ra mục tiêu tổng quát của toàn Đảng bộ tỉnh đến năm 2010: Quyết tâm vượt ra khỏi tình trạng một tỉnh đặc biệt khó khăn, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các tỉnh trong khu vực để sớm thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo.