Một số vấn đề đặt ra đối với việc phát huy vai trò người phụ nữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy vai trò của người phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hóa ở ngoại thành hà nội hiện nay (Trang 70 - 80)

nữ trong xây dựng gia đình văn hóa ở ngoại thành Hà Nội hiện nay

2.3.1 Bất bình đẳng giới trong phân công lao động, tiếp cận kiểm soát các nguồn lực gia đình còn khá phổ biến gây cản trở việc phát huy vai trò của người phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hóa

Thứ nhất: Bất bình đẳng giới trong phân công lao động trong gia đình

Nhờ sự quan tâm của Đảng bộ và chính quyền các cấp ở huyện và cơ sở, phụ nữ các huyện ngoại thành đã có nhiều cơ hội và điều kiện để phát triển và làm tốt vai trò của mình. Trong gia đình bước đầu đã có sự chia sẻ công việc nội trợ, chăm sóc con cái, thực hiện kế hoạch hóa gia đình giữa người vợ và người chồng. Tuy nhiên, phân công lao động theo giới luôn gắn với điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi gia đình. Chính vì vậy, phân công lao động theo giới trong công việc gia đình vẫn còn nhiều bất cập và còn có khoảng cách rất xa.

Theo truyền thống, người phụ nữ phải làm công việc nội trợ, bếp núc, chăm sóc con cái, chăm sóc người già, người ốm, giặt giũ, chăn nuôi, trong khi đó nam giới hầu như rất ít tham gia bởi họ thường cho đó là việc của phụ nữ.

Sự phân biệt vai trò của đàn ông và đàn bà trong công việc gia đình khiến người ta không nhận thấy rằng phụ nữ cũng góp phần cơ bản làm trụ cột kinh tế trong gia đình. Phần lớn phụ nữ ở bốn huyện ngoại thành Hà Nội phải thực hiện vai trò kép: vừa tham gia lao động sản xuất, làm việc trong các ngành nghề không kém gì nam giới, đồng thời phải thực hiện chức năng sinh đẻ, nuôi dưỡng, nội trợ nên ít có thời gian nghỉ ngơi, giải trí và cơ hội học tập nâng cao trình độ, nhất là ở huyện thuần nông như Phúc Thọ, Chương Mỹ. Mặc dù đã có nhiều chính sách nhằm giải phóng phụ nữ nhưng đa số phụ nữ vẫn là người làm nội trợ chính trong gia đình. Những công việc nội trợ hàng ngày đè nặng lên lưng người phụ nữ làm cho họ

nghẹt thở, mụ mẫm, ràng buộc họ vào công việc bếp núc, con cái làm cho họ không có cơ hội để phát triển bản thân. Họ phải làm hầu hết các công việc như giặt giũ 82,14%; giáo dục con cái tỷ lệ phụ nữ là 67,65%; đi chợ, nấu ăn tỷ lệ phụ nữ là 65,71%; chăm sóc con cái và người già là 55,71; dọn dẹp nhà cửa là 51,26% [xem bảng 2.4]. Lao động nội trợ gia đình thường được coi là lao động không được trả công nên người phụ nữ rất thiệt thòi khi tính thu nhập thành tiền đóng góp cho gia đình.

Ở một số xã, thị trấn có một số gia đình khá giả, do kinh tế thị trường, do tính chất cơ động của công việc, nhiều gia đình đã thuê người giúp việc với mức lương thỏa thuận tùy theo công việc. Việc trả lương này giúp người ta thấy được khối lượng công việc nhà và sự cần thiết phải chia sẻ công việc gia đình với phụ nữ nếu chưa có điều kiện thuê người giúp việc.

Phân công lao động gia đình là một trong những lĩnh vực bất bình đẳng nhất giữa nam và nữ. Vì thế, cho dù người phụ nữ có nhiều khả năng độc lập về kinh tế thì họ vẫn ít có thời gian nghỉ ngơi bởi vai trò truyền thống về giới vẫn chưa được thay đổi nhiều. Do đảm nhận cả công việc phát triển kinh tế và công việc gia đình nên thời gian lao động của người phụ nữ thường kéo dài hơn nam giới. Trong một ngày bình quân nam giới lao động là 10h thì thời gian lao động của phụ nữ có thể lên đến 12 đến 15 giờ, nhưng năng suất lao động của mỗi công việc mà người phụ nữ đảm nhận lại không cao vì họ phải làm nhiều việc trong một ngày, một tháng, một năm và cả cuộc đời. Sự bất bình đẳng này có ảnh hưởng lớn đến việc học tập, nâng cao nhận thức của người phụ nữ, làm hạn chế vai trò của họ trong việc thực hiện các chức năng khác của gia đình.

Thứ hai: Bất bình đẳng giới trong việc tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực của gia đình vẫn đang có chiều hướng gia tăng

Phụ nữ là người đóng góp lớn cho các hoạt động trong gia đình, nhưng điều kiện tiếp cận các nguồn lực cũng như việc ra quyết định còn

hạn chế hơn nam giới. Nhất là việc tiếp cận các nguồn lực khoa học và kỹ thuật cho sản xuất cho trong các gia đình hiện nay. Khi bàn về phát triển kinh tế hộ gia đình, người ta thường quan tâm đến vai trò của chủ hộ trong việc điều hành, tổ chức sản xuất, phân phối sản phẩm. Từ đó người ta đặt ra quy trình đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp thông tin, chuyển giao kỹ thuật cho các chủ hộ trong gia đình mà chủ yếu là nam giới. Điều này làm cho phụ nữ bị hạn chế hoặc bị loại trừ trong việc tiếp cận kỹ thuật liên quan đến sản xuất, hoạt động kinh tế và đời sống của họ.

Trên thực tế, do trình độ văn hóa của phụ nữ ở các huyện vẫn còn thấp nên họ bị hạn chế trong việc tiếp thu khoa học kỹ thuật. Mặt khác, người phụ nữ ít có điều kiện giao tiếp, ít có điều kiện tiếp cận các nguồn thông tin nên chính họ sẽ gặp khó khăn trong việc nâng cao vị thế và tăng thu nhập trong gia đình. Trên thực tế, khả năng được tiếp cận các nguồn và lợi ích sản xuất (đất đai, vốn, khoa học, kỹ thuật… ) của phụ nữ thường thấp hơn nam giới cho nên trình độ năng lực và khả năng quyết định của phụ nữ vẫn kém hơn nam giới như mua đồ đạc đắt tiền thì người chồng quyết định 26,7%, người vợ là 9,1%; việc sản xuất kinh doanh chồng là 19,4%, vợ là 12,3%; xây nhà người chồng quyết định là 28,7%, người vợ là 20,1%; các quan hệ trong gia đình họ hàng 23,2% là chồng quyết định, 11,7% là vợ quyết định (xem phụ lục 3).

Trong việc quản lý tiền bạc trong gia đình, phụ nữ thường là người quản lý tốt hơn nam giới. Tuy nhiên, việc phụ nữ quản lý tiền không đảm bảo rằng họ có thể tự quyết định việc chi tiêu vì họ vẫn thường bàn bạc với chồng. Trong khi đó, nam giới nếu quản lý tiền thì họ có thể tự quyết định chi tiêu, nhiều khi không cần bàn bạc với ai. Việc được hưởng phúc lợi cho các thành viên trong gia đình không hẳn được chia đều cho nhau. Trong nhiều trường hợp nhất là ở nông thôn, người ta thường ưu tiên phần nhiều cho đàn ông và trẻ em trai trong việc hưởng lợi, đầu tư mua sắm và cơ hội đi học. Khi ngân sách chi tiêu trong gia đình không đủ, người phụ nữ phải

xoay sở, lo toan cho bữa ăn hàng ngày, nếu phải vay những món tiền lớn thường do nam giới tiến hành như: vay vốn ngân hàng, quỹ tín dụng….. Việc kết hợp chức năng gia đình và chức năng xã hội đối với người phụ nữ ngày càng khó khăn.

2.3.2 Tình trạng bạo lực gia đình, tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phát huy vai trò của người phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hóa

Thứ nhất: Tình trạng bạo lực trong gia đình

Có thể nói, gia đình một thời được coi là nơi yên bình nhất của con người, là nơi mà con người tìm được sự chia sẻ và yêu thương, là nơi tiếp sức cho con người có nhiều nghị lực để vượt qua những áp lực trong công việc và các thử thách hay khó khăn bên ngoài xã hội. Quan hệ gia đình giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, anh chị em với nhau là quan hệ tình cảm thiêng liêng và ấm áp. Từ trước đến nay, gia đình luôn luôn được coi là tổ ấm, là nơi thỏa mãn những nhu cầu tình cảm và vật chất của các thành viên và bảo vệ họ trước những căng thẳng trong cuộc sống.

Ngoại thành Hà Nội, nơi chịu tác động mạnh mẽ của quá trình quốc tế hóa cũng chính là nơi xuất hiện ngày càng nhiều các hiện tượng bạo lực gia đình đã làm cho các gia đình rơi vào trạng thái bất ổn thật sự. Vấn nạn này đã để lại nhiều nỗi đau về cả vật chất lẫn tinh thần cho phụ nữ, trẻ em, những nạn nhân được coi là đối tượng chịu nhiều hậu quả trực tiếp và nặng nề của bạo lực gia đình.

Bạo lực trong gia đình có thể diễn ra dưới nhiều hình thức và giữa các thành viên khác nhau trong gia đình nhưng bạo lực của người chồng đối với người vợ là dạng bạo lực gia đình điển hình nhất.

Hiện nay, ở các huyện, tình trạng bạo lực gia đình đang diễn ra ngày càng phổ biến ở nhiều nơi, số vụ bạo hành gia đình gây hậu quả nghiêm trọng có chiều hướng tăng cao, điển hình là các vụ án ở huyện Từ Liêm

diễn ra gần đây như: “Vụ chồng đổ xăng đốt vợ tại Hà Nội: Mâu thuẫn nhỏ, hậu quả lớn!” đăng trên báo Công an nhân dân online ngày 12/08/2012; “Người chồng đâm chết vợ bằng xe SH lại hầu tòa” trên VietBao.vn đăng ngày 20/09/2011; ở huyện Chương Mỹ: “Chồng chém vợ đang mang thai: hơn 7 năm sống trong địa ngục” trên báo Dân trí đăng ngày 14/05/2012...

Bạo hành gia đình để lại một hậu quả nghiêm trọng, có thể các vết thương về thể xác sẽ nhanh chóng phục hồi và lành lặn nhưng những vết thương về tinh thần rất khó để xóa nhòa.Thực tế đó cho thấy cần một thể chế pháp lý đủ mạnh để có thể góp phần phòng và chống bạo hành gia đình bảo vệ các đối tượng yếu.

Trên thực tế, có quá nhiều người phụ nữ ở các huyện còn mơ hồ về khái niệm “bạo hành gia đình”, có tới 76% số phụ nữ được hỏi nói rằng không biết hoặc trả lời không đầy đủ về bạo hành gia đình. Trong xã hội đã từng một thời gian dài bị ảnh hưởng bởi tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, việc chồng “dạy” vợ là lẽ thường tình khiến nạn bạo hành càng có cơ hội để hoành hành. Thêm vào đó, nhiều khi người bị bạo hành không ý thức được quyền lợi của mình nên cứ tiếp tục cam chịu. Còn người gây ra bạo hành thì không nhận thức được hành vi sai trái của mình.

Bạo lực gia đình là vấn đề của gia đình, cộng đồng và xã hội. Vì vậy, chúng ta cần sớm xây dựng những giải pháp đồng bộ để ngăn chặn cũng như loại bỏ tệ nạn này ra khỏi đời sống xã hội. Bạo lực gia đình để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho gia đình nhất là phụ nữ và trẻ em. Do đó mà việc xóa bỏ bạo lực gia đình không chỉ là trách nhiệm của riêng ai mà đòi hỏi phải có sự phối hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và quốc gia trong phòng, chống bạo lực gia đình. Chỉ khi nào công tác phòng, chống bạo lực được triển khai có hiệu quả thì lúc đó gia đình mới được coi là chốn yên bình và hạnh phúc của các thành viên trong gia đình và chúng ta mới có thể đạt được mục tiêu xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, bình đẳng và phát triển bền vững.

Thứ hai: Các tệ nạn xã hội ảnh hưởng tới gia đình

Tệ nạn xã hội là một hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi làm sai lệch chuẩn mực đạo đức của con người khiến người ta lao vào con đường phạm pháp gây vi phạm đạo đức và pháp luật, để lại hậu quả xấu cho con người và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của gia đình, xã hội.

Ở các huyện hiện nay đã có nền kinh tế phát triển hơn, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều vấn đề đang đặt ra, mặc dù nền kinh tế có bước tăng trưởng đáng khích lệ, song đằng sau nó là rất nhiều hệ lụy, tệ nạn xã hội tràn lan khắp nơi, tập trung nhiều nhất là ở các KCN, CCN như KCN Phú Nghĩa (Chương Mỹ), KCN Nam Thăng Long (Từ Liêm), KCN An Khánh (Hoài Đức), CCN Từ Liêm (Từ Liêm), CCN Lai Xá - Kim Trung (Hoài Đức)... Nổi bật nhất là HIV – AIDS, nghiện hút, cờ bạc, rượu chè, trộm cướp, lô đề, thiếu việc làm đang diễn ra hết sức phức tạp và ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc của các gia đình. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm thì năm 2011 số người nghiện trong danh sách quản lý của huyện Từ Liêm đứng thứ 5 trong danh sách các quận, huyện của Thủ đô về số lượng người nghiện ma túy (1152 đối tượng), Chương Mỹ là 488 đối tượng, Phúc Thọ là 337 đối tượng, Hoài Đức là 322 đối tượng [xem phụ lục 4].

Tiếp theo là tệ nạn mại dâm đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến đạo đức xã hội, đồng thời nó cũng làm cho hạnh phúc gia đình tan vỡ nhất là ở các khu vực như thị trấn Xuân Mai (Chương Mỹ), An Khánh (Hoài Đức), xã Cổ Nhuế (Từ Liêm)... Trong nhiều năm qua, Đảng bộ và chính quyền thủ đô đã ra sức ngăn chặn tệ mại dâm nhưng thực tế nó vẫn tồn tại dưới nhiều hình thức trá hình và ngày càng tinh vi, phức tạp. Năm 2011, Chương Mỹ 19 đối tượng mại dâm có hộ khẩu Hà Nội, Từ Liêm có 18 đối tượng, Hoài Đức là 11 đối tượng, Phúc Thọ là 2 đối tượng [xem phụ lục 4].

Ma túy, mại dâm và các tệ nạn khác đang ngày càng tăng cao làm cho nếp sống các gia đình bị xáo trộn, tiền bạc bị thất thoát, sức khỏe của các thành viên trong gia đình bị giảm sút, tình cảm rạn nứt, là nguyên nhân chính của các vụ bạo hành gia đình, ly hôn, vi phạm pháp luật. Tất cả những điều đó là nguyên nhân chính gây cản trở người phụ nữ thực hiện tốt các chức năng của gia đình, từ đó làm hạn chế vai trò của họ trong việc xây dựng gia đình văn hóa.

Cùng với tệ nạn xã hội thì những bất công trong xã hội chưa được giải quyết triệt để, đó là vấn đề xóa đói giảm nghèo, sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng sâu sắc. Để giải quyết được vấn đề này, không chỉ cần có sự tham gia tích cực của hệ thống chính trị cấp cơ sở mà cần hơn hết là sự chung tay góp sức của mọi người dân để ngăn ngừa và đẩy lùi có hiệu quả các tệ nạn xã hội, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho các gia đình và sự phát triển bền vững của xã hội.

2.3.3 Trình độ dân trí trong một bộ phận phụ nữ còn thấp gây trở ngại rất lớn đến việc phát huy vai trò của người phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hóa

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng trình độ văn hóa luôn đóng vai trò quyết định và tỷ lệ thuận với những tiến bộ, những giá trị mới của mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống gia đình hiện nay, là yếu tố đảm bảo cho địa vị của người phụ nữ trước những tác động của cơ chế thị trường. Trình độ văn hóa cao sẽ làm thay đổi nhận thức, quan niệm, thái độ và hành vi của người phụ nữ cũng như các thành viên khác trong gia đình. Trình độ văn hóa cao sẽ giúp người phụ nữ thực hiện các chức năng của mình có hiệu quả bằng những ứng xử thích hợp, đảm bảo cho quan hệ gia đình trở nên tốt đẹp, quan hệ vợ chồng trở nên bình đẳng hơn, kinh tế gia đình phát triển, có quan niệm đúng đắn về quy mô gia đình và sinh sản… tuy nhiên hiện nay, trình độ nhận thức của một bộ phận phụ nữ ở các huyện vẫn còn hạn chế.

Một bộ phận phụ nữ, chủ yếu là phụ nữ nông thôn trình độ văn hóa còn thấp, hiểu biết xã hội còn hạn chế, không có tính tự giác vươn lên phát

triển mình. Trên thực tế, ở bốn huyện ngoại thành người phụ nữ ngoài việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy vai trò của người phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hóa ở ngoại thành hà nội hiện nay (Trang 70 - 80)