Hoạt động kinh doanh du lịc hở Sa Pa-Lào Cai

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu tác động của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa - xã hội của cộng đồng người H'' Mông ở Sapa, Lào Cai (Trang 44 - 50)

6. Bố cục của luận văn

2.1. Khái quát về hoạt động du lịc hở Sapa, Lào Cai

2.1.2. Hoạt động kinh doanh du lịc hở Sa Pa-Lào Cai

2.1.2.1. Về khách du lịch

Khách du lịch quốc tế đến Sa Pa có mức tăng trưởng hàng năm khá cao. Theo biểu đồ 2.1, lượng khách quốc tế đến Sa Pa tăng từ 130.603 lượt năm 2010 lên đến 253.000 lượt vào năm 2014.

Nguồn: Phòng Văn Hoá - Thông tin huyện Sa Pa

Biểu đồ 2.1. Lƣợng khách du lịch của Sa Pa giai đoạn 2010 đến năm 2014

(Đơn vị: lượt)

Khách nội địa đến Sa Pa lớn hơn nhiều so với khách quốc tế do tài nguyên du lịch phù hợp cho việc phục vụ khách nội địa và xu hướng đi du lịch trong nước tăng, cụ thể là trong 5 năm, từ 2010 đến năm 2014, lượng khách nội địa tăng từ 319.665 lượt lên đến con số 596.000.

Tuy số lượng khách đến Sa Pa có mức tăng trưởng khá nhưng ngày khách lưu trú tại Sa Pa còn ở mức thấp (trung bình là 2,7 ngày/khách). Điều này cho thấy các sản phẩm du lịch của Sa Pa còn đơn điệu, các dịch vụ chưa phong phú và đa dạng nên chưa hấp dẫn du khách lưu lại lâu hơn.

2.1.2.2. Về doanh thu du lịch

Doanh thu du lịch bao gồm các khoản do du khách chi trả, đó là nguồn thu từ lưu trú, ăn uống, bán hàng, vận chuyển khách du lịch và các dịch vụ khác. Giai đoạn 2010-2014 mức tăng trưởng khách du lịch cao nên doanh thu

xã hội từ du lịch của Sa Pa cũng tăng đáng kể. Tuy nhiên, trên thực tế các khoản thu này không chỉ do ngành du lịch trực tiếp thu mà còn do nhiều ngành khác có tham gia các hoạt động du lịch thu hoặc do người dân địa phương phục vụ khách du lịch thu. Số liệu thống kê được đánh giá sau đây chỉ mang tính tương đối, chưa phản ảnh đầy đủ doanh thu của ngành du lịch ở địa phương. Năm 2010, doanh thu thuần du lịch Sa Pa đạt 325 tỷ đồng, đến năm 2014 tăng lên 600 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi (Biểu đồ 2.2).

Nguồn: Phòng Văn Hoá - Thông tin huyện Sa Pa

Biểu đồ 2.2. Doanh thu từ hoạt động du lịch của Sa Pa từ năm 2010 đến năm 2014 (Đơn vị: tỷ đồng)

+ Chi tiêu khách du lịch

Theo thống kê (biểu đồ 2.3), cơ cấu chi tiêu của khách du lịch phần lớn là chi cho ăn uống và lưu trú, chiếm 77,69% tổng chi phí. Các chi phí vui chơi giải trí, vận chuyển và mua sắm chiếm tỷ lệ thấp. Do đó, cần đầu tư tăng thêm các dịch vụ hỗ trợ này để tăng doanh thu và kéo dài thời gian lưu trú của du khách.

Bán hàng ăn 42.88% Bán hàng hoá 4.71% Vận chuyển khách 2.91% Vui chơi giải

trí 0.88% Doanh thu khác 8,34% Lữhành 5.47% Cho thuê phòng 34.81%

Nguồn : Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Sa Pa

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch tại Sa Pa năm 2014 (Đơn vị :%)

2.1.2.3. Về cơ sở vật chất kỹ thuật

Trong những năm qua huyện Sa Pa đã tập trung chỉ đạo đúng mức, bước đầu đã hình thành nên các điểm du lịch, hệ thống cơ sở vật chất đủ điều kiện phát triển nhanh về số lượng từng bước đáp ứng nhu cầu ăn nghỉ và vui chơi giải trí của du khách.

Tuy nhiên việc đầu tư xây dựng các điểm du lịch và hệ thống cơ sở vật chất còn mang tính tự phát do chưa có quy hoạch cụ thể, chất lượng vẫn còn thấp, qui mô kiểu dáng chưa hoà nhập với cảnh quan, kiến trúc truyền thống. Do đó chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ nhu cầu của khách du lịch.

- Cơ sở lưu trú du lịch tại Sa Pa

Bao gồm các khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, các nhà nghỉ dân (homestay), khu du lịch (Resort)…phát triển hợp lý các loại hình cơ sở lưu trú

không những tạo sự độc đáo hấp dẫn khách mà còn mang lại lợi ích kinh tế, nâng cao hiệu quả đầu tư.

Đến năm 2014, trên địa bàn huyện có 170 cơ sở lưu trú với tổng số 2.775 phòng, 4.990 giường, trong đó có 47 khách sạn đạt từ 1-4 sao; 01 khu nghỉ dưỡng (resort). Ngoại trừ các khách sạn Victoria Sa Pa, khách sạn Châu Long, khách sạn Bamboo, Hoàng Gia View, Holiday có qui mô lớn, còn lại hầu hết các cơ sở lưu trú khác đều có qui mô nhỏ, lượng phòng ít, thiếu các dịch vụ hỗ trợ và các phòng họp lớn phục vụ hội nghị-hội thảo.

Ngoài ra có 107 hộ kinh doanh lưu trú tại gia tại các xã: Tả Phìn, Lao Chải, Tả Van, Bản Hồ, Thanh Phú, San Sả Hồ, Nậm Sài. Toàn bộ số hộ kinh doanh lưu trú nhà nghỉ dân có thể đón hơn 1000 lượt khách/đêm.

Chất lượng cơ sở vật chất phục vụ du lịch có sự chuyển biến rõ nét, nhiều cơ sở lưu trú kinh doanh dịch vụ du lịch có chất lượng cao. Tuy nhiên, số lượng khách đến Sa Pa có mức tăng trưởng khá nhưng ngày khách lưu trú tại Sa Pa còn ở mức thấp (trung bình là 2,7 ngày/khách). Điều này cho thấy các sản phẩm du lịch của Sa Pa còn đơn điệu, các dịch vụ chưa phong phú và đa dạng nên chưa hấp dẫn du khách lưu lại lâu hơn.

- Cơ sở ăn uống

Các cơ sở ăn uống du lịch bao gồm các nhà hàng, làng ẩm thực, quán cà phê, quán rượu có phục vụ ăn uống… Các cơ sở phục vụ ăn uống nằm trong các cơ sở lưu trú, phục vụ nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, hội họp và giao lưu của khách đang lưu trú tại các khách sạn. Các cơ sở ăn uống nằm độc lập bên ngoài các cơ sở lưu trú, ở các điểm tham quan du lịch, trong các cơ sở vui chơi giải trí… nhằm phục vụ khách tham quan du lịch và các tầng lớp dân cư địa phương.

Trên địa bàn thị trấn hiện có 84 cơ sở nhà hàng và 01 khu ẩm thực trong đó có 50 nhà hàng nằm trong các cơ sở lưu trú với khoảng 800 chỗ ngồi

và 34 nhà hàng độc lập với 1.120 chỗ ngồi chủ yếu phục vụ các món Âu, Á đáp ứng nhu cầu cho 6.000 khách lưu trú/ngày đêm.

Ngoài ra còn có rất nhiều các quán ăn có qui mô từ 40 đến 50 ghế/quán, phục vụ các món ăn với giá cả phù hợp khả năng và nhu cầu đa dạng khách du lịch. Tại thời điểm hiện nay số lượng các nhà hàng ăn uống của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn huyện đảm bảo yêu cầu phục vụ khách du lịch.

- Các điểm tham quan, dịch vụ vui chơi giải trí và các tiện nghi khác

Hệ thống các điểm tham quan và vui chơi giải trí đã được quan tâm đầu tư xây dựng, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay của khách du lịch. Hiện nay hoạt động tiêu khiển chính của khách chủ yếu là dựa vào cảnh quan thiên nhiên như: Đi bộ dạo phố, ngắm cảnh quan thiên nhiên, đi chợ và tham quan tìm hiểu các nét văn hoá dân tộc.

- Phương tiện vận chuyển, đưa đón khách

Những phương tiện vận chuyển khách du lịch Sa Pa chủ yếu là các phương tiện chuyên chở khách du lịch đường bộ. Các phương tiện này phần lớn thuộc sở hữu của các doanh nghiệp tư nhân và các thành phần kinh tế khác. Phương tiện vận chuyển khách du lịch hiện có 154 xe từ 04 đến 50 chỗ ngồi với sức chứa 1.300 khách và 15 đầu xe buýt Lào Cai-Sa Pa-Lào Cai.

2.1.2.4. Lao động ngành du lịch

Số lượng và chất lượng lao động trong ngành du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch. Trong những năm gần đây, số lượng lao động trong ngành du lịch gia tăng một cách đáng kể. Theo Thống kê của Phòng Văn hóa-Thông tin huyện Sa Pa (biểu đồ 2.4), tính đến năm 2014, Tổng số lao động ngành du lịch của huyện là 3.236 ngườiCùng với sự gia tăng không ngừng về số lượng, chất lượng lao động

cũng được nâng cao, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, thái độ và khả năng giao tiếp của nhân viên phục vụ từng bước được hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu của du khách.

Thời gian qua, Phòng Văn hoá-Thông tin đã phối hợp với Phòng Nghiệp vụ quản lý du lịch-Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Lào Cai, các cơ sở đào tạo, đặc biệt là Viện Đại học Mở Hà Nội, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội, Trường Trung học nghiệp vụ du lịch Lào Cai, Hải Phòng tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản trị nhà hàng, khách sạn tại địa bàn huyện Sa Pa. Đối tượng tham gia hầu hết là lực lượng lao động trong các đơn vị kinh doanh lưu trú, lữ hành, nhà hàng trên địa bàn thị trấn, cộng đồng dân cư nằm trong các tuyến, điểm du lịch từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển ngành.

1850 2128 2447 2814 3236 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng số lao động trực tiếp Đơn vị: Người

Nguồn : Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Sa Pa

Biểu đồ 2.4. Tổng số lao động trực tiếp trong hoạt động du lịch tại Sa Pa giai đoạn 2010-2014 (Đơn vị : Người)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu tác động của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa - xã hội của cộng đồng người H'' Mông ở Sapa, Lào Cai (Trang 44 - 50)