Diện tích đất nông nghiệp vùng ven Hồ Tây

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kinh tế - xã hội vùng ven đô Hồ Tây trong thời kỳ đổi mới (Từ 1986 đến nay) (Trang 47)

STT Phường 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 1 Bƣởi 75,1 75,1 75,1 75,1 75,1 75,1 75,1 2 Thuỵ Khuê 148,4 148,1 148,2 148,1 148,1 148,1 148,1 3 Yên Phụ 64,6 64,6 62,1 62,1 62,1 62,1 62 4 Tứ Liên 52,0 50,1 48,7 54,3 54,3 54,3 51,3 5 Nhật Tân 157,8 157,8 148,8 148,8 148,8 147,5 138,9 6 Quảng An 255,2 254,6 234,5 234,8 234,4 229,8 224,3 7 Xuân La 152,1 150,4 148,9 148,7 141,3 138,2 113,2 8 Phú Thƣợng 253,5 249,2 241,1 240,9 240,9 219,2 103,6 9 Nghĩa Đô - - - - 5 - -

Nguồn: Niên giám Thống kê quận Tây Hồ, quận Cầu Giấy, 2005.

Bảng 2.4. Lao động nông nghiệp vùng ven Hồ Tây (đv tính: người)

STT Phường 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 1 Tứ Liên 541 488 462 360 360 338 326 2 Nhật Tân 1.455 1.278 1.231 961 961 901 764 3 Quảng An 1.072 810 743 580 580 421 317 4 Xuân La 1.376 1.267 1.249 975 975 886 713 5 Phú Thƣợng 2.776 2.075 1.922 1.5 0 0 1.5 0 0 1.342 1.306 6 Nghĩa Đô - 162 158 - - - -

Nguồn: Niên giám Thống kê quận Tây Hồ, quận Cầu Giấy, 2005.

1369 1378 1455 1278 1231 961 961 901 764 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 nguoi

Thu nhập từ nghề trồng đào so với các loại hình kinh tế khác trong một hộ gia đình (6 ngƣời) cho thấy vai trò kinh tế của cây đào là rất lớn.

Bảng 2.5. Thu nhập từ một số loại hình kinh tế chính phường Nhật Tân

STT Loại hình kinh tế Diện tích Thu nhập

1 Trồng đào 3 sào 10 triệu

2 Hoa tƣơi 2 sào 3,5 triệu

3 Hoa mầu 1 sào 1 triệu

4 Loại hình khác (chăn nuôi, buôn bán nhỏ, đi làm công nhân) 2,4 triệu

Nguồn {25, tr.37}.

Tổng thu nhập là 15,9 triệu đồng/năm, trong đó thu nhập từ trồng đào chiếm hơn 50% trong các loại hình kinh tế.

Sau năm 1986, đặc biệt là từ 1996, quá trình đô thị hoá đã tác động mạnh đến khu vực này. Nhật Tân rơi vào tình trạng không có đất trồng đào. Gần 100% diện tích trồng đào ở đây đƣợc đƣa vào quy hoạch để xây dựng khu đô thị mới Nam Thăng Long. Tuy nhiên từ năm 2001 đã có những hộ đầu tiên đƣa cây đào ra trồng ngoài bãi. Trong hai năm 2002-2003, khi tiến độ thu hồi đất gia tăng thì số hộ chuyển đào ra bãi ngày càng nhiều hơn. Từ đó đến nay, ngƣời dân Nhật Tân đã lấy tiền đền bù của diện tích đất trồng đào để đắp vào khu đất ngoài bãi. Hơn 25 ha đất đã đƣợc tôn cao từ 2-4 m. Cùng với xu thế hội nhập và phát triển, ngƣời trồng đào ở Nhật Tân đã bắt đầu chú trọng đến vấn đề thƣơng hiệu, bản quyền. Năm 2006, ”nhãn hiệu tập thể Hoa Đào Nhật Tân” đã đƣợc Cục Bản quyền tác giả văn hoá và nghệ thuật cấp. Hơn 700 hộ trồng đào với tổng diện tích đất trồng đào gần 30 ha trên địa bàn Nhật Tân là đối tƣợng chính của quy ƣớc và quy định đƣợc soạn thảo bởi bà con trồng đào, Ban quản lý hợp tác xã và đại diện các ban ngành.

Quy định tiêu chuẩn sản phẩm Hoa Đào Nhật Tân, cụ thể là đào Bích và đào Phai nhƣ sau:

- Hoa phải đỏ thắm, nhuỵ vàng, mỗi bông có 16 cánh hoa trở lên, đƣờng kính ngoài của hoa tối thiểu đạt 2cm, cánh hoa dày.

- Hoa có dăm ngắn, dày, màu diệp lục đỏ nâu. - Có nụ hoa mập, phân bố đều trên dăm.

2.1.1.2. Chăn nuôi

Cùng với trồng trọt là chăn nuôi. Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chính của nền nông nghiệp truyền thống. Đây là nguồn cung cấp thực phẩm có giá trị cao hàng ngày cho con ngƣời; cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm; cung cấp phân bón và sức kéo cho ngành trồng trọt; là nguồn hàng xuất khẩu đóng góp quan trọng cho kinh tế địa phƣơng. Chăn nuôi ở khu vực Hồ Tây so với các khu vực khác trong thành phố không phải là ngành chính. Mặc dù khu vực này có đặc điểm là diện tích mặt nƣớc lớn nhƣng nuôi trồng thuỷ sản chƣa đƣợc chú trọng và đầu tƣ đúng mức. Khu vực này cũng nổi tiếng với nghề nuôi cá nhƣng là nuôi cá cảnh và cá chọi ở trong làng và nuôi ở trong bể chứ không phải nuôi cá ở trong hồ. Đây cũng là một đặc điểm riêng của khu vực này.

Trong cơ cấu nông nghiệp khu vực hồ Tây, ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng không lớn và có xu hƣớng giảm từ 16,6% trong giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2001 xuống còn 13,8% vào năm 2005. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi giảm mạnh, năm 2005 đạt 3.123 triệu đồng, chỉ bằng 79,9% năm 2001 (với 3.908 triệu đồng)-giảm 20,1%. Trong chăn nuôi, chỉ có đàn bò tăng từ 105 con năm 2001 lên 134 con năm 2005. Trong khi đó chăn nuôi lợn và trâu đều giảm. Đàn trâu năm 2001 còn 21 con (trong đó có 20 trâu cày kéo). Đến năm 2005, do diện tích đất nông nghiệp giảm, lợn trên hai tháng tuổi năm 2001 có 3.047 con, đến năm 2005 giảm xuống còn 1.814 con, giảm 1.233-giảm hơn 40%. Điều này cũng phù hợp với chủ trƣơng của thành phố là không khuyến khích phát triển chăn nuôi trong các quận nội thành.

Hiện nay, chăn nuôi tại khu vực này chỉ tập trung vào một số phƣờng nhƣ Phú Thƣợng, Xuân La, Nhật Tân và Tứ Liên. Phần lớn ngƣời dân ở những phƣờng này chăn nuôi lợn. Ngoài ra, ngƣời dân ở đây còn chăn nuôi bò và trâu. Tuy nhiên hai loại gia súc này không đƣợc nuôi phổ biến trong thời kỳ đổi mới. Lợn là con vật nuôi phổ biến nhƣng cũng giảm dần về số lƣợng qua các năm. Hình 2.5 và 2.6 cho chúng ta thấy rõ điều đó.

1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Trâu 26 27 12 8 7 7 1 1 Bò 12 18 25 26 26 22 19 20 Lợn 1018 1036 1050 1169 1274 1040 660 584 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 Trâu Bò Lợn

Nguồn: Niên giám Thống kê quận Tây Hồ 1995-2006.

Hình 2.5. Biểu đồ tình hình chăn nuôi phường Phú Thượng trong những năm 1996-2003.

1626 1242 842 842 1525 1321 1217 816 219 908 865 938 911 989 807 576 436 421 0 200 400 600 800 1000 1200 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Trâu Bò Lợn

Nguồn: Niên giám Thống kê quận Tây Hồ 1995-2006.

Hình 2.6. Biểu đồ tình hình chăn nuôi phường Xuân La trong những năm 1996-2004.

Yên Phụ và Nghi Tàm còn đƣợc biết đến qua nghề nuôi cá cảnh và cá chọi. Cá cảnh đƣợc nuôi ở Yên Phụ, còn cá chọi đƣợc nuôi ở Nghi Tàm. Theo tƣ liệu điều tra, nghề nuôi cá ở đây đã có từ mấy chục năm về trƣớc, nhƣng do quá trình đô thị hóa, đất đai bị mất đi nhiều, không có diện tích để làm bể nuôi cá nên bây giờ nghề nuôi cá cảnh và cá chọi đã bị mai một. Nghề nuôi cá cảnh thịnh đạt nhất từ những năm 70 đến cuối những năm 80 của thế kỷ 20. Đến đầu những năm 90, cụ thể là từ khoảng năm

1992 đến năm 1995 nghề nuôi cá dần mất đi, đất đai dùng để xây những ngôi nhà biệt thự cho ngƣời nƣớc ngoài thuê. Nghề nuôi cá chọi ở Nghi Tàm cũng vậy, đến giai đoạn năm 1985 thì nghề nuôi cá chọi ở đây cũng dần không còn. Nghi Tàm hiện nay còn khoảng năm đến sáu gia đình nuôi cá chọi. Yên Phụ hiện nay nuôi cá cảnh cũng không còn nhiều, chủ yếu còn một số hộ gia đình buôn cá cảnh từ Trung Quốc nhập về, sau đó bán cho các tiểu thƣơng ở Hà Nội và các tỉnh lân cận. Nuôi cá thì thƣờng vất vả hơn là buôn cá. Muốn nuôi đƣợc một đợt thì phải mất thƣờng là 2 tháng, sau đó thì mới bán đƣợc một lứa. Nguy hiểm từ bệnh tật đem lại khi nuôi cá cũng thƣờng là rất lớn. Thuốc chữa bệnh cho cá cũng rất đắt tiền. Trong làng Yên Phụ hiện nay còn khoảng mƣời nhà buôn cá cảnh. Nguồn thu thập chính của một số gia đình còn giữ lại nghề không phải từ nuôi cá cảnh mà nuôi cá cảnh chỉ là nguồn thu nhập phụ.

Nhƣ trên đã trình bày, trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành chính của kinh tế nông nghiệp. Trong thời kỳ đổi mới, vùng ven Hồ Tây là khu vực có sự đa dạng về mặt cây trồng nông nghiệp. Tuy sản lƣợng cây trồng đã bị giảm rõ rệt trong những năm gần đây. Nguyên nhân chính là do đất canh tác đã chuyển sang mục đích sử dụng khác. Chẳng hạn nhƣ, diện tích trồng đào ở Nhật Tân bị thu hẹp do đất đƣợc sử dụng để xây khu đô thị mới. Đây cũng là một đặc điểm lớn của khu vực này trong thời kỳ đổi mới. Theo điều tra khảo sát của chúng tôi, những năm đầu của thời kỳ đổi mới, diện tích đất nông nghiệp hầu nhƣ chƣa có biến động. Chỉ bắt đầu từ những năm 90, diện tích đất nông nghiệp ở một số phƣờng mới bị thu hẹp rõ rệt.

2.1.2. Công nghiệp - Thủ công nghiệp

Vùng ven Hồ Tây là khu vực có truyền thống phát triển lâu đời kinh tế thủ công nghiệp và thƣơng mại. Truyền thống đƣợc phát triển qua các thời kỳ lịch sử. Tuy nhiên cho đến thời kỳ đổi mới thì kinh tế thủ công nghiệp ở khu vực này đã bị mai một đi nhiều. Vùng ven Hồ Tây trƣớc đây nổi tiếng với một số nghề truyền thống nhƣ nghề làm giấy, dệt lụa ở vùng Bƣởi, nghề nấu rƣợu sen ở Thuỵ Chƣơng ... Đó cũng là những nghề thủ công truyền thống tiêu biểu của Hà Nội. Theo chủ trƣơng của thành phố và của nhà nƣớc, các cơ sở công nghiệp lớn trong khu vực nội thành sẽ chuyển dần ra ngoại thành và các tỉnh lân cận. Thực tế trong thời gian gần đây, một số cơ sở sản xuất công nghiệp trong khu vực Hồ Tây đã chuyển sang các địa phƣơng khác, hiện nay chỉ còn lại văn phòng giao dịch của các doanh nghiệp đó trên địa bàn khu vực này. Do đó, sản xuất công nghiệp

trong khu vực này nên duy trì một số nghề truyền thống gắn với hoạt động du lịch. Tuy nhiên, đến nay phần lớn những làng nghề truyền thống đã bị mai một nên việc lựa chọn và khôi phục một số nghề truyền thống là cần thiết trong chiến lƣợc phát triển kinh tế của khu vực này nói riêng và của Hà Nội nói chung.

2.2.2.1. Các hình thức tổ chức nghề thủ công truyền thống

Trong truyền thống, các nghề thủ công thƣờng đƣợc tổ chức, hoạt động trong các làng nghề. Ở vùng ven Hồ Tây có hai loại làng nghề truyền thống. Loại thứ nhất là loại làng nghề truyền thống chỉ có một nghề thủ công duy nhất, tách hoàn toàn khỏi sản xuất nông nghiệp, hoạt động độc lập, gắn kết chặt chẽ với nghề buôn bán dịch vụ, đó là làng đúc đồng Ngũ Xã. Loại thứ hai đó là loại làng nghề truyền thống có nhiều nghề thủ công, có nghề lại gắn kết với sản xuất nông nghiệp, có nghề lại tách khỏi nông nghiệp, tiêu biểu là những làng ở vùng Bƣởi.

Trong các làng nghề, việc tổ chức sản xuất đƣợc tiến hành theo hình thức hộ gia đình, nguồn lao động chủ yếu là các thành viên trong gia đình, mọi thành viên trong gia đình đều tham gia lao động. Mỗi gia đình là một tổ chức sản xuất riêng. Ngƣời đàn ông là chủ gia đình thƣờng đảm trách các công việc đòi hỏi sức khoẻ và kỹ thuật cao, còn các công việc phụ khác thƣờng ngƣời vợ và con cái làm. Trong giai đoạn lao động tập thể (thời kỳ 1954-1986), việc tổ chức sản xuất đƣợc tiến hành theo hình thức tổ chức Hợp tác xã nhƣ Hợp tác xã dệt Nghĩa Đô. Chỉ những ngƣời trong độ tuổi lao động, có sức khoẻ mới đƣợc tính công điểm chính còn lao động trẻ em và ngƣời già không đƣợc tính. Hợp tác xã còn thành lập các tổ đổi công-một hình thức giúp đỡ nhau cùng sản xuất. Tuy nhiên, ngƣời đảm nhận khâu kỹ thuật quan trọng nhất vẫn là ngƣời đàn ông chủ gia đình và đƣợc tính công điểm cao nhất.

Từ năm 1986 đến nay do nghề sản xuất thủ công nghiệp đã bị mai một tiêu biểu là nghề làm giấy, nghề dệt ở Bƣởi và nghề đúc đồng ở Ngũ Xã nên chỉ còn lại một số ít các hộ gia đình còn sản xuất. Ngày nay, theo thời gian làng đúc đồng Ngũ Xã chỉ còn lại hai gia đình bám trụ với nghề này. Nguyên nhân khiến làng đúc đồng Ngũ Xã dần mai một là do sau năm 1954 cả nƣớc dồn tất cả vào tiền tuyến, nguyên liệu do nhà nƣớc quản lý nên ngƣời dân không có đồng để sản xuất. Vì vậy nghề đúc đồng đã bị gián đoạn một thời gian dài. Mãi đến năm 1984 một số gia đình đã nhen nhóm sản xuất trở lại. Một nguyên nhân khác nữa cũng có thể là do nghề đúc đồng vất vả nên nhiều

ngƣời không theo đƣợc. Cùng với quá trình đô thị hoá, làng Ngũ Xã giờ không còn là làng nhƣ trƣớc nữa. Làng đã thay đổi rất nhiều, nhà nhà san sát, cửa hàng mọc lên rất nhiều, không còn những xƣởng sản xuất đúc đồng nữa. Hai gia đình bám trụ với nghề đúc đồng là gia đình bà Đan ở phố Nam Trƣờng và gia đình ông Ứng ở phố Trấn Vũ. Tuy nhiên ở đây cũng chỉ là nơi trƣng bày sản phẩm còn xƣởng sản xuất đặt ở Tứ Liên.

Hiện nay, những gia đình còn theo nghề đúc đồng cũng chỉ làm những mặt hàng thủ công mỹ nghệ nhƣ lƣ đồng, mâm đồng, chuông đồng ... nhƣng tất cả đều có kích thƣớc rất nhỏ, trong đó một phần phục vụ nhu cầu của du khách nƣớc ngoài.

Giống nhƣ ở một số vùng ven đô khác ở Hà Nội nhƣ Gia Lâm, thủ công nghiệp ở khu vực Hồ Tây có 2 bộ phận chính: Thứ nhất là bộ phận thủ công nghiệp tồn tại độc lập phát triển, không gắn bó với nông nghiệp, ít có quan hệ với nông nghiệp. Nguyên liệu phục vụ sản xuất thủ công nghiệp hoàn toàn chuyển từ nơi khác đến. Tiêu biểu là nghề đúc đồng ở Ngũ Xã. Thứ hai, đó là bộ phận thủ công nghiệp có quan hệ rất chặt chẽ với nông nghiệp. Phần lớn lúc đầu đây chỉ là những ngành nghề phụ tồn tại trong các hộ tiểu nông, chủ yếu đƣợc tiến hành trong những lúc nông nhàn. Trong quá trình phát triển của nền kinh tế, các nghề phụ ngày một chuyên môn hóa, dần tách khỏi nông nghiệp, trở thành nghề chính nhƣng vẫn phục vụ trực tiếp cho nông nghiệp. Ở đây ngƣời lao động vừa là nông dân, vừa là thợ thủ công. Tiêu biểu nhƣ nghề sản xuất bánh kẹo ở Nghĩa Đô.

Dưới đây là một số nghề thủ công truyền thống tiêu biểu của vùng ven Hồ Tây:

2.2.2.2. Các nghề thủ công truyền thống tiêu biểu

a. Nghề làm giấy cổ truyền vùng Bƣởi

Nói đến làng nghề lâu đời ở Thăng Long, đặc biệt khu vực Hồ Tây, phải kể đến nghề làm giấy cổ truyền vùng Bƣởi với các làng Hồ Khẩu, Yên Thái, Đông Xã và Nghĩa Đô.

Theo lƣu truyền trong dân gian thì tổ sƣ của nghề này là ông Thái Luân ngƣời Trung Quốc. Qua lời kể của các cụ cao niên trong vùng (gia đình nhiều đời làm nghề giấy) thì nghề này đƣợc truyền bá vào nhiều làng vùng Bƣởi bởi một ngƣời Trung Quốc {48}. Tại đình Hồ Khẩu còn lƣu giữ đƣợc tấm bia “Hậu thần bi ký” cho biết tại đình này thờ hai thánh và ông tổ nghề giấy. Nội dung bia cũng cho biết những quy định các ngày kỵ trong đó có ngày mồng 2 tháng 7 gọi là “ngày việc làng”, dân làng

đƣợc giết bò để cúng tế mừng cho nghề nghiệp làng mình đƣợc thịnh vƣợng. Từ thế kỷ X-XI trở đi, cùng với sự phát triển chung về văn hóa, kinh tế của Thăng Long, nghề giấy vùng Bƣởi đã rất phát đạt trong một thời gian dài.

Nghề làm giấy đƣợc truyền vào nƣớc ta niên đại nào thì theo sách Những bàn tay tài hoa của cha ông {16} cho biết “Cách chúng ta hai nghìn năm về trƣớc ngƣời

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kinh tế - xã hội vùng ven đô Hồ Tây trong thời kỳ đổi mới (Từ 1986 đến nay) (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)