Kiến nghị đối với người dân địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu tác động của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa - xã hội của cộng đồng người H'' Mông ở Sapa, Lào Cai (Trang 101 - 136)

6. Bố cục của luận văn

3.4. Các đề xuất, kiến nghị

3.4.5. Kiến nghị đối với người dân địa phương

- Trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết về du lịch cũng như về lịch sử, văn hóa của địa phương để có thể tham gia vào hoạt động du lịch tại địa phương mình.

- Hợp tác với chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch, đồng thời phải có thái độ niềm nở nhiệt tình đối với khách du lịch.

- Có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường, cảnh quan không gian du lịch, bảo vệ và phát triển các nghề thủ công truyền thống bao đời của ông cha để lại.

Tiểu kết chƣơng 3

Từ hệ thống lý luận của chương 1 và tìm hiểu về thực trạng các tác động của hoạt động du lịch đến đời sống của người H’Mông ở chương 2, Chương 3 đã đưa ra được định hướng phát triển du lịch của huyện Sa Pa và các giải pháp phát triển du lịch Sa Pa theo hướng bền vững.

Đồng thời chương 3 cũng đưa ra các kiến nghị đối với các cấp, ban ngành từ trung ương đến địa phương và các chủ thể trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch để từ đó phát triển du lịch một cách hiệu quả mà vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc.

KẾT LUẬN

Là một trong 21 khu du lịch trọng điểm của Việt Nam, Sa Pa hội tụ khá đầy đủ các tài nguyên về du lịch. Đây là địa bàn tập trung khá nhiều đặc điểm nổi bật về tự nhiên và nhân văn có thể được sử dụng để khai thác, phục vụ cho việc phát triển du lịch. Một trong những điểm thu hút khách du lịch đến với mảnh đất vùng Tây Bắc tổ quốc này chính là nét văn hóa độc đáo của các tộc người thiểu số nơi đây. Trong số các tộc người tại Sa Pa, đồng bào H’Mông chiếm số đông và có là tộc người chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ hoạt động du lịch. Ngoài một số tác động tích cực, du lịch còn đem lại những ảnh hưởng không mong muốn đối với đời sống của bà con. Để tăng cường những tác động tích cực và giảm thiểu những tác động tiêu cực, cần phải có sự nghiên cứu và đưa ra những giải pháp, đề xuất cụ thể để giải quyết vấn đề này. Luận văn “Nghiên cứu tác động của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của cộng đồng người H’Mông ở Sa Pa, Lào Cai” đã đưa ra được một số giải pháp cho vấn đề này.

Cụ thể, về mặt lý luận, đề tài đã nghiên cứu, khái quát hóa một số quan điểm lý luận cơ bản về vấn đề du lịch và các tác động của du lịch đến các khía cạnh của đời sống. Về thực tiễn, đề tài đã phân tích được hiện trạng du lịch của huyện Sa Pa và đưa ra đánh giá về các tác động tích cực lẫn tiêu cực của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của bà con H’Mông ở Sa Pa, từ đó đưa ra được các giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững ở Sa Pa. Để đảm bảo phát triển du lịch mà vẫn góp phần bảo tồn văn hóa bản địa, nâng cao đời sống kinh tế-xã hội cho bà con, Nhà nước, chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng cùng với cộng đồng địa phương cần phối hợp chặt chẽ để hoàn thành mục tiêu này.

Thực tế, đồng bào H’Mông đóng một vai trò khá quan trọng trong quá trình phát triển du lịch của Sa Pa. Có thể nói, họ là một trong những động cơ bản lề để du khách đến du lịch Sa Pa. Du khách đến đây du lịch, ngoài mục

đích ngắm cảnh, quan trọng hơn cả là họ muốn tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc nơi đây, mà người H’Mông là tộc người phổ biến nhất ở đây. Ngoài ra, hiện nay đồng bào H’Mông tham gia khá tích cực vào hoạt động du lịch ở Sa Pa. Như đã phân tích trong luận văn, du lịch đã đem lại những lợi ích về kinh tế, xã hội cho đồng bào H’Mông tại Sa Pa, giúp bà con cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập và mở mang nhận thức xã hội, tiến tới đời sống văn minh, hiện đại. Tuy nhiên, hoạt động du lịch cũng đem lại những tác động tiêu cực về mặt văn hóa-xã hội đối với người H’Mông. Khi du lịch phát triển, lối sống của đồng bào ít nhiều bị ảnh hưởng. Sự xuất hiện của du khách với những nền văn hóa khác nhau đã tác động đến nhận thức của bà con nơi đây. Nhận ra những nguồn lợi kinh tế từ du khách, nhiều phụ nữ H’Mông đã đeo bám, nài ép khách du lịch mua thổ cẩm, trẻ em thì bỏ học đi theo xin tiền khách du lịch, gây phản cảm, khó chịu cho du khách. Thêm vào đó, nhằm phục vụ việc bán sản phẩm lưu niệm với số lượng lớn và nhanh, các sản phẩm thổ cẩm và trang sức bạc đã được sản xuất với chất lượng kém hơn hoặc không nguyên bản để kiếm lời nhiều hơn...

Có thể thấy, du lịch đem đến cả tác động tích cực lẫn tiêu cực đối với đời sống văn hóa-xã hội của người H’Mông ở Sa Pa. Như vậy, cần phát huy các mặt tích cực và giảm thiểu các mặt tiêu cực đã phân tích ở trên. Luận văn đã phân tích được thực trạng các tác động của du lịch đồng thời đưa ra các giải pháp phát triển du lịch bền vững nhằm góp phần bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa-xã hội của cộng đồng người H’Mông. Từ cơ sở lý luận chung và tình hình thực tế tại Sa Pa, tác giả đưa ra các giải pháp cụ thể. Các giải pháp này chủ yếu nhằm nâng cao đời sống kinh tế của bà con, thu hút hơn nữa sự tham gia của đồng bào H’Mông vào các hoạt động du lịch ở địa phương và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Song song với các giải pháp, luận văn còn đưa ra các đề xuất, kiến nghị với các cấp, các ban ngành và bà con địa phương cùng phối hợp thực hiện giải quyết mục tiêu trên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt

1. Phan Ngọc Anh, Lê Chí Cường, Vũ Xuân Cường, Trần Thu Giang, Lê Thu Hà, Nguyễn Thị Vĩnh Hà, Phạm Thị Thu Hương (1998), Du lịch Sa Pa-Hiện trạng và thách thức, Khoa du lịch, Đại học KHXHNV Hà Nội 2. Trần Thúy Anh (Chủ biên) (2011), Giáo trình Du lịch văn hóa (Những vấn

đề lý luận và nghiệp vụ), Nxb Giáo dục Việt Nam

3. Ban chỉ đạo đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam (2010), Cộng đồng các dân tộc Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam

4. Bế Viết Đẳng (2006), Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế-xã hội miền núi, NXB Chính trị Quốc gia và Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

5. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2009), Giáo trình Kinh tế du lịch, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân

6. Vũ Thị Thu Hà, Hoàng Thị Hiền, Hoàng Thị Lê Lan, Hoàng Thị Quý, Nguyễn Thị Minh Thoa, Bàn về vấn đề môi trường và phát triển bền vững tại điểm du lịch Sa Pa, Khoa du lịch, Đại học KHXHNV Hà Nội, 1998 7. Phạm Thị Mộng Hoa, Lâm Thị Mai Lan (2000), Du lịch với dân tộc thiểu

số ở Sa Pa, Nxb Văn hóa Dân tộc

8. Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội

9. Nguyễn Thị Hường (2011), Du lịch cộng đồng ở vùng núi phía Bắc Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp bản Sả Séng, Sapa, Lào Cai và bản Lác, Mai Châu, Hoà Bình), Luận văn Thạc sỹ Dân tộc học, trường ĐH KHXH&NV

10. Nguyễn Văn Huy (Chủ biên) (1997), Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam, Nxb Giáo dục

11. Nguyễn Chí Huyên, Hoàng Hoa Toàn, Lương Văn Bảo (2000), Nguồn gốc lịch sử tộc người vùng biên giới phía Bắc Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc Hà Nội

12. Dương Thị Liễu (Chủ biên) (2009), Văn hóa kinh doanh, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân

13. Trần Thị Mai (Chủ biên) (2009), Tổng quan du lịch, Nxb Lao động

14. Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Đình Hòa (2008), Giáo trình Marketing du lịch, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân

15. Phạm Quỳnh Phương (1997), Du lịch Sa Pa, hiện trạng và những thách thức, Tạp chí Văn hoá dân gian số 1/1997, trang 62

16. Vương Duy Quang (2006), Văn hóa tâm linh của người H’Mông ở Việt Nam truyền thống và hiện đại, Nxb Văn hóa-Thông tin

17. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật du lịch (2005) 18. Trần Hữu Sơn (2008), Tác động của du lịch đối với các “giao” (làng) của

người H’Mông ở Sa Pa, Tạp chí Văn hóa-Nghệ thuật số 286/2008, tr. 16-21 19. Trần Hữu Sơn (1996), Văn hóa H’Mông, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội 20. Trần Hữu Sơn (2004) , Xây dựng đời sống văn hoá ở vùng cao, Nhà xuất

bản Văn hoá Dân tộc

21. Trần Đức Thanh (2005), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

22. Hồng Thao (1997), Âm nhạc dân tộc H’Mông, Nxb Văn hóa dân tộc

23. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định Phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, số 201, QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2013

24. Nguyễn Hữu Thụ (2009), Giáo trình Tâm lý học du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

26. Tổng cục du lịch (2013), Giáo trình Bồi dưỡng nghiệp vụ cho thuyết minh viên du lịch

27. Lê Anh Tuấn (2009), Đánh giá tác động của hoạt động du lịch tới môi trường xã hội, Tạp chí du lịch Việt Nam, số 12/2009, tr.10-12

28. Nguyễn Minh Tuệ (Chủ biên) (2011), Địa lý du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam

29. Nguyễn Thị Hồng Vân (2007), Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa- xã hội của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình và các giải pháp phát triển (Nghiên cứu trường hợp 4 bản: Bản Lác, Bản Pom Coọng, Bản Văn, Bản Nhót , Luận văn Thạc sỹ Du lịch học, Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội

30. Cư Hòa Vần, Hoàng Nam (1994), Dân tộc Mông ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc

31. Viện Dân tộc học, Ủy ban KHXH Việt Nam (1973), Các dân tộc ít người ở Việt Nam (Khu vực phía Bắc), Nxb KHXH, Hà Nội

32. Trần Quốc Vượng (Chủ biên) (2008), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục

Tài liệu tiếng nƣớc ngoài

33. Center of Culture, Information, Sport and Tourism Sapa, SNV-IUCN Vietnam (2002), Study on the Sapa Guides

34. Nguyen Duc Hoa Cuong and Toot Oostveen (2005), Sustainable Tourism-Bringing balance to the tourism boom: Equitable tourism development in Sa Pa, Vietnam, SNV Vietnam

35. Nguyen Van Lam (1999), The role of tourism in local economy, The Threats Of Ecotourism Development, The Case Of Sa Pa, Vietnam

36. Toot Oostveen, Nguyen Minh Thu, Nguyen Van Lam (2004), Community based tourism development in SaPa-Vietnam, SNV/IUCN Support to Sustainable Tourism Project

37. SNV (2011), Market needs rearche to drive the development tourism products and services in Lao Cai province

38. Tomas Thernstrom (2002), Local participation in the tourism

development process, A case study of Sapa-Viet Nam. Thesis, Uppsala University, Thụy Điển. http://hem.passagen.se/hugg68/Local.pdf

Các Website

39. www.laocai.gov.vn 40. www.sapa-tourism.com 41. www.viendantoc.org.vn 42. www.vietnamtourism.com.vn

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Phiếu điều tra PHIẾU ĐIỀU TRA

DÀNH CHO CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH

Kính thưa Quý Ông/Bà

Trong du lịch, việc nghiên cứu điều tra tác động của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội nhằm đưa ra các giải pháp phát triển là một điều thực sự cần thiết. Chúng tôi đang triển khai tiến hành đề tài khoa học nghiên cứu tác động của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa - xã hội của người H’Mông ở Sa Pa. Ý kiến đánh giá và nhận định của các doanh nghiệp sẽ đóng góp rất quan trọng cho việc hoàn thành đề tài. Vậy chúng tôi kính mong Quý Ông/Bà đại diện cho doanh nghiệp cho biết những ý kiến của mình.

Chúng tôi cam kết rằng thông tin mà Quý Ông/Bà cung cấp sẽ được xử lý và báo cáo phục vụ cho công trình khoa học, không nhằm mục đích nào khác. Rất mong nhận được sự hợp tác và giúp đỡ của Quý Ông/Bà.

Xin trân trọng cảm ơn!

Xin Quý Ông / Bà vui lòng điền dấu () vào những chỗ trống phù hợp nhất.

1. Lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp của Quý Ông /Bà đang hoạt động là gì?

 Khách sạn  Lữ hành  Khác (đề nghị ghi rõ)………

2. Doanh nghiệp của Quý Ông/Bà thường sử dụng những yếu tố nào dưới đây trong việc tổ chức các hoạt động xúc tiến tới các thị trường khách của mình?

 Thông tin về tuyến, điểm du lịch

 Các yếu tố văn hóa ẩm thực truyền thống

 Các sản phẩm của Quý doanh nghiệp

 Khác (………..)

3. Theo Ông/bà, mức độ tác động của các hoạt động du lịch đến xây dựng và trang trí nhà cửa của người H’Mông ở Sa Pa như thế nào

 Nhiều  Ít  Không tác động

4. Theo Ông/bà, mức độ tác động của các hoạt động du lịch đến trang phục của người H’Mông ở Sa Pa như thế nào

 Nhiều  Ít  Không tác động

5. Theo Ông/bà, mức độ tác động của các hoạt động du lịch đến ẩm thực của người H’Mông ở Sa Pa như thế nào

 Nhiều  Ít  Không tác động

6. Theo Ông/bà, mức độ tác động của các hoạt động du lịch đến các mối quan hệ trong gia đình, xã hội của người H’Mông ở Sa Pa như thế nào

 Nhiều  Ít  Không tác động

7. Theo Ông/bà, mức độ tác động của các hoạt động du lịch đến văn hóa -nghệ thuật của người H’Mông ở Sa Pa như thế nào

 Nhiều  Ít  Không tác động

8. Theo Ông/bà, mức độ tác động của các hoạt động du lịch đến cơ cấu kinh tế, phân công lao động của người H’Mông ở Sa Pa như thế nào

 Nhiều  Ít  Không tác động

9. Theo Ông/bà, mức độ tác động của các hoạt động du lịch đến ngôn ngữ của người H’Mông ở Sa Pa như thế nào

 Nhiều  Ít  Không tác động

10. Theo Ông/bà, các hoạt động du lịch tác động như thế nào đến đời sống văn hóa-xã hội của người H’Mông ở Sa Pa?

11. Theo Quý Ông/Bà, nên đưa ra giải pháp gì để khắc phục những tác động tiêu cực này?

1. ……….. 2. ……… 3. ……….... Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Quý Ông/Bà!

PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO KHÁCH DU LỊCH

Kính thưa Quý Ông/Bà

Trong du lịch, việc nghiên cứu điều tra tác động của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội nhằm đưa ra các giải pháp phát triển là một điều thực sự cần thiết. Chúng tôi đang triển khai tiến hành đề tài khoa học nghiên cứu tác động của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa - xã hội của người H’Mông ở Sa Pa. Ý kiến đánh giá và nhận định của các quý khách sẽ đóng góp rất quan trọng cho việc hoàn thành đề tài. Vậy chúng tôi kính mong Quý Ông/Bà cho biết những ý kiến của mình.

Chúng tôi cam kết rằng thông tin mà Quý Ông/Bà cung cấp sẽ được xử lý và báo cáo phục vụ cho phạm vi đề tài khoa học, không nhằm mục đích nào khác. Rất mong nhận được sự hợp tác và giúp đỡ của Quý Ông/Bà.

Xin trân trọng cảm ơn!

Xin Quý Ông / Bà vui lòng điền dấu () vào những chỗ trống phù hợp nhất.

1. Quý Ông /Bà đi du lịch Sa Pa lần thứ mấy?

 Lần đầu  Lần thứ hai  Lần thứ ba  Trên ba lần 2. Khi đến Sa Pa, Quý Ông/bà có quan tâm đến đời sống văn hóa-xã hội của người H’Mông ở Sa Pa không?

 Có  Không

3. Điều gì thu hút Quý Ông/bà về đời sống văn hóa-xã hội của người H’Mông ở Sa Pa?

 Kiến trúc nhà cửa

 Trang phục

 Ẩm thực

 Văn hóa-nghệ thuật

 Cơ cấu kinh tế, phân công lao động

 Ngôn ngữ

4. Theo Ông/bà, các hoạt động du lịch tác động như thế nào đến đời

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu tác động của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa - xã hội của cộng đồng người H'' Mông ở Sapa, Lào Cai (Trang 101 - 136)