Phƣơng thức tổ chức lễ hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cấp lễ hội truyền thống làng bình đà (những đa dạng biểu hiện quyền của chủ thể văn hóa) (Trang 47 - 57)

Chƣơng 3 : NHỮNG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH

3.1. Phƣơng thức tổ chức lễ hội

3.1.1. Vai trò chủ thể của lễ hội

Vai trò của cộng đồng vô cùng quan trọng trong mỗi lễ hội, là chủ thể của lễ hội. Chính vì vậy, khi nâng cấp lễ hội, vai trò của cộng đồng cần đƣợc xem xét thật thấu đáo. Chính những yếu tố mới thêm vào lễ hội truyền thống đã làm thay đổi không gian và tính chất của lễ hội vốn có. Điều đó đặt ra những câu hỏi về vai trò của cộng đồng trong quá trình nâng cấp lễ hội.

Lễ hội là một trong các giá trị văn hóa phi vật thể tiêu biểu. Việc nâng cấp lễ hội ngày càng trở lên phổ biến ở các địa phƣơng và điểm đặc biệt chúng ta có nhiều khác biệt trong nhận thức về di sản và vai trò của di sản trong đời sống xã hội hiện tại. Vấn đề đầu tiên chúng ta phải nhận thức cho đúng về mục đích nâng cấp lễ hội và trả lời đƣợc câu hỏi nâng cấp lễ hội cho ai và để làm gì? Hiện nay, nâng cấp lễ hội thƣờng làm cho 3 đối tƣợng đó là cho các nhà quản lý, cho du khách và nâng cấp lễ hội của cộng đồng và cho cộng đồng. Nhận thức di sản của cộng đồng và cho cộng đồng hiện nay đƣợc nhiều quan điểm đồng tình hơn cả. Chính vì vậy, khi nâng cấp lễ hội truyền thống cần chú ý đến mục đích nhằm phục vụ cho cộng đồng và xã hội nhƣ thế nào. Từ đó mới xác định nên giữ gìn cái gì và bỏ đi những cái gì không còn phù hợp với cộng đồng bản địa và đời sống đƣơng đại.

“Năm nào cũng vậy, trước khi tổ chức lễ hội thì chức sắc trong làng cùng ngồi họp với nhau về nội dung lễ hội của từng năm. Năm đại đám thì công việc nhiều, năm thường thì cũng phải cắt cử cụ thể. Như năm trước ấy (2014) thì chúng tôi phải họp với xã, với huyện và Viện văn hóa để thống nhất phương án tổ chức lễ hội. Các

cụ cũng phải ra Đền họp nhiều lần đấy,…”-Cụ Nguyễn Đăng Thịnh, thủ từ đền Nội.

“Khi nhắc đến chuyện nâng cấp lễ hội, chúng tôi cũng rất bất ngờ và chưa hiểu gì hết, khi các bác cấp trên trình bày, chúng tôi mới thông là thế nào. Nâng cấp lễ hội cũng rất tốt nhưng phải đảm bảo được người dân trong làng ngoài xã tham gia vào các công việc của làng….Có như vậy mới hợp tình hợp lý”-cụ Nguyễn Văn Tài, thủ từ đình Ngoại.

“Vấn đề các cụ và xã bàn thảo nhiều nhất là đưa các sự kiện và thành phần mới vào lễ hội của làng thì sẽ được tổ chức ra sao? Đưa vào phần nào trong lễ hội? hôm đó, tôi cũng tham gia vào các cuộc họp, ý kiến của tôi là: đưa cái gì thì đưa nhưng dứt khoát các nghi lễ các cụ truyền lại phải được giữ nghiêm cẩn và chúng tôi có trách nhiệm về những vấn đề đó”-Cụ Nguyễn Tiến Chức-chủ tế năm 2014.

Trong quá trình nâng cấp và tổ chức lễ hội Bình Đà, khi có sự tƣ vấn của Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, một nguyên tắc: “Không áp đặt ý chí chủ quan của mình vào cộng đồng” đƣợc đƣa ra nghiên cứu và bàn luận một cách rộng rãi, lấy ý kiến từ nhiều phía có liên quan. Từ xây dựng kịch bản tổng thể đến kịch bản chi tiết ở từng nghi thức, diễn xƣớng của lễ hội, từ phân công thực hiện đến luyện tập chúng tôi luôn thảo luận cùng với lãnh đạo địa phƣơng và những ngƣời đại diện cho các cộng đồng. Điều đó đã tạo đƣợc lòng tự hào của ngƣời dân về lễ hội mà họ đã góp công góp sức xây dựng nên. Đó cũng chính là sức mạnh tinh thần để lễ hội sống trong lòng cộng đồng.

“Hôm các ông trung ương (Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam) cùng ngồi họp với chúng tôi, chúng tôi rất đồng ý với quan điểm các vị đưa ra là: lễ hội là của dân làng Bình Đà và do

người dân ở đây kết hợp với chính quyền địa phương tổ chức. Người dân chúng tôi thấy duy trì được các nếp từ trước tới nay các cụ để lại là quý lắm.”- Bà Nguyễn Thị Hà, Xóm Đìa.

“Năm trước chúng tôi có đón nhận lễ hội của làng trở thành di sản quốc gia. Thì năm đó cũng phải có ít nhiều sự thay đổi chứ như các ông ở thành phố, huyện về tham dự lễ cũng nhiều…chính vì vậy, việc tổ chức lễ hội sao cho phù hợp cũng được bàn bạc cụ thể, chi tiết đến từng mục. Nói chung dân làng vẫn tổ chức lễ tế, rước sách như mọi năm thôi. Chúng tôi vẫn đứng ra làm tất cả các việc như mọi năm. Có khác là cờ quạt năm trước có phần linh đình hơn thôi. Còn các phần khác như mọi năm thôi.”- Ông Cao Văn Viên, xóm Quếch.

Từ việc phân công trách nhiệm cho từng thành viên ban tổ chức lễ hội. Các cụ cao niên trong làng còn cắt cử nhiều công việc liên quan đến đội hình tế lễ, đội hình rƣớc bánh tại giếng của làng, đội hình tế bò khao quân. Tất cả đƣợc các cụ bàn thảo cụ thể qua từng phiên họp:

“Ngoài các việc như mọi năm, năm 2014 chúng tôi có phục dựng lại tục giết bò khao quân đã thất truyền mấy chục năm rồi. Chúng tôi cắt cử các cụ trong đội tế ai làm gì trong ngày đó, ai tham gia đội hình rước bánh trôi thả giếng ngọc, ai phụ trách mảng dâng hương ngày đón bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia,…Chúng tôi phân công cụ thể từng cụ một, ai vào việc nấy, cứ thế mà tiến hành” - Cụ Nguyễn Tiến Chức-chủ tế năm 2014.

“Riêng nghệ thuật thư pháp và tiệc ánh sáng hôm 2 tháng 4 chúng tôi đã họp và đấy là phần việc của các bác Trung ương, vì theo chương trình làm việc giữa chính quyền và người dân. Chúng tôi cũng chỉ đi xem thôi, muốn tham gia vào các phần việc trong đó

cũng không được. vì toàn máy móc mà mình có biết gì đâu” - Ông Cao Văn Viên, xóm Quếch.

Bên cạnh đó, trong 4 ngày diễn ra lễ hội, các cá nhân và hộ gia đình vẫn vào đền dâng lễ bình thƣờng nhƣ mọi năm. Đây là tập tục có từ nhiều năm và dần dà không thể thiếu mỗi dịp khai hội Bình Đà.

“Gia đình chúng tôi năm nào cũng tham gia phải nói là tích cực vào lễ hội của làng, từ đóng góp sức người sức của cho đến những ngày diễn ra lễ hội. Gia đình tôi cũng như mọi gia đình đề sửa lễ ra đền dâng lên các quan các Ngài. Có điều là năm nay số người đi đông hơn hẳn các năm trước. chúng tôi sắp lễ từ nhà mà vẫn phải xếp hàng chờ”-Bà Nguyễn Thị Thƣởng, xóm Chằm.

Ngoài ra, lễ hội Bình Đà 2014 cũng giống các năm trƣớc đó, các phần việc còn đƣợc phân công cụ thể đến từng cá nhân. Một trong số đó là các bàn ghi công đức của du khách thập phƣơng. Có nhƣ vậy mới phát huy đƣợc ý thức tự giác của ngƣời dân vào các việc chung, đồng thời là cơ hội tham gia các hoạt động cộng đồng của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Đây là nguồn lực quan trọng duy trì hoạt đồng của đền và lễ hội những năm về sau.

“Cũng như hàng năm, chúng tôi được ban tổ chức cắt cử vào việc ghi công đức cho Đền. Năm 2014 du khách thập phương đông hơn các năm trước đó, vì năm đó đón nhận bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nên con em của địa phương về dự lễ hội đông đủ và công đức nhiều hơn. Các cụ đã phân công cụ thể từng vị trí sao cho công tác đón tiếp và đi lễ của người dân được thuận tiện và trang nghiêm….chúng tôi biết được việc mình làm là giúp cho Đền và dân làng”- Ông Đỗ Văn Tình, xóm Đìa.

Ở lễ hội Bình Đà năm 2014 vai trò chủ thể của cộng đồng đƣợc các bên liên quan coi trọng. Lễ hội năm trƣớc đã có những thay đổi về mặt tổ chức

nhƣng các yếu tố dân dã, tự nhiên, phản ánh sinh hoạt văn hóa cộng đồng thì luôn đƣợc các nhà tổ chức chú ý đến. Ngƣời dân chủ động tham gia vào các hoạt động vốn có của lễ hội. Các nghi lễ tế tự, các hoạt động sinh hoạt tín ngƣỡng truyền thống vẫn đƣợc cộng đồng gìn giữ và thực hành nhƣ các năm trƣớc đó.

Có thể thấy, vai trò của cộng đồng ở Bình Đà ngay từ khi có quyết định nâng cấp lễ hội đƣợc các bên liên quan coi trọng. Chính sự tham gia của cộng đồng vào các công việc chung của làng đã tạo điều kiện cho cộng đồng tỏ bày ý kiến, đồng thời điều hành các công việc của lễ hội một cách chủ động. Tuy nhiên, để nâng cấp lễ hội thì cần có sự đồng thuận cao từ cộng đồng và có sự chung tay của nhiều cấp, nhiều ngành khác nhau nhƣng ý chí và quyết định của cộng đồng phải đƣợc tôn trọng và đặt lên trên hết.

3.1.2.Vai trò tổ chức nâng cấp lễ hội của các bên liên quan

Nâng cấp lễ hội Bình Đà năm 2014 là sự phối hợp của các bên liên quan trong đó vai trò của cộng đồng đƣợc đảm bảo, sự chỉ đạo của chính quyền cấp xã và cấp huyện, có sự phối hợp tƣ vấn của Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam. Sự chung tay của các bên này đã tổ chức nâng cấp lễ hội Bình Đà “từ xƣa tới nay chƣa từng có”. Vai trò tổ chức nâng cấp lễ hội ban tố chức cân nhắc và phân công cụ thể cho các bên liên quan.

Vai trò của các bên trong quá trình nâng cấp lễ hội đƣợc thể hiện qua các cuộc họp giữa đại điện cộng đồng, chính quyền xã, huyện và cơ quan khoa học (Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam). Bên cạnh đó, vai trò này còn đƣợc cụ thể trách nhiệm trong từng hoạt động của lễ hội năm 2014.

Vai trò của cộng đồng đƣợc xác định là nhân tố chính của nâng cấp lễ hội. Cộng đồng đóng vai trò chủ đạo trong tiến trình nâng cấp/nâng cao chất lƣợng những nghi lễ/ lệ cổ truyền vốn có của lễ hội và nâng cao chất lƣợng các hoạt động nhằm tạo bản sắc cho lễ hội. Trong suốt quá trình nghiên cứu

và bàn thảo với cộng đồng về quá trình nâng cấp lễ hội năm 2014, vai trò của cộng đồng luôn đƣợc xem xét cụ thể trong mỗi hoạt động mới của lễ hội.

“Sau khi nghe các bác ở Viện văn hóa trình bày về chương trình nâng cấp/nâng cao lễ hội, nhất là gợi ý phục dựng lễ tế bò và các phần việc chúng tôi phải làm. Tôi thấy đây làm mang nhiều ý nghĩa bởi lâu lắm rồi mới phục dựng lại được nghi lễ từ xa xưa của các cụ để lại. Nay làm được việc đó thì quá là tốt đẹp. Các cụ trong làng khi được hỏi về chuyện tế bò ấy, phấn khởi lắm. Cụ nào cụ nấy kể chuyện ngày xưa (các cụ) được nghe về lễ tế bò. Ban đầu, chúng tôi không hình dung ra nghi lễ tế bò là thế nào và tế lễ như vậy để làm cái gì nữa. Song khi được các bác (Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam) gợi ý và nói lên ý nghĩa của việc đó. Chúng tôi tin là làm được việc này người dân rất phấn khởi và theo ngay”- Cụ Nguyễn Đăng Thịnh, thủ từ Đền Nội.

Trong các cuộc họp với ngƣời dân, cộng đồng nói lên những suy nghĩ của mình về cách thức phục dựng nghi lễ tế và các hoạt động mới liên quan đến nâng cấp lễ hội Bình Đà năm 2014. Cụ thể ở các mục nhƣ sau:

“Sau khi nghe mấy ông ở với xã, huyện và các nhà khoa học, chúng tôi đề xuất là các nghi lễ phải dựng theo lối cổ ngày trước, tế ở ngoài đình Ngoại đấy. Các cụ ngày xưa làm như vậy, thì nay ta cũng thực hiện đúng lối cổ ấy. Việc tế bò và thả bánh xuống giếng Ngọc đã có từ lâu nhưng nay làm lại được cái đó quy mô và trang trọng thì chúng tôi sẵn sàng huy động để làm.” Cụ Nguyễn Tiến Chức, Xóm Quếch

“Người dân chúng tôi làm tất cả. Đúng như vậy. Khi nghe các cụ chỉ đạo mua bò như thế nào là phải làm đúng như vậy. Tập tế, soạn chúc văn, xếp xắp đội hình phải tập trước đó cả nửa tháng.

Nói chung là làm rất cẩn thận….Nếu lần đầu làm không cẩn thận, sau này tổ chức sẽ lôm côm ngay” Ông Nguyễn Viết Bắc, Xóm Chợ.

Đối với các hoạt động mới nhƣ ánh sáng 3D và nghệ thuật thƣ pháp đƣơng đại. Ngƣời dân đƣợc vận động tham gia một cách tích cực vào các hoạt động này. Thực tế, các hoạt động mới trong lễ hội đƣợc các chuyên gia thực hiện, nếu ngƣời dân muốn tham gia vào cũng không đƣợc.

“Ánh sáng 3D và thư pháp, thực tế người dân chúng tôi có biết những thứ đó đâu. Những chương trình ấy cần máy móc và chuyên gia chứ. Người dân viết thư pháp làm sao được, có biết chứ Tàu đâu. Khi họp thì được vận động con cháu đến tham gia và xem thôi. Mà thực tế là như vậy”- Cụ Nguyễn Văn Tài, Thủ từ đình Ngoại.

“Con nhà tôi cũng vẽ vào bức thư pháp đấy, chúng nó cũng cầm bút vẽ vào bức đại thư pháp những phần nhỏ mà mình cũng chẳng biết được.”-Ông Nguyễn Viết Bắc, Xóm Chợ.

Có thể thấy, vai trò của ngƣời dân trong lễ hội là không thể phủ nhận. Họ là chủ thể trong tất cả các hoạt động về tế tự, rƣớc, phần hội,… nhƣng đối với những hạng mục đƣợc phục dựng/hoạt động mới nhƣ ánh sáng 3D và thƣ pháp thì cần xem lại vai trò của cộng đồng trong từng hoạt động. Đối với phục dựng nghi lễ tế bò ngƣời dân chủ động trong các hoạt động thực hành nghi lễ, chủ động mua bò, làm lễ, thụ lộc và phân công nuôi bò phục vụ tế lễ những năm sau đó. Nhƣ vậy, trong nghi lễ này cộng đồng tự chủ hoàn toàn và toàn quyền quyết định quy mô, tính chất của nghi lễ. Đối với hai yếu tố đƣơng đại đƣa vào lễ hội, vai trò của cộng đồng mờ nhạt: ngƣời dân trở thành khán giả khi chiếu ánh sáng 3D, trong khi đó mọi công việc tổ chức, vận hành đều có kỹ thuật viên thực hiện, hết phận sự họ rút về. Đối với nghệ thuật thƣ pháp, ngƣời dân (chủ yếu là trẻ em) cùng tham gia vào bức đại thƣ pháp nhƣng chủ

yếu do các nghệ sỹ thực hiện từ ý tƣởng cho đến nội dung chính của bức thƣ pháp. Vai trò của cộng đồng là mờ nhạt.

Nhìn một cách tổng thể, cộng đồng là chủ thể chính của lễ hội. Họ là ngƣời tổ chức, phân công, thực hành và chịu trách nhiệm về lễ hội Bình Đà. Tuy nhiên, ở một số hoạt động mới (đƣa vào lễ hội năm 2014) vai trò của cộng đồng bị mờ nhạt và là ngƣời xem. Điều này, lý giải câu chuyện khi mà các nhà khoa học, những sự đầu tƣ (nguồn lực) không còn nữa, lễ hội đƣợc trả về cho cộng đồng tổ chức, thực hành thì các yếu tố mới đó không còn đƣợc duy trì.

Vai trò của chính quyền đƣợc thể hiện qua hai phần việc chính: chuẩn bị hồ sơ và đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể. Tiếp đến vai trò của chính quyển đƣợc thể hiện ở Lễ hội Bình Đà năm 2014. Đối với vai trò của chính quyền huyện Thanh Oai và xã Bình Minh đối với công tác làm hồ sơ trình lên cấp có thẩm quyền xem xét công nhận là quá trình với nhiều khó khăn, thách thức.

Giữa năm 2013, UBND huyện Thanh Oai tổ chức làm hồ sơ xin công nhận lễ hội Bình Đà làm di sản phi vật thể cấp quốc gia. UBND huyện Thanh Oai mời cơ quan tƣ vấn chính sách là Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam nghiên cứu, tƣ vấn và xây dựng bộ hồ sơ trình cấp trên đề nghị xem xét công nhận lễ hội làng Bình Đà là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Đối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cấp lễ hội truyền thống làng bình đà (những đa dạng biểu hiện quyền của chủ thể văn hóa) (Trang 47 - 57)