2, 13 Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVII, tháng 1/
3.2.2 Các yếu tố hình thức báo chí khác
Để chuyển tải tin tức, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như những thành tựu kinh tế - xã hội miền núi, thì ngoài yếu tố chính về nội dung và hình thức làm nên sự thành công của tác phẩm báo trực tuyến không thể không kể đến sự góp mặt của các yếu tố khác như: các phương tiện truyền thông, các liên kết (link), ngôn ngữ thiết kế trang, phương diện ngữ pháp thể hiện (từ, câu, đoạn, tít...).
Trước hết phải kể đến sự đóng góp của các phương tiện truyền thông
hiện đang được sử dụng trên 3 tờ báo trực tuyến Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà
Giang. So với báo chí truyền thống, báo trực tuyến có thế mạnh về khả năng tích hợp các phương tiện truyền thông, đó là việc trình diễn thông tin dưới những dạng truyền thông khác nhau (audio, video, tranh ảnh, đồ hoạ, văn bản...)18. Trên cơ sở khai thác thế mạnh của từng dạng truyền thông, nếu như báo in chỉ có đồ hoạ, chữ viết, hình ảnh; phát thanh chỉ có âm thanh, tiếng động; truyền hình chỉ có hình ảnh (động và tĩnh) thì truyền thông đa phương tiện trên báo trực tuyến hội tụ mọi ưu điểm của báo in, phát thanh và truyền hình.
Việc ứng dụng truyền thông đa phương tiện là một trong ba thế mạnh chính của báo trực tuyến, và việc ứng dụng truyền thông đa phương tiện đang là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển báo trực tuyến trung ương và địa phương. Ngay từ những ngày đầu mới thành lập báo trực tuyến, những người quản lý và điều hành các tờ báo trực tuyến của Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà
Giang đều có ý thức tận dụng thế mạnh của truyền thông đa phương tiện, dù việc ứng dụng còn ở mức hạn chế. Ứng dụng truyền thông đa phương tiện của tờ báo trực tuyến này thể hiện ở việc kết hợp ba dạng truyền thông: văn bản, ảnh tĩnh và video (Bài có đoạn băng video).
*Truyền hình trực tuyến
Ngày 31/3/2004, Thái Nguyên Trực tuyến hoà mạng Internet bản tin tiếng Việt. Từ năm 2004 đến nay, tờ báo trải qua hai lần thay đổi giao diện.
Ngày 20/10/2006, phát trực tuyến 7 kênh truyền hình: Thái Nguyên trực tuyến (điểm báo các mục: Thời sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, pháp luật, thể thao trong tỉnh, trong nước và quốc tế), VTV1, VTV2, VTV3, VTVC, HNITV, HTV9 trong chuyên trang "Truyền hình Internet".
Hình 3.1: Giao diện truyền hình Internet của Thái Nguyên trực tuyến
Sau khi phát thử nghiệm kênh truyền hình Internet, đặc biệt kênh điểm tin của Thái Nguyên Trực tuyến đã nhận được sự hưởng ứng từ phía người truy cập, theo đánh giá của báo, đây là chuyên mục có số lượng người truy cập lớn nhất.
Theo ông Nguyễn Ngọc Cường - Trưởng phòng báo Thái Nguyên Trực tuyến, quan điểm của Ban lãnh đạo báo, sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng
truyền thông đa phương tiện trong tương lai. Mục tiêu này đang từng bước được cụ thể hoá bằng việc đưa các video có giá trị về thời sự, có chất lượng tốt; tiếp tục duy trì mục điểm tin. Đặc biệt từ đầu năm 2005 với phương tiện máy móc hiện đại, với đội ngũ nhân lực vững mạnh, Thái Nguyên Trực tuyến đã liên tục sản xuất được 3 bộ phim tài liệu có ý nghĩa chính trị và giá trị lịch sử được đánh giá cao, đó là các bộ phim "Bác Hồ với chiến khu Việt Bắc", 8 tập phim "Hành trình theo nhật ký Vũ Xuân", "Thành phố trung tâm vùng Việt Bắc".
*Videoclip (Bài có đoạn băng video)
Ngay khi hoà mạng toàn cầu, Thái Nguyên Trực tuyến, Bắc Kạn và Hà Giang Trực tuyến đã đưa các videoclip lên mạng. Videoclip (hay còn gọi là bài có đoạn băng video) chủ yếu phản ánh về các cuộc hội nghị, hội thảo trong tỉnh với độ dài dao động từ 30 giây đến 4 phút. Thông thường mỗi bài dạng này có một tiêu đề, một bài (một đoạn) giới thiệu, một ảnh tĩnh và một đoạn băng video. Đây là hình thức sản xuất videoclip chính của cả 3 tờ báo Thái Nguyên, Bắc Kạn và Hà Giang Trực tuyến.
Kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống lực lượng An ninh nhân dân
Sáng 10/7, Công an tỉnh Bắc Kạn đã long trọng tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống lực lượng An ninh nhân dân (12/7/1946 – 12/7/2006).
Xem video tại đây
Hình 3.2: Một bài có đoạn băng video trên Hình 3.3: Bài có đoạn băng video trên Hà Giang Bắc Kạn Trực tuyến ngày 12/7/2006 Trực tuyến ngày 6/10/2007
Dạng bài này chiếm đa số trên Thái Nguyên Trực tuyến, Bắc Kạn Trực tuyến, Hà Giang Trực tuyến. Thông thường dạng bài này gồm một bài viết và một ảnh tĩnh trở lên.
H.3.6: Bài trên Thái Nguyên trực H.3.7: Bài trên Bắc Kạn trực
H.3.4: Bài trên Hà Giang Trực H.3.5: Bài trên Thái Nguyên Trực H.3.6: Bài trên Bắc Kạn Trực tuyến ngày 20/12/2007 tuyến ngày 4/10/2006 tuyến ngày 8/6/2007 tuyến ngày 20/12/2007 tuyến ngày 4/10/2006 tuyến ngày 8/6/2007
Việc sản xuất các tin bài mới cho báo trực tuyến vẫn là dạng bài text có ảnh, bài có đoạn băng video thường được thực hiện theo sự phân công của Ban biên tập chủ yếu phản ánh các tin hội nghị, hội thảo, các buổi sơ kết, tổng kết của các ban, ngành trong tỉnh, các hình thức ứng dụng truyền thông đa phương tiện khác như: phát thanh trực tuyến, bài có đoạn băng audio, phỏng vấn trực tuyến... các tờ báo này vẫn chưa áp dụng. Hơn nữa các dạng truyền thông trên 3 tờ báo trực tuyến này không căn cứ vào việc thông tin ở dạng truyền thông đó có thực sự gây hứng thú và cần thiết cho người truy cập hay không. Bài có đoạn băng video "Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng làm việc với lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn" (BKTT, 20/7/2006), chỉ có lời dẫn về bối cảnh cuộc gặp mà không có nội dung chính của cuộc họp báo cũng như ảnh của
Tối nay 26-12, tại TP. Thái Nguyên
Khai mạc Chợ Công nghệ và Thiết bị (Techmart) vùng núi phía Bắc - Thái Nguyên
Cập nhật: 8 : 29' : 30'' (GMT+7) - 26 / 12 / 2007
Các gian hàng tại hội chợ đã được lắp ghép xong.
Đây là một hoạt động do Bộ khoa học và Công nghệ, UBND tỉnh, UBND thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức với sự tham gia của 14 tỉnh, nhiều Bộ ngành T.W; các trường đại học, các tổ chức dịch vụ khoa học...
Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng. Thực ra đối với thông tin dạng này, đoạn băng video không thực sự quan trọng. Điều người truy cập cần đó là thông tin chính của buổi làm việc, và nếu cần có thêm ảnh của Phó thủ tướng để khẳng định tính chính xác của người phát ngôn thông tin. Hoặc với những dạng tin
như: Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 12, Khai mạc Hội khoẻ Phù đổng
toàn tỉnh...chỉ cần đưa dưới dạng bài text có ảnh mà không cần thiết phải dựng thành videoclip.
Một thực tế hiện nay ở các tờ báo trực tuyến Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang, những người quản lý và thực hiện vẫn đang lúng túng trong việc dựa vào các tiêu chí nào để làm videoclip. Ông Nguyễn Trọng Lập, Tổng biên tập Báo Hà Giang cho biết việc chọn các vấn đề làm videoclip thường căn cứ vào các cuộc họp, hội nghị quan trọng của tỉnh, hoặc do phóng viên tự định hướng vấn đề, lựa chọn phương tiện truyền thông phù hợp... sau đó báo cáo lên Ban biên tập xét duyệt.
Vậy tiêu chí nào được chọn để dựng các videoclip? Theo quan điểm của Tiến sỹ Thang Đức Thắng, Tổng biên tập báo trực tuyến VnExpress "Tiêu chí để chọn làm videoclip cần phải đáp ứng được các giá trị của thông tin như thông tin phải mới, nóng, có giá trị cho người truy cập... Việc dựng một videoclip phải phù hợp cho những sự kiện mà từ ngữ không thể diễn đạt tốt bằng hình ảnh...".
Tạo lập các siêu liên kết (link) để thiết lập mối liên hệ giữa các nguồn tin, khiến báo trực tuyến không đơn thuần là một số báo riêng lẻ mà thực sự là một kho dữ liệu phong phú, đa dạng mà các loại hình báo chí khác không có được19
. Trong mỗi bài viết của Tờ The Newyork time đều sử dụng triệt để khả năng liên kết để làm giàu thông tin. Thông thường một bài viết của Newyork -
time có từ 3 liên kết ngoài trở lên. Ở những bài có "vấn đề", số liên kết tới các thông tin có liên quan lên tới 20 liên kết. Bài viết cảnh báo về tình trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra tại Trung Quốc, sử dụng 4 liên kết ngoài tới các thông tin như: Liên minh Châu Âu, Báo động toàn cầu về nạn ô nhiễm môi trường, Deng Xiao Xing, Wen Jiahao (tên các nhân vật được đề cập trong bài viết). Ngoài ra ở mỗi bài viết đều có phần liên kết tới những bài báo khác do cùng một tác giả viết
Các tờ báo trực tuyến tại Việt Nam ít khi chú ý đến tạo lập liên kết, ngoại trừ một số tờ báo trực tuyến hàng đầu như Vnexpress, VietNamnet...Tờ Vnexpress là tờ báo trực tuyến thực hiện liên kết này tốt nhất. Thông qua việc tạo lập các đường link cung cấp cho bạn đọc các thông tin liên quan và có mục "Theo dòng sự kiện", trình bày ngay phía dưới bài viết, để cung cấp cho bạn đọc những bài viết trước đó liên quan đến cùng một sự kiện. Để tạo lập liên kết, Vnexpress thường chọn cụm từ tiêu biểu, nêu được chủ đề của phần nội dung liên kết và được đặt ngay sau phần sapo của bài. Khi bạn đọc di chuột đến cụm từ này, sẽ xuất hiện hình bàn tay (biểu tượng của sự liên kết), nhấp chuột vào đó, nội dung liên kết sẽ xuất hiện trên một trang màn hình khác để bạn đọc theo dõi.
Trong bài "Nhật ký vượt ngục của ông trùm xã hội đen", ngay ở phần lời dẫn "Khi đã cưa gần đứt song sắt của phòng giam số 1, nhà tạm giữ của Công an Diên Khánh (Khánh Hoà), Hạnh Nhật đã điện thoại nhờ vợ và mẹ giúp trốn thoát" là phần thông tin liên kết: "Bị cáo náo loạn toà, chủ toạ ôm hồ sơ bỏ chạy/Trùm xã hội đen vượt ngục đầu thú"(Vnexpress, 8/10/2007). Bài "Hàng trăm nghìn dân phải sống cảnh màn trời chiếu đất" (Vnexpress, 10/10/2006), ngay phía dưới bài viết có mục Theo dòng sự kiện:
Học sinh vùng bị bão phải học tạm ở nhà dân (14/10)
Nhiều doanh nghiệp có nguy cơ phá sản vì bão số 6 (13/10)
Doanh nghiệp Việt kiều cứu trợ bão số 6 (10/10)
Hiện tại ở Thái Nguyên Trực tuyến, Bắc Kạn Trực tuyến, Hà Giang Trực tuyến mới chỉ dừng lại ở phần liên kết đơn (dẫn người đọc từ tít bài báo tới nội dung của tác phẩm báo chí, hoặc từ kỳ 1 tới kỳ 2, với bài báo có nhiều kỳ). Phần siêu liên kết giữa nội dung bài báo đến các thông tin khác có liên quan chưa được khai thác. Bài "Cần có biện pháp để khôi phục lại diện tích dong riềng" (BKTT, 15/8/2006) đề cập tới việc cây dong riềng ở một số địa phương trong tỉnh bị sâu bệnh làm chết hại nhiều khiến người dân sợ hãi mà chặt bỏ hàng loạt để lấy diện tích trồng các loại cây lương thực khác. Để làm giàu thông tin cho bài viết này, nếu có thêm phần liên kết dẫn tới những nội dung khác viết về lợi ích kinh tế của cây dong riềng, về đặc sản miến dong của các địa phương trên...sẽ làm bài viết trở nên phong phú hơn rất nhiều. Bài "Tỉnh ta triển khai một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông" (HGTT, 24/8/2007), mới chỉ nêu lên được những giải pháp để giảm thiểu tai nạn giao thông tại tỉnh Hà Giang, nếu có thêm sự liên kết dẫn tới những thông tin liên quan tới tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông đã xảy ra tại tỉnh Hà Giang...sẽ làm người đọc hiểu rõ tại sao phải có ngay những "giải pháp cấp bách" như vậy.
Ngôn ngữ thiết kế trang: Hình thức của tờ báo, nếu được thiết kế tốt
về giao diện, xây dựng các chuyên mục phù hợp, thiết lập chức năng tìm kiếm, thiết kế đồ hoạ hợp lý...sẽ làm sao cho tờ báo dễ đọc hơn đồng thời gây được thiện cảm cho người truy cập. Hai tờ báo trực tuyến lớn của Mỹ là The Newyork time (Newyorktime.com) , Washington post (Washingtonpost. com) là hai tờ báo có giao diện thiết kế đẹp. Với giao diện tĩnh, sử dụng hai màu
xanh, đen làm màu chủ đạo, măng-sec báo được thể hiện theo phông chữ cách điệu tạo nét mềm mại, độc đáo. Sử dụng ảnh lớn, thu hút ngay sự chú ý của độc giả. Nếu The Newyork time và Washington post sử dụng giao diện tĩnh tạo độ sâu, trầm, thì The Sun (Thesun.co.uk) hoàn toàn đối lập với giao diện động. Măng-sec báo màu đỏ tươi, đồng thời sử dụng nhất quán một màu đỏ đó trong toàn bộ giao diện của The Sun, ngay lập tức thu hút sự chú ý của người đọc khi nhấp chuột vào. 14 chuyên mục được thiết kế dọc chiếm một vị trí rất rất nhỏ, đã dành diện tích "đất" trang chủ làm nổi bật phần tin, bài chính...
H3.7: Giao diện trang chủ The Newyork times H3.8: Giao diện trang chủ Washington post
Tại Việt Nam, Vnexpress là tờ báo trực tuyến thiết kế đẹp nhất, vừa giản dị, vừa hiện đại và quan trọng nhất vẫn là nổi bật thông tin cần chuyển tải. Nhìn tổng thể, giao diện của Vnexpress được thiết kế gần giống giao diện của tờ Washington post. Bố cục trang chủ của Vnexpress, ngoài măng-sec và những quảng cáo, giới thiệu sinh động chiếm một vị trí vừa phải trên đầu trang, gồm 3 cột: cột thứ nhất từ trái sang rộng nhất dùng để chuyển tải tít chính và tít dẫn các tin bài chính. Vị trí góc trên cùng bên trái dành để đăng những tin, bài nổi bật nhất; cột thứ thứ hai chứa các dịch vụ gia tăng như dự báo thời tiết, tỉ giá chứng khoán, giá vàng, các video, diễn đàn thăm dò ý kiến và một phần nhỏ cho quảng cáo; cột thứ ba dành cho chức năng tìm kiếm và quảng cáo. Với cách trình bày kết hợp hài hoà giữa các cột dọc và ngang, màu sắc đồng nhất, Vnexpress đã khiến cho bạn đọc dễ đọc, dễ tìm, được đánh giá là tờ thiết kế đẹp nhất.
H3.10:Giao diện trang chủ báo Trực tuyến Vnexpress
Giao diện của Thái Nguyên Trực tuyến được thiết kế với 3 cột. Cột thứ nhất một ảnh khổ lớn, tin hoặc bài nổi bật được đặt ở vị trí góc trên cùng bên trái, sau đó là tin tiêu điểm và các dịch vụ gia tăng như: dự báo thời tiết, tỉ giá vàng, liên kết website; cột thứ hai rộng nhất dành để chuyển tải tít chính và tít dẫn các tin bài chính mới cập nhật ngoài ra còn có các mục như Phóng sự ảnh, Cuộc sống đời thường, Bảng giá đất...ngay dưới các menu chứa trang, mục đó ; cột thứ ba là truyền hình Internet, chức năng tìm kiếm và các mục
nhỏ như: Phim tài liệu, Công báo, Văn bản pháp luật, Cuộc sống qua ảnh, Quảng cáo. Nhìn chung giao diện của Thái Nguyên Trực tuyến khá lộn xộn, với quá nhiều chuyên mục, mục đưa lên trang chủ, lạm dụng màu sắc trong việc trình bày với 5 màu: xanh, đen, đỏ ( sử dụng màu đỏ ở những mục cần nhấn mạnh), vàng, trắng cùng với việc sử dụng ảnh động liên tục ở những mục không cần thiết như: Bảng giá đất, 45 năm truyền thống gang thép Thái Nguyên, Dự báo thời tiết... Gây tức mắt, tạo sự khó chịu cho người truy cập.
H3.11: Giao diện trang chủ Thái Nguyên Trực tuyến
Giao diện Bắc Kạn Trực tuyến nhìn tổng thể chưa hợp lý và gần gũi với người dùng. Màu sử dụng ở măng séc (tên báo) các chuyên mục quá đậm.