Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp vùng ven hồ Tây

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kinh tế - xã hội vùng ven đô Hồ Tây trong thời kỳ đổi mới (Từ 1986 đến nay) (Trang 38)

2001 2002 2003 2004 2005 Tổng số (%) 100 100 100 100 100 -Nông nghiệp 98,6 97,8 96,7 96,7 97,3 +Trồng trọt 82,0 83,7 82,0 82,9 83,5 +Chăn nuôi 16,6 14,1 15,6 13,8 13,8 - Thuỷ sản 1,4 2,2 2,4 2,3 2,7

Nguồn: Niên giám thống kê quận Tây Hồ, năm 2006

Cơ cấu nghề nghiệp của dân cƣ tại các phƣờng của khu vực này đã có nhiều biến đổi. Các ngành nghề phi nông nghiệp tăng dần tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế của các địa phƣơng. Hoạt động buôn bán dịch vụ ở khu vực này cũng phát triển khá nhanh. Sản xuất nông nghiệp tại các địa phƣơng vẫn còn giữ một vị trí đáng kể trong các hoạt

động kinh tế. Nghề trồng hoa cây cảnh ở Nghi Tàm, Xuân La, Phú Thƣợng, Nhật Tân vẫn đƣợc duy trì, phục vụ cho nhu cầu về hoa và cây cảnh không những ở Hà Nội mà cả ở các tỉnh lân cận.

Giống nhƣ nhiều nơi ở ven đô, khu vực này cũng có những sự thay đổi cơ cấu nghề nghiệp trong quá trình đô thị hoá. Các yếu tố tác động chủ yếu đến sự thay đổi cơ cấu nghề nghiệp của các địa phƣơng trong quá trình đô thị hoá là: Sự thay đổi chính sách vĩ mô của nhà nƣớc; Mạng lƣới giao thông phát triển; Sự thay đổi quyền sử dụng đất của dân cƣ; Sự tồn tại các ngành nghề truyền thống tại địa phƣơng; Thị trƣờng tiêu thụ và sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ.

Cơ cấu nguồn thu nhập và mức sống cũng thay đổi cùng chiều với sự thay đổi của cơ cấu nghề nghiệp. Ngoài nguồn thu nhập từ nông nghiệp truyền thống (phƣờng Phú Thƣợng, Xuân La, Tứ Liên, Nhật Tân), còn có các nguồn thu khác nhƣ từ công nghiệp-thủ công nghiệp, và buôn bán dịch vụ ngày càng có vai trò quan trọng (phƣờng Bƣởi, Thuỵ Khuê, Yên Phụ, Trúc Bạch). Mức sống của dân cƣ tại khu vực này cũng đã đƣợc nâng lên rõ rệt. Thu nhập của các hộ gia đình có quan hệ với nghề nghiệp. Nhóm thu nhập thấp thƣờng là các hộ thuần nông hoặc làm thuê; nhóm thu nhập trung bình là các hộ buôn bán và dịch vụ; nhóm thu nhập khá là những ngƣời hƣởng lƣơng từ nhà nƣớc hoặc chủ các doanh nghiệp nhỏ; nhóm có thu nhập cao là các chủ doanh nghiệp lớn. Nguyên nhân của việc có nguồn thu nhập thấp là vì quá trình đô thị hoá đang ngày một diễn ra với tốc độ nhanh chóng, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Một nguyên nhân nữa là năng suất cây trồng giảm do hiện tƣợng ô nhiễm môi trƣờng và diện tích đất canh tác bị thu hẹp.

Cùng với khu vực kinh tế thành thị, kinh tế nông thôn cũng là khu vực kinh tế đặc trƣng của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế nông thôn bao gồm các ngành: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp; tiểu thủ công nghiệp và các hoạt động thƣơng mại dịch vụ. Các ngành kinh tế này có quan hệ hữu cơ với nhau theo những tỷ lệ nhất định về số lƣợng và liên quan chặt chẽ với nhau về mặt chất lƣợng.

Vùng ven Hồ Tây trƣớc năm 1996 là vùng ven đô. Giống nhƣ những vùng ven đô khác của thành phố, khu vực này ngoài 2 ngành kinh tế là nông nghiệp và thủ công nghiệp, còn có ngành thƣơng mại-dịch vụ cùng một số nghề phụ khác. Từ năm 1996, vùng ven Hồ Tây cùng Hà Nội và cả nƣớc thực hiện đƣờng lối đổi mới theo hƣớng ”công

nghiệp hoá - hiện đại hoá” nên khu vực này ngoài hai ngành kinh tế là nông nghiệp, thƣơng mại dịch vụ, còn có ngành công nghiệp-thủ công nghiệp.

2.1.1. Nông nghiệp

Nông nghiệp là một ngành kinh tế trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân. Nó không những cung cấp lƣơng thực, thực phẩm nuôi sống xã hội, tạo nền tảng cho các ngành, các hoạt động kinh tế khác phát triển mà còn góp phần quan trọng đƣa nền kinh tế nông thôn duy trì và phát triển bền vững. Ngành nông nghiệp ở vùng ven hồ Tây có các nghề chính là trồng trọt và chăn nuôi.

2.1.1.1. Trồng trọt

Theo truyền thống, trồng trọt chính ở vùng ven Hồ Tây là trồng lúa. Ngoài ra, Nghi Tàm, Nhật Tân còn đƣợc biết đến với nghề trồng hoa và cây cảnh. Đầu thế kỷ này, làng Phú Gia dân số có tới 2.527 ngƣời mà chỉ có 515 mẫu ruộng, bình quân đầu ngƣời chƣa đƣợc hai sào. Ngày xƣa phần lớn đất bị thiếu nƣớc nên đa phần ngƣời dân chỉ cấy đƣợc một vụ mùa, ngoài sản xuất lúa là độc canh ra, phần lớn nhân dân phải đi vớt củi, bổ củi thuê hoặc làm hàng quà bánh nhƣ sôi chè, bánh trôi, kê … để kiếm sống.

Phú Xá, ruộng trong đồng rất ít chỉ có hơn 50 mẫu, còn lại chủ yếu là đất ở ngoài bãi giữa sông Hồng. Vì chủ yếu sống dựa vào đất bãi giữa sông nên Phú Xá có nghề đan thuyền thúng để tự túc phƣơng tiện sang bãi làm ăn. Về trồng trọt, xƣa chủ yếu nơi đây cũng chỉ có nghề trồng dâu nuôi tằm. Phú Gia cũng có lúc có tới 200 mẫu bãi sau bị lở dần nên cũng có nghề trồng dâu nuôi tằm.

Làng Phú Thƣợng có ruộng đất nhiều hơn, theo số liệu hồi đầu thế kỷ này ruộng đất có 328 mẫu và 18 mẫu bãi, dân số có 647 ngƣời. Số ruộng công ở đây chiếm tới 63 mẫu, cuối thế kỷ trƣớc khi bắt đầu xây nhà thờ đạo Thiên chúa, nhà chung cũng chiếm tới 25 mẫu ruộng cấy. Dân làng Bạc xƣa có làm nghề gốm, chuyên nung chum vại, nay đào ở xứ Đồng Mậu (giáp Nhật Tảo) còn thấy nhiều lò gốm, sau chuyển sang nghề buôn chuối vì tiện có bến đò Bạc. Gần đây có nghề trồng hoa xuất khẩu có giá trị kinh tế cao.

Trƣớc đây ngƣời dân ở Xuân La chỉ thuần tuý sản xuất nông nghiệp, thôn Xuân Tảo sở còn có nghề trồng thuốc lá, thôn Vệ Hồ có nhiều ngƣời đi đánh chim rẽ. Tại các làng này, ngoài sản xuất nông nghiệp ra, việc làm thêm chỉ là mò cua bắt ốc, bắt cá... Theo Nông thôn Việt Nam trong lịch sử (tập 1), điền bạ năm Cảnh Thịnh thứ 3

(1795) của Quán La sở có ghi tổng số ruộng đất là 774 mẫu 9 sào 2 thƣớc, trong đó có 660 mẫu 9 sào 14 thƣớc là công đồn điền {105, tr.105}, xâm canh ra trong 13 xã thuộc huyện Từ Liêm cũ (Phú Gia, Thƣợng Yên Quyết, Hạ Yên Quyết, Thuỵ Hƣơng, Khang Cáo, Cổ Nhuế, Dịch Vọng, Nhật Tảo, Nghĩa Đô, Thƣợng Thuỵ, Trung Thuỵ, Hƣơng Canh, Nam Cƣờng) và 9 phƣờng thuộc kinh thành Thăng Long (Nhật Chiêu, Quảng Bá, Tây Hồ, Nghi Tàm, Trích Sài, Võng Thị, Hồ Khẩu, Thuỵ Khuê, Bái Ân), toàn bộ ruộng công, không có ruộng tƣ. Nhƣng đến trƣớc Cách mạng Tháng 8 chỉ còn có 110 mẫu (xâm canh ở các xã Phú Gia 40 mẫu, Cổ Nhuế 32 mẫu, Nghĩa Đô 30 mẫu, Nhật Tảo 2 mẫu và 6 mẫu ở làng, ruộng công vẫn chiếm 100%). Theo các cụ già địa phƣơng, lúc đó mỗi trai đinh đƣợc chia 1 mẫu 6 sào, ngoài ra còn 10 mẫu ruộng bán thuê để chi việc công và một số ruộng của đình chùa. Tình trạng giảm số ruộng đất ở Quán La sở có lẽ do dân chuyển đi nơi khác khá nhiều sau khi nơi này không còn là đồn điền của nhà nƣớc nữa vì điều kiện sản xuất ở đây rất gian khổ. Ruộng xâm canh ở nhiều làng rất xa nên sau khi đƣợc chia nhiều ngƣời phải bán cho dân ở địa phƣơng, còn mình đi làm thuê ở gần hoặc đi mò cua bắt ốc ở Hồ Tây để kiếm sống. Ở Xuân Tảo sở thì số ruộng đất cũng xâm canh sang làng Xuân Tảo xã bên cạnh xen kẽ nhƣng cũng còn gần gũi hơn.

Từ trƣớc và sau năm 1986 đến nay, trong cơ cấu nông nghiệp vùng ven hồ Tây, trồng trọt vẫn là ngành chủ yếu, trong những năm 2001-2005, tỷ trọng của ngành này chiếm khoảng 82% đến hơn 83% trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt đã giảm từ 22.083 triệu đồng năm 2002 xuống 18.911 triệu đồng năm 2005- giảm 14,4%. Điều đó là do diện tích đất nông nghiệp đã bị giảm đi rõ rệt. Năm 2005, đất nông nghiệp khu vực này có 933,3 ha. Diện tích trồng cây hàng năm giảm từ 609,1 ha năm 2001 xuống còn 451,2 ha năm 2005, chỉ bằng 74% năm 2001. Trong đó diện tích cây lúa cả năm giảm mạnh từ 220 ha xuống còn 13 ha trong các năm tƣơng ứng. Diện tích trồng lúa trƣớc đây tập trung chủ yếu ở phƣờng Phú Thƣợng và Xuân La. Năm 2001, phƣờng Phú Thƣợng còn 112 ha lúa, nhƣng đến năm 2004 phƣờng Phú Thƣợng đã không còn trồng lúa nữa, trong khi đó, diện tích lúa ở phƣờng Xuân La năm 2001 có 108 ha, đến năm 2005 chỉ còn 13 ha. Do đó sản lƣợng lúa ở hai phƣờng này năm 2001 là 572 tấn thì đến năm 2005 chỉ còn 4 tấn.

Nguồn: Niên giám thống kê quận Tây Hồ 1996-2006

Hình 2.1. Biểu đồ diện tích đất trồng lúa phường Xuân La

Sản xuất nông nghiệp của khu vực này đƣợc chia ra làm hai vùng: Vùng ngoài bãi và vùng trong đồng. Vùng ngoài bãi chủ yếu thuộc các phƣờng Nhật Tân, Tứ Liên và Quảng An. Trong đó phƣờng Quảng An có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất nhƣng chủ yếu là diện tích mặt nƣớc nuôi trồng thuỷ sản. Cây ngô, rau đậu chủ yếu đƣợc trồng tập trung ở các phƣờng này. Vùng trong đồng chủ yếu thuộc các phƣờng Phú Thƣợng, Xuân La. Phƣờng Phú Thƣợng là phƣờng có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất khu vực. Tuy nhiên nhƣ đã nói ở trên, phƣờng Phú Thƣợng cũng là phƣờng có diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh nhất, năm 1997, Phú Thƣợng có gần 260 ha đất nông nghiệp nhƣng đến năm 2005 chỉ còn hơn 103 ha. Đất nông nghiệp ở vùng này trƣớc đây chủ yếu trồng lúa nƣớc và trồng đào nhƣng mấy năm gần đây diện tích đất bị thu hẹp do một số công trình, dự án đã và đang đƣợc xây dựng trên địa bàn của hai phƣờng này.

Nguồn: Niên giám thống kê quận Tây Hồ 1996-2006

221 216 218.1 175.5 150.2 112 38 10.5 0 50 100 150 200 250 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 ha 153 110.5 143.2 135.5 135.6 108 123.1 103 73 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 ha

Diện tích gieo trồng cây thực phẩm và cây hoa cũng có nhiều biến động. Một số phƣờng ở khu vực này có truyền thống trồng hoa, đào, quất nổi tiếng từ lâu nhƣ Nhật Tân, Phú Thƣợng, Xuân La, Quảng An, Tứ Liên. Nhƣng do quá trình đô thị hoá, đất trồng hoa, cây cảnh cũng bị thu hẹp. Năm 2001 diện tích trồng hoa là 216 ha, đến năm 2002 tăng lên đến 312 ha (tăng thêm 96 ha) nhƣng sau đó lại giảm xuống còn 243,6 ha năm 2005. Nếu quận không có quy hoạch và các biện pháp hữu hiệu thì nghề trồng hoa truyền thống của Tây Hồ cũng nhƣ của Hà Nội khó có thể gìn giữ. Điều này cũng đồng thời ảnh hƣởng đến khả năng thu hút khách du lịch đến tham quan khu vực này.

86.2 82.4 57.7 40 49 50 53 49 61 12 7 7 9 8.3 7.2 26.5 23 11 20 20 8 7 6 6 6 6 5 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 ha DT trồng ngô DT trồng rau DT trồng đậu

Nguồn: Niên giám thống kê quận Tây Hồ 1996-2006

Hình 2.3. Diện tích trồng cây ngô, rau, đậu của phường Xuân La

Bên cạnh cây lúa và nghề trồng hoa - cây cảnh, khu vực này còn trồng các loại cây nông nghiệp khác nhƣ cây ngô, rau và cây đậu. Tuy nhiên không phải tất cả các phƣờng thuộc trong khu vực đều trồng các loại cây trên. Rau, ngô và đậu đƣợc trồng chủ yếu ở Tứ Liên, Xuân La và Phú Thƣợng. Trong các loại cây trên, ngô là cây đƣợc trồng nhiều nhất, tiếp theo là rau và cây trồng ít nhất là cây đậu.

Nhƣ vậy, có thể nói, một đặc điểm kinh tế của vùng ven hồ Tây đó là sự đa dạng về cây trồng nông nghiệp. Ít có khu vực nào ở Hà Nội có sự đa dạng về mặt cây trồng nhƣ khu vực này. Bên cạnh việc trồng các loại cây rau,đậu, ngô phục vụ cho đời sống hàng ngày của ngƣời dân thì hoa-cây cảnh cũng là loại cây đƣợc ngƣời dân ở đây chú trọng tới.

Trồng hoa-cây cảnh vốn đã có từ lâu đời, trở thành một nghề truyền thống ở Hà Nội nói chung và khu vực Hồ Tây nói riêng với những làng hoa nổi tiếng. Ở đây cũng

là nơi tập trung nhiều nghệ nhân trong nghề trồng hoa - cây cảnh, có nhiều khả năng và kinh nghiệm điều khiển, tạo thế và dáng cho cây và hoa cảnh.

Bảng 2.2. Diện tích, sản lượng một số loại cây trồng chủ yếu của khu vực vùng ven Hồ Tây

2001 2002 2003 2004 2005 Tổng DT gieo trồng(ha) 609,1 663,4 624,7 503,8 451,2 Cây lƣơng thực 351 295,1 256,5 226,5 155,3 + Lúa 220 161,1 113,5 73 13 + Ngô 131 134 143 153,5 142,3 Cây thực phẩm 41,9 56,1 58,6 29,6 52,3 Hoa 216 312 309,4 247,7 243,6 Sản lƣợng (tấn) - Lúa 572 457 358 177,1 4 - Ngô 301,3 244,8 346 390,5 282,9 - Rau 696,3 987,8 912,2 487,8 898,1 - Đậu 5,2 4,5 4,7 2,28 0,56 - Lạc 0,26 0,24 0,24 - - DT đất canh tác (ha) 492,1 484,3 456 343,6 343,6

Nguồn: Phòng Thống kê quận Tây Hồ, 2006.

Vùng quanh Hồ Tây là vành đai hoa của kinh thành cũ. Làng Nghi Tàm còn có khu đất cổ truyền vẫn gọi là Đồng Bông (Hoa). Các làng Võng Thị, Trích Sài cũng đều có đồng hoa cổ từ thời Lý. Làng Yên Hoa ở cửa ô Yên Hoa (nay là Yên Phụ) cũng là nơi ngƣời ở chen với hoa từ lâu đời. Tây Hồ, Quảng Bá, Nhật Tân nối tiếp nhau thành đất hoa. Xa hơn là dinh đào Nhật Chiêu (nay là Nhật Tân).

Chơi hoa, chơi cây cảnh đã thành một nghệ thuật. Nó không chỉ cần am hiểu kỹ thuật mà đòi hỏi cả tâm hồn. Một thú chơi di dƣỡng tinh thần. Một chậu hoa, một cây thế, một hòn núi già không những thể hiện trình độ thẩm mỹ mà còn nói lên cả tâm tƣ, tình cảm của chủ nhân.

Trồng hoa - cây cảnh là ngành trồng trọt đặc biệt. Nó không những đòi hỏi phải có kỹ thuật mà còn cả về mặt nghệ thuật. Ngƣời dân ở khu vực này đã đƣợc thừa hƣởng những kinh nghiệm quý báu của ông cha để lại. Trồng hoa - cây cảnh là nguồn sống chính của ngƣời dân ở đây. Hoa đem lại cho họ nguồn vui, nguồn thu nhập. Tuy nhiên do quá trình đô thị hóa, quỹ đất dần bị thu hẹp, nghề trồng hoa - cây cảnh ở khu vực này đã bị

mai một đi ít nhiều. Đƣợc biết đến nhiều nhất nhƣ một làng nghề trồng hoa cây cảnh khu vực này là làng Nghi Tàm. Không nổi tiếng nhƣ Trại hàng hoa nhƣng vào cuối thập kỷ 80 đầu những năm 90, ngƣời dân ở Nghi Tàm đã trồng rất nhiều các loại hoa khác nhau nhƣ hoa cẩm chƣớng, hoa đồng tiền, đặc biệt là hoa mép dê. Hoa mép dê đƣợc trồng phổ biến trong vƣờn hoa ở Nghi Tàm. Hoa còn đƣợc gọi là hoa mõm sói vì cánh hoa trông giống mõm chó sói. Hoa có nhiều màu sắc: đỏ, trắng, hồng, tím, vàng. Do quá trình đô thị hoá thời kỳ này mà quỹ đất dành cho trồng hoa đã bị thu hẹp đi nhiều. Một số loại hoa đƣợc trồng nhiều trƣớc đây thì đầu những năm 90 ở Nghi Tàm trồng rất ít nhƣ hoa thƣợc dƣợc. Đây là cây hoa có giá trị kinh tế cao vì mùa hoa thƣợc dƣợc đúng vào dịp Tết Nguyên Đán.

Thời kỳ này, để đáp ứng nhu cầu về chơi hoa và cây cảnh của ngƣời dân mà chủ yếu là nhu cầu của thủ đô Hà Nội, UBND xã Quảng An khi đó đã tìm mọi biện pháp, tạo mọi điều kiện động viên ngƣời dân Nghi Tàm trồng hoa, cây cảnh. Hợp tác xã Quảng An ra đời trên cơ sở ba làng: Quảng Bá, Tây Hồ và Nghi Tàm. Nghi Tàm là một trong năm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kinh tế - xã hội vùng ven đô Hồ Tây trong thời kỳ đổi mới (Từ 1986 đến nay) (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)