Quyền của chủ thể văn hóa: các đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cấp lễ hội truyền thống làng bình đà (những đa dạng biểu hiện quyền của chủ thể văn hóa) (Trang 75 - 104)

Chƣơng 3 : NHỮNG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH

3.5. Quyền của chủ thể văn hóa: các đánh giá

3.5.1. Quyền của người dân

Đối với câu chuyện lễ hội Bình Đà năm 2014, chúng tôi đặt lại vấn đề quyền của ngƣời dân trong toàn bộ diễn trình nâng cấp lễ hội và các hoạt động liên quan, để từ đó nhìn nhận sự tham gia và hƣởng thụ những giá trị văn hóa của ngƣời dân. Những biến đổi của lễ hội đƣơng đại tác động nhƣ thế nào đến quyền văn hóa của cộng đồng. Từ đó chúng ta có những phân tích về các thách thức bảo tồn phát huy lễ hội nhƣng vẫn bảo đảm quyền của cộng đồng khi tham gia vào diễn trình đó.

Đầu tiên, quyền văn hoá chính là hƣởng thụ văn hoá của ngƣời dân hay nói một cách khác, ngƣời dân và cộng đồng có quyền đòi hỏi đƣợc hƣởng thụ các sinh hoạt văn hoá. Từ xƣa tới nay, lễ hội là sản phẩm sáng tạo văn hóa của cộng đồng và đƣợc lƣu truyền từ thế hệ này đến thứ hệ khác. Những sáng tạo và thành tựu đó đƣợc ngƣời dân Bình Đà đƣợc bảo lƣu, bồi đắp và gìn giữ nhƣ những bảo vật của cha ông để lại. Đó là lý do tại sao, lễ hội Bình Đà tồn tại hàng ngàn năm nay, đƣợc bồi đắp từ thế hệ này qua thế hệ khác. Mỗi thế hệ lại có những thêm hoặc bớt những nghi lễ, tích trò sao cho phù hợp với xã hội đƣơng thời. Ngoài ra, mỗi thời kỳ khác nhau, lễ hội Bình Đà lại có cách thích ứng khác nhau. Trải qua nhiều biến đổi, quy mô lễ hội không ngừng đƣợc cải thiện theo hƣớng mở rộng. Lễ hội Bình Đà xƣa là của làng thì nay đã mở rộng thành lễ hội cấp vùng. Với sự thay đổi về quy mô đó, ngƣời dân xung quanh đó đều coi lễ hội Bình Đà là lễ hội lớn của vùng. Với ý nghĩa lớn lao về tâm linh và sự lan tỏa của nó. Mỗi cá nhân đều có quyền hƣởng thụ văn hóa nghệ thuật từ những giá trị văn hóa của lễ hội mang lại. Mặt khác, Nhà nƣớc, với tƣ cách là một chính thể, đã đáp ứng những nhu cầu sinh hoạt tâm linh đó của ngƣời dân trong và ngoài làng.

Trong quá trình nâng cấp lễ hội Bình Đà, mỗi cá nhân trong cộng đồng đƣợc tham gia và thụ hƣởng các giá trị mà lễ hội mang lại. Thực tế, quá trình phục dựng lại các yếu tố truyền thống (nghi lễ tế bò) và các hoạt động mới (ánh sáng 3D và thƣ pháp) xét từ góc độ quyền thụ hƣởng các giá trị văn hóa và nghệ thuật mà những hoạt đồng này mang lại cho ngƣời dân đƣợc thực hiện tốt. Ngƣời dân đƣợc thụ hƣởng tất cả các giá trị tinh thần mà các hoạt động này mang lại. Xét từ góc độ Nhà nƣớc, chính quyền từ cấp Thành phố, cấp huyện, cấp xã đã tạo điều kiện và hỗ trợ cho các hoạt động này. Thông qua câu chuyện nâng cấp lễ hội Bình Đà, có thể thấy, nhà nƣớc đã làm tốt vai

trò của mình thông bảo trợ, hỗ trợ, tổ chức, vận động ngƣời dân tham gia lễ hội và giúp họ thụ hƣởng các giá trị mà lễ hội mang lại.

Nhƣ vậy, với quyền đƣợc hƣởng thụ văn hoá, Nhà nƣớc phải trở thành nhà bảo trợ quan trọng đối với văn hoá - nghệ thuật để đảm bảo quyền văn hoá cho ngƣời dân. Thông qua lễ hội Bình Đà năm 2014, Nhà nƣớc đã tạo ra những sinh hoạt văn hoá, phổ biến những giá trị văn hóa đó đến với ngƣời dân. Đây là nhiệm vụ trọng tâm, căn bản của Nhà nƣớc và các cơ quan văn hoá - nghệ thuật, mà ở Việt Nam, đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của ngành văn hoá.

Thứ hai, quyền văn hoá là quyền đƣợc thể hiện và thực hành văn hoá hay nói cách khác các cá nhân và cộng đồng có quyền đƣợc bày tỏ, thể hiện những sáng tạo mang tính riêng, cá nhân của mình. Đây là một quyền đang đƣợc rất nhiều quốc gia, tổ chức và các nhà nghiên cứu quan tâm đến, đặc biệt trong bối cảnh thế giới đề cao tính đa dạng của văn hoá lẫn sự lên ngôi của học thuyết hậu hiện đại. Ở nƣớc ta, các lễ hội truyền thống ở các làng quê thể hiện rất rõ tính sáng tạo của các cá nhân và cộng đồng. Các cá nhân và bản thân cộng đồng tự sáng tạo ra các hoạt động văn hoá cho chính mình (và bản thân họ cũng là ngƣời hƣởng thụ văn hoá ấy). Trong trƣờng hợp nhƣ vậy, họ có quyền đƣợc thể hiện văn hoá của mình, và Nhà nƣớc cần tạo điều kiện cho họ thể hiện tính sáng tạo đó.

Ở câu chuyện nâng cấp lễ hội làng Bình Đà, quyền văn hóa về thể hiện thực hành văn hóa và sáng tạo của cộng đồng cần xem xét của cách khách quan và có cơ sở khoa học. Phục dựng và thêm các yếu tố mới vào lễ hội truyền thống là hai trong nhiều giải pháp nhằm nâng cấp lễ hội Bình Đà. Với hoạt động phục dựng nghi lễ tế bò (đã trình bày ở chƣơng 2) quyền thể hiện và thực hành văn hóa đối với ngƣời dân đƣợc coi trọng. Thực tế trong suốt quá trình diễn ra nghi lễ tế bò khao quân đƣợc cộng đồng thực hiện từ đầu chí

cuối. Sự sáng tạo của ngƣời dân đối với nghi lễ này còn đƣợc cộng đồng thể hiện qua cách phân công các thôn và các hộ gia đình chọn nuôi bò và tán lộc cho cộng đồng. Đối với hoạt động ánh sáng 3D và nghệ thuật thƣ pháp, chúng ta cần xem xét một cách thấu đáo về quyền thể hiện, thực hành và sáng tạo của ngƣời dân. Qua quan sát và tham dự trong suốt lễ hội Bình Đà năm 2014 dƣờng nhƣ quyền của ngƣời dân đã không đƣợc coi trọng đúng mực, từ tổ chức, thực hiện cho đến ý tƣởng sáng tạo có liên quan đến 2 nội dung này. Trên thực tế, quá trình đƣa 2 yếu tố mới vào lễ hội Bình Đà xuất phát không phải từ cộng đồng và cộng đồng không đƣợc thực hành các yếu tố mới này và không có tác động trực tiếp đến nó. Trong hai yếu tố mới này, cộng đồng giữ vai trò là khán giả của các hoạt động trên.

Sự vi phạm quyền văn hóa của cộng đồng còn đƣợc xem xét ở khía cạnh quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động trên? Câu trả lời dƣờng nhƣ rất phức tạp, nhƣng chúng ta có thể có một gợi ý ở đây là điều này phụ thuộc vào ý chí và đánh giá từ phía các nhà lãnh đạo đối với các loại hình nghệ thuật này, và đánh giá đó không chỉ đơn thuần từ góc độ văn hoá mà nó là sự kết hợp từ những đánh giá từ nhiều lợi ích khác nhau nhƣ kinh tế, chính trị, xã hội v.v.

Tóm lại, quyền đƣợc thể hiện và thực hành văn hoá giúp kích thích tính sáng tạo của các cá nhân và cộng đồng. Ở trƣờng hợp làng Bình Đà, lễ hội truyền thống thể hiện rất rõ tính sáng tạo của các cá nhân và cộng đồng. Các cá nhân và bản thân cộng đồng tự sáng tạo ra các hoạt động văn hoá cho chính mình. Trong khi đó, nâng cấp lễ hội ngƣời dân chỉ tiếp cận đƣợc các quyền này ở nghi lễ tế bò. Đối với các yếu tố nghệ thuật đƣơng đại, ngƣời dân bị gạt ra ngoài hoạt động thực hàn và sáng tạo văn hóa. Trong trƣờng hợp này, ngƣời dân là những khán giả cho những sáng tạo của sản phẩm văn hóa từ nơi khác mang đến.

Thứ ba, quyền văn hoá là quyền đƣợc tôn trọng và thừa nhận các phong tục, tập quán, lịch sử, hay những sự khác biệt về văn hoá. Do đó, khi chúng ta tôn trọng sự khác biệt về văn hoá, chúng ta đã tạo điều kiện cho sự phát triển đa dạng về văn hoá. Để tôn trọng quyền văn hoá này, Nhà nƣớc cần có những chính sách để bảo tồn và phát huy giá trị của các nền văn hoá khác nhau, hay những chính sách chống phân biệt đối xử trong các sinh hoạt văn hoá và xã hội. Trong lễ hội Bình Đà, văn hóa truyền thống của cộng đồng luôn đƣợc tôn trọng và tích cực phát huy song hành cùng các yếu tố mới. Sự tôn trọng văn hóa này làm nền tảng sáng tạo cho những thay đổi trong lễ hội 2014. Khi chúng tôi tham dự các cuộc họp của cộng đồng và chính quyền địa phƣơng và cơ quan tƣ vấn, với mục đích tạo sự khác biệt của lễ hội năm 2014 ở Bình Đà, cộng đồng đã đề nghị phục dựng lại tích giết bò khao ba quân của Linh Lang Đại Vƣơng. Chính vì vậy mới có nghi lễ tế bò khao quân ở Bình Đà. Điều đó cho thấy, phong tục, văn hóa của ngƣời Bình Đà đã đƣợc nhà nƣớc tôn trọng, phục dựng và phát huy trong giai đoạn mới.

Nhƣ vậy, quyền văn hóa của cộng đồng đƣợc tôn trọng ở mức độ khác nhau. Quyền hƣởng thụ các sinh hoạt văn hóa và sự tôn trọng đa dạng văn hóa đƣợc bảo đảm. Bên cạnh đó, quyền đƣợc thể hiện và thực hành văn hoá bày tỏ, thể hiện những sáng tạo đã không đƣợc coi trọng một cách đúng mực. Chính vì vậy, khi thêm các yếu tố với vào lễ hội truyền thống của cộng đồng, nhất thiết phải xem xét đến vị trí, vai trò của cộng đồng vào tất cả các khâu từ tham vấn ý kiến ngƣời dân, tổ chức, thực hành cho đến đánh giá kết quả. Từ đó mới khích lệ tính sáng tạo của cá nhân và cộng đồng và trong các hoạt động nâng cấp lễ hội. Bên cạnh đó, Nhà nƣớc cần có những chính sách đảm bảo quyền văn hóa của cộng đồng. Có nhƣ vậy, vai trò và trách nhiệm của cộng đồng trong bảo tồn và phát huy trị giá di sản sẽ đƣợc thực hiện tốt.

Xét từ quan điểm của nhà nƣớc, quyền văn hóa của ngƣời dân phải đƣợc xem xét và đảm bảo. Chính vì thế mà nhà nƣớc đã có những chế tài nhằm đảm bảo các quyền này đƣợc thực thi trong xã hội. Bên cạnh đó, nhằm bảo tồn và phát huy lễ hội đƣơng đại không chỉ nhìn nhận dƣới góc độ quyền mà còn phải xem xét vai trò chủ thể của lễ hội hiện nay.

3.5.2. Những biến chuyển vai trò của cộng đồng

Trong những năm gần đây phần lớn lễ hội truyền thống của các địa phƣơng ở nƣớc ta đã đƣợc khôi phục lại hệ thống nghi lễ nghi thức và các trò diễn dân gian theo lệ cổ truyền. Tuy nhiên, còn nhiều lễ hội ngƣời ta lệ cổ thái quá, phục hồi các lễ thức, trò tục một cách máy móc và rập khuôn, chƣa có sự sáng tạo hoặc cải tiến nâng cao hiệu quả thẩm mỹ của chúng sao cho phù hợp với đời sống đƣơng đại. Để lễ hội truyền thống tƣơng xứng với tầm vóc của thời đại thì ngƣời ta đã dành cho lễ hội một không gian văn hóa rộng mở, hài hòa với môi trƣờng xung quanh, xây dựng kịch bản với những nghi thức, lễ tiết, tục trò để nâng cao giá trị văn hóa của lễ hội [13, tr.368-369]. Chính những biến đổi trong lễ hội truyền thống đã làm cho vai trò cộng đồng cũng biến đổi theo. Sự biến đổi này đƣợc thể hiện ở lễ hội truyền thống và lễ hội hiện đại (lễ hội cải biên).

Trong xã hội nông nghiệp cổ truyền của ngƣời Việt, làng là đơn vị xã hội gốc, là một chỉnh thể kinh tế, xã hội, văn hóa cấp cơ sở của nƣớc. Nói cách khác, làng là một kết cấu xã hội có tính cộng đồng cao: ngoài cộng đồng lãnh thổ, làng còn là một cộng đồng chính trị, kinh tế (tự cấp tự túc) và văn hóa. Làng tạo ra quan hệ xã hội phức hợp, nội tại để thắt chặt con ngƣời cá thể, cũng nhƣ từng nhóm xã hội với nhau, để tạo thành một sức mạnh vật chất cũng nhƣ tinh thần - sức mạnh cộng đồng [4, tr. 53-54].

Câu nói dân gian: “Trống làng nào làng ấy đánh, Thánh làng nào làng ấy thờ” là một ví dụ chứng minh mỗi làng của ngƣời Việt đều có một vị thần -

biểu tƣợng cao nhất về sự hiện tồn của cái xã hội làng - để tôn thờ. Bên cạnh đó “Thánh làng nào làng ấy thờ” thể hiện vai trò chủ thể của cộng đồng làng với vị thánh đƣợc phụng thờ. Chính vì vậy, vai trò chủ thể của lễ hội truyền thống chính là cộng đồng làng xã. Cộng đồng chính là chủ thể sáng tạo, hoạt động và hƣởng thụ các giá trị văn hóa của lễ hội. Do đó, lễ hội truyền thống phải đáp ứng ba đặc trƣng cơ bản sau:

Lễ hội truyền thống gắn với đời sống tâm linh, tôn giáo tín ngƣỡng, nó mang tính thiêng, do vậy nó thuộc thế giới thần linh, thiêng liêng, đối lập với đời sống trần gian, trần tục.

Tính tâm linh và linh thiêng của lễ hội nó quy định “ngôn ngữ” của lễ hội là ngôn ngữ biểu tƣợng, tính thăng hoa, vƣợt lên thế giới hiện thực, trần tục của đời sống thƣờng ngày.

Lễ hội truyền thống là một sinh hoạt văn hóa mang tính hệ thống tính phức hợp, một hiện tƣợng văn hóa dân gian tổng thể, bao gồm gần nhƣ tất cả các phƣơng diện khác nhau của đời sống xã hội của con ngƣời: sinh hoạt tín ngƣỡng, nghi lễ, phong tục, giao tiếp và gắn kết xã hội, các sinh hoạt diễn xƣớng dân gian (hát, múa, trò chơi, sân khấu…), các cuộc thi tài, vui chơi, giải trí, ẩm thực, mua bán…

Theo chúng tôi, vai trò của cộng đồng trong lễ hội truyền thống Bình Đà đƣợc thể hiện trong việc gìn giữ và duy trì lễ hội của mình. Vai trò đó đƣợc thể hiện ở các mặt sau:

Thứ nhất, đó là ý thức thức lƣu trữ, giữ gìn các tập tục, lễ tục, luật lệ quy định tổ chức lễ hội của ngƣời dân địa phƣơng. Các tập tục, lễ tục đó đã đƣợc ngƣời dân gìn giữ, trao truyền từ đời này qua đời khác, không để sai lệch bất chấp bao ly tán, loạn lạc của chiến tranh cũng nhƣ biến cố lịch sử. Đây là việc làm rất có ý nghĩa trong bối cảnh biến chuyển không ngừng của xã hội.

Thứ hai, vai trò của cộng đồng đƣợc thể hiện ở sự tham gia đầy nhiệt tình, tự giác của ngƣời dân vào lễ hội. Trong các nghi lễ và diễn xƣớng, vai trò chủ đạo thuộc về ngƣời dân 7 thôn thuộc làng Bình Đà. Qua quan sát, chúng tôi không thấy bóng dáng của các diễn viên chuyên nghiệp, không có sự dàn dựng mang tính chuyên môn hay sân khấu hoá nào.

Trong quá trình luyện tập và chuẩn bị cho lễ hội, dân làng đã đƣợc giảng giải, nắm bắt ý nghĩa của từng thực hành nghi lễ trong lễ hội. Đặc biệt với thế hệ trẻ, họ đƣợc ngƣời cao tuổi vừa động viên, khuyến khích tham gia vào các hoạt động của lễ hội, vừa giảng giải ý nghĩa của từng phần việc. Do đó, họ sẽ có cảm nhận tốt hơn về các giá trị văn hóa trong lễ hội và cố gắng gìn giữ và trao truyền những hiểu biết đó cho các thế hệ mai sau.

Chủ thể của lễ hội hiện nay đã có những biến đổi so với truyền thống. Chủ thể lễ hội đƣơng đại không đơn thuần làng cộng đồng mà đó là sự tham gia của chính quyền, ban tổ chức, đôi khi có sự tác động của cả doanh nghiệp. Do đó, trong tổ chức lễ hội hiện nay, xác định vai trò chủ thể của lễ hội rất phức tạp, đôi khi là không xác định đƣợc vai trò của thành phần nào là chủ đạo. Đối với các lễ hội sự kiện, festival nhà nƣớc đóng vai trò chủ đạo trong khâu tổ chức, điều hành lễ hội. Đối với lễ hội làng, hội nghề, vai trò chủ thể của cộng đồng đƣợc đề cao. Còn đối với lễ hội không thuộc hai thành phần đó, thì vai trò xác định nhƣ thế nào? Chính vì lẽ đó, nhận diện vai trò của các bên trong lễ hội để xác định tính chất, đặc trƣng của từng lễ hội.

Nâng cấp lễ hội Bình Đà năm 2014, ngoài thành phần là cộng đồng, ban tổ chức lễ hội cũng đƣợc coi là một phần của lễ hội. Khác với truyền thống, theo lệ, cộng đồng đứng ra tự tổ chức lễ hội và có những thay đổi cho phù hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cấp lễ hội truyền thống làng bình đà (những đa dạng biểu hiện quyền của chủ thể văn hóa) (Trang 75 - 104)