Thành tựu và hạn chế trong việc phát huy vai trò của phụ nữ trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy vai trò của người phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hóa ở ngoại thành hà nội hiện nay (Trang 52 - 70)

trong xây dựng gia đình văn hóa ở ngoại thành Hà Nội hiện nay

Sự nghiệp đổi mới của đất nước đã tác động mạnh mẽ đến gia đình và vai trò của người phụ nữ trong gia đình. Khi vị trí, chức năng của gia đình được khẳng định thì vai trò của người phụ nữ trong gia đình cũng được đề cao và phát huy, nhất là trong xây dựng gia đình văn hóa.

Cơ chế thị trường, mở cửa liên doanh liên kết với nước ngoài tạo ra khả năng cho kinh tế tăng trưởng và đời sống nhân dân được ổn định, vai trò của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội cũng được phát huy. Trong xu thế chung của cả nước, phụ nữ thành phố Hà Nội nói chung và phụ nữ các huyện ngoại thành nói riêng đã khẳng định vai trò quan trọng của mình trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Để làm rõ những đóng góp tích cực mà người phụ nữ đã đem lại cho gia đình và những khó khăn mà họ đang gặp phải, dưới đây luận văn sẽ phân tích vai trò của người phụ nữ ở ngoại thành Hà Nội mà tiêu biểu là phụ nữ ở bốn huyện Từ Liêm, Hoài Đức, Chương Mỹ, Phúc Thọ trong xây dựng gia đình văn hóa thời kỳ hiện nay trên cơ sở thực hiện các chức năng cơ bản của gia đình.

2.2.1 Trong việc thực hiện chức năng tái sản xuất ra con người

Phụ nữ đóng vai trò trực tiếp trong việc thực hiện chức năng tái sản sinh ra con người. Sinh con, nuôi dưỡng, giáo dục chúng là niềm vui, là hạnh phúc, là trách nhiệm của người phụ nữ. Không có người phụ nữ nào lại không muốn làm mẹ, không có gia đình nào lại không muốn có con. Tuy nhiên, sinh con không chỉ là mong muốn của các gia đình mà nó còn mang ý nghĩa rất lớn trong lĩnh vực kế hoạch hóa đời sống xã hội. Bởi việc tái sản xuất ra con người không thuần túy là cho ra đời một đứa con mà nó còn liên quan tới nhiều vấn đề khác, liên quan đến hạnh phúc và tổ ấm gia đình.

Tuy nhiên, gia đình đông con sẽ tạo sức ép về vấn đề chăm sóc sức khỏe, nguồn thức ăn và tài nguyên môi trường, nghèo đói, thất học phát sinh cùng nhiều vấn nạn khác. Có rất nhiều người mẹ, người vợ suốt ngày tất bật với công việc bếp núc, con cái không có điều kiện để giao lưu học hỏi. Nhiều phụ nữ nhất là ở vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc như thôn Đồng Ké (xã Trần Phú) của huyện Chương Mỹ, xã thuần nông như Vân Phúc, Vân Hà của huyện Phúc Thọ tỷ lệ chị em phụ nữ có trình độ học vấn cao là rất hạn chế. Vì vậy, việc thực hiện gia đình ít con, kế hoạch hóa gia đình là rất cần thiết đặc biệt là đối với người phụ nữ.

Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN thì chức năng sinh sản của gia đình đang có nhiều thay đổi. Quy mô gia đình đang có xu hướng nhỏ dần, gia đình ít thế hệ; các gia đình tập trung vào nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục con cái.

Nhận thức về vấn đề sinh đẻ và bảo vệ sức khỏe cho mẹ và con

Sinh con là một quyết định quan trọng đối với cả người vợ và người chồng, nó liên quan đến nhiều yếu tố cần được cân nhắc như điều kiện sức khỏe, kinh tế gia đình, những kiến thức làm mẹ,... Trong đó độ tuổi thích hợp để sinh con là một vấn đề vô cùng quan trọng. Nếu sinh con quá sớm (trước 20 tuổi) hoặc sinh con quá muộn (sau 35 tuổi) đều gây nhiều tai biến cho cả mẹ và thai nhi.

Qua kết quả điều tra sự hiểu biết của người phụ nữ ở bốn huyện của ngoại thành Hà Nội là: Từ Liêm, Hoài Đức, Chương Mỹ, Phúc Thọ về độ tuổi thích hợp khi sinh con lần đầu thì có khoảng 67% cho rằng nên sinh con lần đầu vào tuổi 22 – 29, gần 17,8% cho rằng nên sinh con ở trên tuổi 29, 15,2% cho rằng nên sinh con khi dưới 22 tuổi [xem phụ lục 1].

Nhận thức về việc bảo vệ sức khỏe cho mẹ và cho con của các thành viên trong gia đình đã có nhiều tiến bộ, phần lớn những người được hỏi cho rằng phải bảo vệ và chăm sóc bà mẹ, trẻ em, quan niệm này có ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh sản của gia đình và của người phụ nữ. Ngày

nay, phụ nữ Thủ đô nói chung và phụ nữ ở các địa bàn nghiên cứu nói riêng đã ý thức một cách rất rõ ràng việc cần được bảo vệ không chỉ cho mình mà cho cả con mình, đó là quyền lợi và cũng là trách nhiệm thiêng liêng của chính họ.

Về sử dụng các biện pháp tránh thai để thực hiện kế hoạch hóa gia đình

Phụ nữ ở Thủ đô Hà Nội nói chung và phụ nữ ở bốn huyện ngoại thành Hà Nội nói riêng (Từ Liêm, Hoài Đức, Chương Mỹ, Phúc Thọ) đã nhận thức sâu sắc các chủ trương chính sách của Đảng về kế hoạch hóa gia đình, gắn liền với yêu cầu về giữ khoảng cách các lần sinh đẻ (2 – 3 năm), để người mẹ có thời gian khôi phục sức khỏe và có cơ hội tham gia vào các hoạt động xã hội. Ngoài ra, việc sinh đẻ còn phụ thuộc vào kinh tế của gia đình, ở ngoại thành Hà Nội các yếu tố kinh tế tác động vào gia đình rất mạnh mẽ, vì vậy các gia đình cũng như người phụ nữ đã nhận thức rõ về gia đình đông con là khó khăn. Tỷ lệ sinh con thứ ba đã giảm đáng kể như: huyện Chương Mỹ là 15,18% năm 2011; Hoài Đức là 14,5% giảm 0,26% so với năm 2009; Phúc Thọ năm 2010 tỷ lệ con thứ 3 trở lên là 14,5%, giảm 0,5% so với năm 2009 [57]; Từ Liêm giảm xuống còn 13% năm 2011[61].

Thời gian qua, Hội liên hiệp phụ nữ các cấp, Sở Y tế Thủ đô Hà Nội cùng phối hợp và có nhiều chương trình hành động để khuyến khích các gia đình thực hiện kế hoạch hóa gia đình, chương trình này đã được tuyên truyền sâu rộng và được đông đảo phụ nữ hưởng ứng.

Bảng 2.1 Kết quả điều tra về sử dụng các biện pháp tránh thai hữu hiệu (cả nam và nữ trong độ tuổi)

Đơn vị tính %

Sử dụng các biện pháp tránh thai

Phúc Thọ

Từ Liêm Chương Mỹ Hoài Đức

Có 63 73 65 68 Không 37 27 35 32 Nếu có thì sử dụng BPTT nào Đặt vòng 66 48 61 55 Uống thuốc 12 19 11 17 Bao cao su 7 17 9 14 Triệt sản nam 0 2 1 2 Triệt sản nữ 2 4 2 2 Biện pháp khác 13 10 16 10

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát ở 4 huyện ngoại thành Hà Nội (Chương Mỹ, Từ Liêm, Phúc Thọ, Hoài Đức) (6/2012)

Qua bảng số liệu cho thấy, tỷ lệ người sử dụng các biện pháp tránh thai khá cao, trung bình bốn huyện có khoảng 65% số người được hỏi có sử dụng BPTT, còn 35% không sử dụng. Tỷ lệ sử dụng BPTT nhiều nhất là huyện Từ Liêm 73%, sau đó đến huyện Hoài Đức, Chương Mỹ, thấp nhất là huyện Phúc Thọ 63%. Trong số các biện pháp tránh thai có tới 3/4 dành cho phụ nữ. Các chương trình kế hoạch hóa gia đình tổ chức liên tục ở khắp các địa phương nhưng mới có khoảng 10% nam giới vào cuộc. Kết quả điều tra một lần nữa khẳng định các hình thức tránh thai cũng như người sử dụng các biện pháp tránh thai vẫn tập trung chủ yếu ở phụ nữ.

Ở các địa bàn nghiên cứu, BPTT được sử dụng chủ yếu là đặt vòng: Phúc Thọ (68 %); Chương Mỹ (61%); Hoài Đức (55%); Từ Liêm (48%). Uống thuốc tránh thai: Từ Liêm (19%); Hoài Đức (17%); Phúc Thọ (12%); Chương Mỹ (11%). Số người dùng bao cao su ở bốn huyện Từ Liêm, Hoài

Đức, Chương Mỹ, Phúc Thọ theo tỷ lệ là: 17%, 14%, 9%, 7%. Những kết quả trên, theo chúng tôi có thể là do phụ nữ ở các huyện thuần nông như Phúc Thọ, Chương Mỹ chọn phương pháp đặt vòng bởi nó hiệu quả lâu dài và chi phí thấp. Việc sử dụng biện pháp uống thuốc, bao cao su hay triệt sản ở các huyện Từ Liêm, Hoài Đức vẫn cao hơn.

Trong lĩnh vực kế hoạch hóa gia đình, chị em đã động viên được nam giới tham gia tích cực hơn. Tỷ lệ nam giới áp dụng các biện pháp như sử dụng bao cao su, triệt sản nam cũng đã có, nhưng không đáng kể. Nhìn chung phụ nữ vẫn là người gánh vác trách nhiệm chính trong việc thực hiện BPTT, trong khi lẽ ra phải được nam giới chia sẻ. Việc này cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người phụ nữ.

Phụ nữ là người trực tiếp tái sản xuất ra con người, góp phần rất lớn vào việc tăng hay giảm của dân số. Tốc độ tăng dân số của các huyện nhìn chung đã giảm xuống nhưng chưa bền vững. Đặc biệt tỷ lệ mất cân bằng giới tính giữa số trẻ nam và nữ vẫn còn ở mức cao. Theo kết quả điều tra dân số 01/4/2009 tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên toàn thành phố ổn định ở mức: 1,20 % (năm 2001) và đạt tỷ lệ 1,19 % vào năm 2010; tỷ lệ tăng dân số bình quân đạt 2,0%/năm [62] .Tốc độ tăng dân số của bốn huyện ngoại thành đều giảm xuống tuy nhiên vẫn ở mức cao: Từ Liêm là huyện có tỷ lệ tăng dân số cao nhất trong bốn huyện (6,75%) và đứng thứ hai của Hà Nội [63]. Huyện Hoài Đức tốc độ tăng dân số là 2,02%. Phúc Thọ tỷ lệ tăng dân số là 2%. Chương Mỹ tiếp tục giữ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong toàn huyện từ 1 đến 1,14% [64]. Tỷ lệ tăng dân số giảm một phần lớn nhờ vào việc người phụ nữ đã sử dụng các BPTT để thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Tuy nhiên, việc sử dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình bằng nạo, hút thai sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức của toàn thể các thành viên trong gia đình về việc sinh ít con là điều rất cần thiết. Sức khỏe của người phụ nữ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của thai nhi, đến thể lực và trí

lực của đứa con sau này, đòi hỏi người phụ nữ cần được học qua sự trao truyền kinh nghiệm, phải được giáo dục tri thức khoa học phù hợp về sức khỏe sinh sản, về giáo dục giới tính, độ tuổi để sinh con, các biện pháp và kiến thức kế hoạch hóa gia đình.

2.2.2 Trong việc thực hiện chức năng giáo dục gia đình

Chức năng giáo dục gia đình là chức năng cơ bản của gia đình góp phần tái sản xuất ra những con người có ích cho xã hội. Thực hiện chức năng cao quý này, người phụ nữ với tư cách là người mẹ giữ vị trí quan trọng nhất. Đây là công việc đòi hỏi tình yêu, sự kiên trì với biện pháp thích hợp, sáng tạo, đa dạng đối với con cái mà không có hình thức nào thay thế được và người phụ nữ hội đủ tố chất để thực hiện được trách nhiệm vẻ vang này.

Từ xưa, việc chăm lo gia đình, nuôi dạy con cái đã là “nhiệm vụ” không thể thiếu của người phụ nữ. Niềm hạnh phúc vô bờ bến của mỗi người phụ nữ đó là làm vợ và làm mẹ, được chăm sóc cho những người mình yêu thương. Điều đó không thay đổi theo tiến trình lịch sử, theo những thay đổi trong quan niệm thời đại, song, trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, những chuẩn mực khác nhau về người phụ nữ cũng làm thay đổi vai trò và ảnh hưởng của người mẹ đối với việc giáo dục con cái trong gia đình.

Trong xã hội phong kiến, những định kiến khắt khe của xã hội đã kìm hãm người phụ nữ trong phạm vi gia đình, họ chịu ảnh hưởng lớn của người chồng, gần như không có sự độc lập, tự chủ trong đời sống, trong gia đình. Người mẹ chỉ gần gũi, chăm sóc con cái, chứ không có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nhân cách của con. Đặc biệt, việc định hướng cho con không phải là “nhiệm vụ” của người mẹ. Người phụ nữ không có tiếng nói trong gia đình, cho nên, những quyết sách về tương lai, công danh, sự nghiệp của con hoàn toàn là do người cha định hướng.

Bước sang xã hội hiện đại, chuẩn mực về người phụ nữ thời hiện đại thay đổi, kéo theo sự thay đổi về ảnh hưởng của họ đối với gia đình và xã

hội. Vai trò của người mẹ đối với việc giáo dục con cái cũng thay đổi nhiều hơn. Ở các huyện ngoại thành Hà Nội, người phụ nữ là người đảm nhận vai trò chính trong mọi công việc liên quan đến giáo dục con cái.

Về trách nhiệm của người phụ nữ trong việc giáo dục con cái

Trách nhiệm giáo dục con cái ngày càng lớn, để thực hiện tốt trách nhiệm này, người phụ nữ cần có sự hợp tác của người chồng và các thành viên khác trong gia đình. Tuy nhiên, ở hầu hết các huyện hiện nay, trách nhiệm giáo dục con cái là do người phụ nữ đảm nhiệm. Theo kết quả khảo sát của chúng tôi thì gần 70% số người được hỏi đều cho rằng việc giáo dục con cái trong gia đình họ là do người vợ chịu trách nhiệm như: Phúc Thọ 71,7%, Chương Mỹ 67,5%, Hoài Đức 65,6%, Từ Liêm 65,8%. Tỷ lệ người chồng tham gia vào giáo dục con cái thấp hơn: Phúc Thọ 19,6%, Chương Mỹ 21,1%, Hoài Đức 23,6%, Từ Liêm 22,3%; việc cả hai cùng tham gia chiếm tỷ lệ thấp, tương ứng với các huyện là 20,7%, 12,4%, 10,8%, 11,9% [xem bảng 2.2].

Bảng 2.2 Kết quả điều tra về mức độ tham gia của vợ và chồng trong việc giáo dục con cái

Đơn vị tính %

Trách nhiệm giáo dục con

cái

Từ Liêm Hoài Đức Chương Mỹ Phúc Thọ

Vợ 65,8 65,6 67,5 71,7

Chồng 22,3 23,6 21,1 19,6

Cả hai 11,9 10,8 12,4 20,7

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của chúng tôi ở 4 huyện ngoại thành Hà Nội (Chương Mỹ, Từ Liêm, Phúc Thọ, Hoài Đức) (6/2012)

Về nội dung cần thiết để giáo dục con cái

Trong bối cảnh ngày nay, Thủ đô Hà Nội nói chung và các huyện ngoại thành nói riêng đang chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố tác động tới giáo dục trong gia đình. Vì vậy mà nhận thức của người phụ nữ về nội

dung giáo dục cho con cái cũng có những thay đổi theo hướng tiến bộ, từ đó tạo ra được những thế hệ tương lai có ích cho sự phát triển của đất nước nói chung và mỗi gia đình nói riêng. Trong những nội dung giáo dục con, việc đôn đốc hướng dẫn con học tập được phụ nữ ở các địa phương lựa chọn nhiều nhất, cao nhất là Từ Liêm (89,2%), Hoài Đức (83,1%), Chương Mỹ (82,5%), Phúc Thọ (81,7%) [xem bảng 2.3]; việc dạy các con cách ăn ở, cư xử có tỷ lệ cao thứ hai. Việc dạy con kỹ năng lao động, giữ gìn sức khỏe, phòng chống tệ nạn xã hội là những điểm mới trong tư duy giáo dục con của người phụ nữ, nhất là ở các huyện có kinh tế phát triển như Từ Liêm, Hoài Đức. Các kết quả đó phản ánh nhận thức về việc giáo dục con cái của phụ nữ ở các huyện ngoại thành đã được nâng cao hơn. Nhưng tỷ lệ này ở thành thị cao hơn nông thôn do phụ nữ ở đây có nhiều điều kiện hơn về vị trí địa lý (gần nội thành Hà Nội – trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước), điều kiện kinh tế để nâng cao trình độ nhận thức về giáo dục con cái [xem bảng 2.3].

Bảng 2.3 Kết quả điều tra về vai trò của phụ nữ trong việc thực hiện các nội dung giáo dục con cái

Đơn vị tính %

Nội dung giáo dục Phúc Thọ Từ Liêm Chương Mỹ Hoài Đức

Đôn đốc hướng dẫn con học tập 81,7 89,2 82,5 83,1 Cách ăn ở, cư xử 69,3 87,9 79,5 81,0 Kỹ năng lao động 54,6 67,4 58,3 46,9 Phòng chống tệ nạn xã hội 41,1 48,2 43,5 45,6 Tính cần cù chịu khó 67,8 42,7 47,9 41,3

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát ở 4 huyện ngoại thành Hà Nội (Chương Mỹ, Từ Liêm, Phúc Thọ, Hoài Đức) (6/2012)

Việc sử dụng các biện pháp giáo dục thích hợp với lứa tuổi, tính cách và tâm sinh lý của con cái là phương pháp có tính quyết định đến hiệu quả vai trò của người mẹ trong giáo dục con cái.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy vai trò của người phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hóa ở ngoại thành hà nội hiện nay (Trang 52 - 70)