Tiếng nói của ngƣời dân về các yếu tố mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cấp lễ hội truyền thống làng bình đà (những đa dạng biểu hiện quyền của chủ thể văn hóa) (Trang 61 - 70)

Chƣơng 3 : NHỮNG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH

3.3. Tiếng nói của ngƣời dân về các yếu tố mới

Trong lễ hội Bình Đà năm 2014, đã xuất hiện các sự kiện mới liên quan cả phần lễ và phần hội. Đó là phục dựng lại nghi lễ tế bò khao quân và tiệc ánh sáng 3D và nghệ thuật thƣ pháp tại sân đình. Đối với nghi lễ tế bò khao quân, đây là nghi lễ đƣợc phục dựng lại khi đã bị mai một hơn 70 năm. Nghi lễ tƣởng nhớ công đức Linh Lang Đại Vƣơng sau khi đánh đuổi giặc Tống xâm lƣợc đã giết bò khao ba quân tƣớng sỹ.

Phần trình chiếu ánh sáng 3D bao gồm 3 chƣơng. Chƣơng một tái hiện hình ảnh “Những ngôi đền và những vị thần bất tử trên thế giới,” chƣơng hai mang

tên “Thủy cung” (theo truyền thuyết, Lạc Long Quân thuộc giống rồng) và “Đền thờ Thánh tổ Lạc Long Quân theo chiều lịch sử” là nội dung của chƣơng ba.

Vào ngày 2 tháng 4 (tức ngày 3 tháng 3 âm lịch) bức đại thƣ pháp (25m x 3m) đƣợc hoàn thành với nội dung gồm 4 chữ “Vi Bách Việt Tổ” và các chữ “Rồng-Tiên”, bức đại thƣ pháp này đƣợc dùng làm hậu cảnh của bàn thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân ở sân đền.

Khi đƣợc hỏi đánh giá về những điểm mới của lễ hội Bình Đà năm 2014. Ý kiến của ngƣời dân tỏ ra đồng thuận với cách làm của các nhà tổ chức. Họ cho là việc phục dựng lại tục tế bò đã thất truyền từ lâu là việc làm có ý nghĩa nhằm kính nhớ công đức của các bậc tiền nhân. Đối với sự kiện ánh sáng 3D và nghệ thuật thƣ pháp đƣơng đại là hoạt động thu hút du khách, đặc biệt là giới trẻ đến với lễ hội. Chính những hoạt động này đƣợc ngƣời dân đón nhận và hào hứng theo dõi và bàn tán trong một thời gian. Đó là những tín hiệu khả quan về mức độ quan tâm của ngƣời dân đến các sự kiện này.

Trên thực tế, ngƣời dân tỏ ra thích thú với chiếu ánh sáng 3D tối 3 tháng 3 âm lịch. Các ý kiến cho rằng, đó là một màn biểu diễn nghệ thuật mà “từ bé đến bây giờ” chƣa bao giờ đƣợc chứng kiến:

“Từ bé đến giờ đã bao giờ được xem ánh sáng 3D là cái gì đâu. Khi ngoài đình chiếu thì thích lắm. Bảo các con ăn cơm sớm rồi ra đình xem. Tôi xem hai tối liền mà không thấy chán”- Bà Nguyễn Thị Hà, Xóm Đìa.

“Cũng có nghe chiếu ánh sáng 3D nhưng chỉ nghe trên đài, ti vi cũng chưa bao giờ xem thật nên nghe ở Bình Đà có thì đến xem cho biết, thấy lạ và vui mắt”- Chị Đặng Thu Hà, Làng Sinh Liên, xã Bình Minh.

“Những hình ảnh khi chiếu lên, phải nói là lung linh huyền ảo như xem các chương trình ca nhạc nhiều màu sắc. Tôi ở trọ gần

đây, nghe nói có chiếu ánh sáng 3D nên rủ bạn bè đến xem cho biết. Sáng nay tôi cũng xem các nghệ sĩ về bức thư pháp khổng lồ, phải nói là cầu kỳ và đầy nghệ thuật. Tôi cũng đã chụp ảnh với bức đại thư pháp này. Mấy đứa bạn tôi chụp còn "up" ngay lên facebook” - Anh Đỗ Văn Cƣờng, Nam Trực, Nam Định.

“Về thư pháp, nhân dân rất háo hức, khi nghe nói có nghệ sỹ trình diễn thư pháp giỏi nhất Việt Nam, đã từng tham dự thư pháp trong nước và thế giới về giúp cho nhân dân và các em thiếu niên viết thu pháp trên nền vải phủ, sau đó ghép lại. Anh em chúng tôi rất đồng tình và không biết nó ra làm sau. Tôi cho là nên duy trì phong tục Việt Nam, người mình viết chữ Hán, chữ Nho, cái đó cũng là được” - Ông Bùi Văn Oánh, Phó chủ tịch xã Bình Minh.

“Ánh sáng 3D, cái này là cái mới tinh rồi, thực tế là năm vừa rồi trung ương về chỉ đạo cái này. Chúng tôi cũng chưa hình dung ra cái này, tôi cứ nghĩ là 3D chiếu trên không trung, ở trên trời, người đi lại trên không như thế. Khi chiếu lên thực tế như mình chiếu đèn ngày xưa. So với phim ảnh còn xấu hơn, không rõ, cứ mờ ảo ảo thôi. Còn thư pháp thì chúng tôi cứ hình dung như là thư pháp họ viết rồi bán vậy thôi. Khi các anh làm thư pháp như vậy, chủ yếu là các anh phục vụ cho cái đề nghị công nhận di sản văn hóa phi vật thể, là có những thay đổi và hơn các lễ hội khác vậy thôi. Ý các anh trung ương là như thế, xã rất đồng tình với việc này”- Ông Đỗ Văn Tâm, Chủ tịch mặt trận xã Bình Minh.

Quả thật, khi đƣa các yếu tố mới vào với lễ hội tạo ra tinh thần mới mẻ xung quanh không gian lễ hội. Nó có tác dụng thu hút là du khách ở xa đến với lễ hội Bình Đà ngày một đông khi theo dõi truyền thông đƣa tin. Ở đây đặc biệt là giới trẻ. Nhƣng đối với những ngƣời cao tuổi (từ 50 trở lên), ánh

sáng 3D và nghệ thuật thƣ pháp cũng mang lại nhiều suy nghĩ đối với ngƣời xem và cả những ngƣời không đi xem. Các ý kiến cho rằng nó mang lại những mới mẻ cho lễ hội và thu hút nhiều ngƣời đến với lễ hội nhƣng có nhiều băn khoăn từ chính những yếu tố mới này:

“Đưa ánh sáng 3D nói về nguồn gốc của mình vào đó chiếu cho dân xem cũng rất hay, bởi vì lâu lắm rồi chúng tôi mới có dịp xem lại chiếu bóng như ngày còn bao cấp. Dân đến xem đông lắm, con cháu nhà chúng tôi cũng đi xem về chúng bảo rất hay nhưng hơi ngắn (thời lượng). Còn riêng với nghệ thuật thư pháp, các ông ấy làm hoành tráng và cầu kỳ như vậy dân chúng tôi nhìn cũng thích mắt nhưng cũng còn nhiều vấn đề lắm” - Cụ Nguyễn Văn Tài, Thủ từ đình Ngoại.

“Ánh sáng 3D thì hay thật, nhưng thiếu gì chỗ chiếu mà phải chiếu vào mặt thánh như vậy, nếu năm sau có làm thì chếch sang một bên là được. chiếu như thế nhìn thì lung linh thật nhưng sợ phạm vào các Ngài thì khổ cả làng”-Bà Nguyễn Thị Thƣởng, Xóm Chằm.

“Tôi nghe nói cái anh nghệ thuật thư pháp ấy to nhất nhì nước mình, cũng muốn ra xem nhưng mệt không đi được. Thấy mọi người có xì xào nhau về mau sắc của phông trắng đấy. Nếu viết chữ Tàu trên nên màu khác thì hay biết mấy. Màu đen và trắng biết là nổi bật đấy nhưng nơi đình đền không ai dùng màu đó cả. Màu đó của đám tang” - Bà Lê Thị Quýt, Xóm Chằm.

“Thực tế là người dân xem thì xem thế thôi chứ các cụ là không hưởng ứng, cái 3D là một, thư pháp là hai, thực chất người ta còn phản đối cơ. Qua quá trình làm, nhiều cụ phản đối. Đợt vừa rồi (lễ hội 2015), xã tiếp tục trưng bày cái thư pháp lên, các cụ phản đối! Chúng tôi đã triệu tập cuộc họp, như hội nghị Diên Hồng ấy,

rồi cuối cùng phải xin các cụ là: đã trót dựng lên rồi thì giữ lại đến hết hội. Rất căng! mà chúng tôi là những người sát nhất với các cụ mà cuối cùng đứng lên xin các cụ làm nốt cái thư pháp năm ngoái”- Ông Đỗ Văn Tâm, Chủ tịch mặt trận xã Bình Minh.

Nguyên nhân ngƣời dân không đồng tình với các hoạt động này hợp nhiều yếu tố, trong đó chƣa thỏa mãn xem của ngƣời dân, vị trí chƣa phù hợp và kỹ thuật chƣa đạt yêu cầu.

“Đối với ánh sáng 3D, thứ nhất là chưa đạt yêu cầu so với nguyện vọng của người dân. Thứ hai là vị trí chưa phù hợp, mình làm trước mặt đình chưa phù hợp. Thứ ba là tốn kém. Thế còn thư pháp, thứ nhất là thư pháp người dân mình chưa hiểu biết gì, ngay cả đối với chúng tôi mà chúng tôi nhìn vào đấy cũng không hiểu biết được. Thứ hai vị trí đặt thư pháp cũng chưa phù hợp. Thứ ba kinh phí tương đối tốn kém. Mình khắc phục được những cái đó thì tốt hơn, làm từ cái nhỏ đến cái lớn, anh phải cải tiến đi dần mới đi vào lòng dân được.” - Ông Đỗ Văn Tâm, Chủ tịch mặt trận xã Bình Minh.

“Thực tế người dân người ta không hiểu hết vấn đề, người ta cho rằng bức thư pháp chắn trước mặt đình. Như là bịt mặt thánh, không cho thánh về, không cho thánh đi. Về tâm linh là người ta không ủng hộ đâu. Tôi ngày nào cũng ở đó, nghe các nói cụ nhiều, mà cũng nghe người dân nhiều chứ. Hai cái đó nếu làm nữa là gây bức xúc”

“Cái chúng ta thể hiện sự tôn trọng chữ Nho của Việt Nam mà nền lại là nền trắng, nền trắng trước đình đền các cụ rất kiêng. Nếu viết thư pháp viết trên nền màu hồng, giấy màu hồng, vải phủ màu hồng có hoa văn của Việt Nam, có thể chèn lồng vào và để ở vị trí nào đó. Chứ đặt trước của đền, như lúc dâng hương gần như bên ngoài và

bên trong cách biệt. Vị trí để thư pháp chưa thật sự hoàn hảo. Kinh phí là một phần, về chất liệu và phương pháp tổ chức cũng phải xem lại” - Ông Bùi Văn Oánh, Phó chủ tịch xã Bình Minh.

“Thực tế là có một số báo đã về viết bài đả kích mình về vấn đề ánh sáng 3D người ta phản đối, cho rằng lãng phí, không mang hiệu quả gì, nội dung nhiều vấn đề, chưa đi sát vào nội dung của ngôi đền và thánh được thờ” - Ông Đỗ Văn Tâm, Chủ tịch mặt trận xã Bình Minh.

Đối với các cụ cao niên trong làng, ngoài ánh sáng 3D và nghệ thuật thƣ pháp, các cụ tỏ ra đồng tình với phục dựng lễ tế bò khao quân, bởi vì đây là nghi lễ đã không còn đƣợc tổ chức trong thời gian dài. Chính công tác phục dựng nghi lễ tế bò nhận đƣợc sự quan tâm đặc biệt của các cụ cao nên và chức dịch trong làng. Sự đồng thuận đó còn đƣợc thể hiện qua câu chuyện phân công xóm nuôi bò và hộ gia đình nuôi bò, nhằm phục vụ cho lễ hội những năm sau đó.

“Về lễ tế bò. Chúng tôi năm nay gần 60 rồi, lễ tế bò mình không hiểu biết gì mấy. Đợt trước các cụ gợi ra, nhất là khi các bác Viện Văn hóa về gợi ý với các cụ xem có cái gì khác với các lễ hội khác, thì các cụ mới nghĩ được ra là có lễ tế bò. Lúc đấy mới hình dung có lễ tế bò. Thực ra từ bé tới lớn, tôi không được nhìn thấy, không được nghe thấy. Mà hình như là bị bỏ từ thời chống Pháp, năm 45, 46, 47 gì đấy, gần đây bị bỏ lâu rồi. Ông Thắng2

mới có chỉ đạo, hướng dẫn, mới thực hiện được. Cái này người dân nói chung là phản ứng tốt. Dân người ta phấn khởi” - Ông Đỗ Văn Tâm, Chủ tịch mặt trận xã Bình Minh

“Năm 2014, riêng việc phục dựng cái lễ tế bò khao quân chúng tôi đồng ý hoàn toàn với chính quyền và Viện Văn hóa. Bởi cái lễ đó, tôi nghe các cụ kể lại thì ngày xưa đã có rồi, sau đó chiến tranh loạn lạc, bị mai một và những năm bao cấp lại không có điều kiện tổ chức. Cái lễ tế bò đó được Linh Lang đại vương làm để khao quân khi chống xong giặc Tống. Việc phục dựng lại lễ đó rất hợp với lòng dân và chúng tôi” - Cụ Nguyễn Tiến Chức, chủ tế năm 2014.

Để đảm bảo có những con bò tốt và đẹp mã để dùng làm vật phẩm tế lễ, cộng đồng đã họp bàn và phân công các xóm thay phiên nhau nuôi và chăm sóc bò. Hộ gia đình nào nhận đƣợc vinh d? này của làng xóm giao tỏ ra rất hãnh diện và tự hào.

“Có mỗi cái là làm lễ tế bò hơi vất vả là mua bò rồi nuôi bò, các việc ấy, lễ hội là vất vả. Thực tế là cũng không tốn kém gì. Năm đầu tiên là chúng tôi đứng lên tổ chức, trực tiếp làm, trực tiếp chi tiền, trực tiếp phát lộc cho nhân dân. Sau đó chúng tôi báo cáo lại các cụ và xã phải đổi mới cách làm. Làng Bình Đà có 7 thôn, chúng tôi giao cho mỗi thôn đăng cai một lần. Tiền mua bò là thôn chịu trách nhiệm, nhưng trích quỹ lễ hội ra giúp cho thôn là 7 triệu, để thôn thêm phần nuôi, chăn bò, phục vụ cho lề hội tốn kém. Mỗi hộ trong thôn đóng 50 nghìn, có nhà có điều kiện thì nhiều hơn, coi như cổ phần đấy. Đó là cái lộc. Sau khi tế ở làng, nhà nào cũng có một suất lộc. Người đóng ít cũng như đóng nhiều. Tất cả coi như là bình đẳng, dân chủ. Sang năm chúng tôi phân cho thôn bên cạnh, cũng vẫn là như thế”- Ông Đỗ Văn Tâm, Chủ tịch mặt trận xã Bình Minh.

“Đối với chúng tôi, nhờ có các bác ở Trung ương mà phục dựng lại được lễ tế bò khao quân là một việc vô cùng trọng đại. Nếu duy trì được nếp này là trách nhiệm của cả làng. Vì vậy chúng tôi

đã tổ chức cuộc họp với các cụ và với xã về công việc duy trì nghi lễ tế bò này sẽ được diễn ra hàng năm và có phân công cụ thể. Chúng tôi thống nhất là mỗi xóm sẽ nuôi một năm, các xóm sẽ tự phân công và giao cho các hộ gia đình để nuôi bò để phục vụ nghi lễ tế tự tại đền này.”- Cụ Nguyễn Tiến Chức, chủ tế năm 2014.

“Về phần thôn, việc nhận nuôi bò chúng tôi để các hộ gia đình đăng ký tự nhận về nuôi. Riêng bò giống sẽ được thôn mua về giao cho các hộ về nuôi. Hộ nào mà nhận được bò về nuôi là vinh dự lắm. Bò sẽ được nuôi từ năm nay tới năm sau sẽ dùng để tế lễ”- Ông Cao Văn Viên, xóm Quếch.

“Nhà tôi có nhận nuôi bò tế lễ của thôn giao cho. Sáng thì con gái tôi đi cắt cỏ voi về cho bò ăn, trưa thì cho bò ăn cám khô trộn với rau bèo đã băm, chiều thì phải dắt bò đi ra đồng ăn chỗ cỏ sạch. Bây giờ họ phun thuốc sâu nên phải cẩn thận. Tối cho ông bò về nhà, gọi là tắm rửa sạch sẽ đấy rồi cho vào nhà dưới kia….cái nhà ông bò ở cũng phải vệ sinh sạch sẽ và tươm tật, không bao giờ để bẩn cả. Ngày xưa các cụ nuôi phải buông màn cho ông bò, bây giờ thì tôi làm lưới chống muỗi và phun thuốc diệt muỗi rồi nên không lo việc đó ”- Ông Nguyễn Viết Bắc, xóm Chợ.

Qua quá trình điền dã và phỏng vấn ngƣời dân ở Bình Đà, chúng tôi ghi nhận những phản ứng của ngƣời dân dƣới hai luồng ý kiến chủ đạo: đồng tình với việc nâng cấp lễ hội nhƣng ở một vài khía cạnh và nâng cấp lễ hội cần đƣợc cải tiến nhiều hơn nữa sao cho đúng ý ngƣời dân và nguồn lực bỏ ra tổ chức.

Đồng tình với công tác nâng cấp lễ hội Bình Đà năm 2014 là tầng lớp trẻ tuổi. Khi đƣợc hỏi ý kiến về vấn đề này, các ý kiến đều phản ánh đồng tình với cách làm của ban tổ chức và muốn mở rộng thật lớn hơn nữa, thêm nhiều

sự kiện liên quan đến đức quốc tổ Lạc Long Quân hơn nữa để ngƣời dân có thể đến dự hội đông hơn nữa.

Ý kiến của các cụ cao niên trong làng về nâng cấp lễ hội còn nhiều luồng ý kiến khác nhau. Ý kiến của các cụ hầu hết tán thành với việc phục dựng lại lễ tế bò ở đình Ngoại. Tuy còn một vài băn khoăn về cải tiến công tác tổ chức nhƣng nhận đƣợc sự đồng thuận cao từ các bậc cao niên trong làng. Đối với hai hoạt động ánh sáng 3D và nghệ thuật thƣ pháp, theo các cụ là không nên duy trì. Đành rằng, đó là các hoạt động tốt, là điểm nhấn của các hoạt động mừng lễ hội Bình Đà là di sản văn hóa phi vật thể. Theo các cụ nếu đƣa các hoạt động này vào các lễ hội thƣờng niên sẽ không khả quan. Hầu hết ý kiến của các cụ còn băn khoăn ở một vài điểm nhƣ: kinh phí duy trì các hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cấp lễ hội truyền thống làng bình đà (những đa dạng biểu hiện quyền của chủ thể văn hóa) (Trang 61 - 70)