2, 13 Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVII, tháng 1/
3.2.1 Các thể loại báo chí thƣờng dùng
Để đáp ứng yêu cầu thời sự của báo trực tuyến, thể loại báo chí được sử dụng nhiều nhất, chiếm vị trí áp đảo trên tất cả các chuyên mục của báo trực tuyến bao giờ cũng là tin, với mô hình phổ biến là hình tháp ngược17. Các bài viết chỉ xếp hàng thứ hai. Tuy nhiên qua quá trình khảo sát tại hai chuyên mục: Kinh tế - Xã hội, chúng tôi thấy thấy thể loại thông dụng nhất của ba tờbáo trực tuyến Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang là bài phản ánh sau đó mới tới thể loại tin. Với Bắc Kạn Trực tuyến và Hà Giang Trực tuyến, tỉ lệ bài
phản ánh nhiều hơn tin rất nhiều. Với Thái Nguyên Trực tuyến thể loại tin, bài phản ánh đã được chú ý cân bằng hơn.
Nguyên nhân này bắt nguồn từ quan niệm của Ban Biên tập, đội ngũ phóng viên - những người trực tiếp sản xuất ra tin, bài còn đánh giá thấp vai trò của tin. Tác giả luận văn đã có cuộc điều tra, thăm dò ý kiến 15 phóng viên trong toà soạn Báo Thái Nguyên về quan niệm, đối xử với thể loại tin trên báo trực tuyến kết quả thu được như sau: Trong 15 phóng viên được trả lời phiếu thăm dò có 10 nam chiếm 66,6%; 5 nữ chiếm 33,4%. Trong số này có 5 phóng viên coi tin là một thể loại rất quan trọng, chiếm 33,3%; 7 phóng viên cho rằng tin không quan trọng và họ ít chú trọng đến thể loại này, chiếm 46,6%; 3 phóng viên cho rằng tin quan trọng ngang bằng với các thể loại báo chí khác, chiếm 20%.
Trong cuộc điều tra, thăm dò ý kiến 18 phóng viên trong toà soạn báo Hà Giang, kết quả thu được: Trong 18 phóng viên được trả lời phiếu thăm dò có 12 nam, chiếm 66,6%; 6 nữ chiếm 33,3%. Trong số này có 5 phóng viên coi tin là một thể loại rất quan trọng, chiếm 27,7%; 10 phóng viên cho tin kém quan trọng, chiếm 55,5%; 3 phóng viên xếp tin ngang bằng các thể loại khác, con số này chiếm 16,6%.
Đa số các phóng viên của các báo Thái Nguyên Trực tuyến, Bắc Kạn Trực tuyến, Hà Giang Trực tuyến thừa nhận họ ưa sử dụng bài phản ánh để thể hiện bài viết (cho cả tờ báo in và báo trực tuyến) bởi đây là thể loại dễ khai thác tư liệu cũng như dễ viết nhất.
Như vậy, qua lập bảng hỏi, phỏng vấn có thể thấy rằng quan điểm của những người làm báo về thể loại tin khác nhau. Ngoài một số lãnh đạo, Ban biên tập coi trọng thể loại tin, thì bên cạnh đó vẫn còn nhiều phóng viên không đánh giá đúng vai trò của thể loại này. Họ cho rằng tin không quan
trọng và nhuận bút chi trả cho một tin ít ỏi (chỉ bằng 1/10 của bài phản ánh) nên họ ít viết, ít đầu tư công sức cho thể loại tin. Cụ thể 17 phóng viên. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tin trên các tờ báo trực tuyến của các tỉnh.
Qua việc khảo sát thể loại tin, bài phản ánh, thuộc chuyên mục Kinh tế - Xã hội được cập nhật trên 3 tờ: Thái Nguyên Trực tuyến, Bắc Kạn Trực tuyến, Hà Giang Trực tuyến (2005 - 2007) người viết luận văn này đã tiến hành thống kê được như sau:
0 20 40 60 80 100 120
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Tin kinh tế
Bài phản ánh kinh tế Tin xã hội
Bài phản ánh xã hội
0 20 40 60 80 100 120
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Tin kinh tế
Bài phản ánh kinh tế Tin xã hội
Bài phản ánh xã hội
Biểu đồ 2: Tỷ lệ tin, bài phản ánh trên Bắc Kạn Trực tuyến
0 20 40 60 80 100 120 140 Năm 2007 Tin kinh tế Bài phản ánh kinh tế Tin xã hội Bài phản ánh xã hội
Biểu đồ 3: Tỷ lệ tin, bài phản ánh trên Hà Giang Trực tuyến
Ngoài hai thể loại tin và bài phản ánh, thể loại phỏng vấn cũng được dùng trên 2 tờ báo: Thái Nguyên Trực tuyến và Bắc Kạn Trực tuyến, nhưng với số lượng không đáng kể. Như vậy có thể thấy sự nghèo nàn về thể loại
trong việc thể hiện thông tin trên hai chuyên mục Kinh tế và Xã hội của 3 tờ báo Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang Trực tuyến. Điều này đã làm cho mỗi tờ báo trực tuyến của các tỉnh trở nên nhàm chán và khô khan đi rất nhiều.