Biểu đồ hiện trạng sử dụng đất vùng ven Hồ Tây tính đến cuối năm2005

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kinh tế - xã hội vùng ven đô Hồ Tây trong thời kỳ đổi mới (Từ 1986 đến nay) (Trang 80)

Đất chuyên dùng ở khu vực này bao gồm các loại đất: Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp; Đất quốc phòng an ninh; Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và đất có mục đích công cộng (nhƣ: đất giao thông, đất thuỷ lợi, đất chợ, đất cơ sở y tế ...). Tổng diện tích đất chuyên dùng khu vực này là 428,67 ha, trong đó, UBND các phƣờng sử dụng 18,04 ha, các tổ chức trong nƣớc kinh tế trong nƣớc sử dụng 83,23 ha, các tổ chức khác trong nƣớc sử dụng 45,23 ha và nhà đầu tƣ nƣớc ngoài sử dụng 17,02 ha.

Ngoài những loại đất trên, còn có một số loại đất khác nhƣ đất tôn giáo, tín ngƣỡng; đất nghĩa trang... Các công trình tôn giáo tín ngƣỡng phần lớn tập trung quanh Hồ Tây và xen lẫn trong các làng. Đất nghĩa trang nằm rải rác gắn với các địa điểm dân cƣ.

2.4. Mức sống

Trƣớc thời kỳ đổi mới, đời sống của ngƣời dân khu vực này vẫn còn hết sức khó khăn. Năm 1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã đề ra đƣờng lối đổi mới nhiều mặt, đổi mới kinh tế gắn liền với đổi mới chính sách xã hội. Trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới, các chính sách này vẫn chƣa đi vào đời sống của ngƣời dân nên đời sống của ngƣời dân vẫn còn khó khăn. Tuy nhiên, trong những năm tiếp theo thì cuộc sống của ngƣời dân đƣợc cải thiện hơn rất nhiều. Điều này đƣợc chứng minh qua khảo sát thực tế của chúng tôi tại khu vực này.

Theo điều tra khảo sát của chúng tôi, trong mƣời năm đầu thời kỳ đổi mới, số lƣợng các nhà mái bằng của ngƣời dân chiếm 55,1% thì đến những năm gần đây con số này đã lên tới 85,7%. Trong khi số nhà mái ngói đã giảm từ 44,9% xuống còn 14,3%.

44.9 14.3 55.1 85.7 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 1986-1996 1996-2008 Nhà m ái ngói Nhà mái bằng

Hình 2.11. Biểu đồ loại nhà vùng ven Hồ Tây từ 1986 đến nay

Tƣơng tự nhƣ vậy, một loạt các đồ đạc phục vụ nhu cầu cuộc sống của ngƣời dân cũng tăng lên đáng kể nhƣ xe máy, máy giặt, tủ lạnh, máy điều hoà (hình 2.12).

0 20 40 60 80 100 1986-1996 63.3 85.7 93.9 63.3 24.5 2 59.2 14.3 8.2 42.9 1996-2008 93.9 61.2 95.9 95.9 77.6 6.1 51 69.4 38.8 85.7

Xe máy Xe đạp Tivi Điện

thoại Đầu đĩa

Chảo thu vệ tinh Đài Máy giặt Máy điều hòa Tủ lạnh

Hình 2.12. Biểu đồ sử dụng các loại đồ đạc trong gia đình vùng ven Hồ Tây từ 1986 đến nay

Nhà vệ sinh cũng là một trong những tiêu chí đánh giá mà khi nhìn vào đó ngƣời ta có thể thấy đƣợc mức sống của ngƣời dân.

51 8.2 8.2 8.2 24.4 91.8 2 2 0 4.2 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Tư hoại/ bán tự hoại

2 ngăn 1 ngăn Tạm thời Không có

nhà vệ sinh riêng

1986-1996 1996-2008

Hình 2.13. Biểu đồ biểu thị các loại nhà vệ sinh ở vùng ven Hồ Tây từ 1986 đến nay.

%

Tóm lại, trong thời kỳ đổi mới, kinh tế của vùng ven Hồ Tây đã có những bƣớc phát triển vƣợt bậc. Trƣớc đổi mới, tăng trƣởng kinh tế của khu vực chỉ vào khoảng 2- 3% nhƣng sau đổi mới, tăng trƣởng kinh tế đã tăng lên đến 7-8%. Cơ cấu các ngành đã có sự chuyển dịch theo hƣớng: dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp. Ngành có tốc độ tăng trƣởng cao là ngành thƣơng mại-dịch vụ. Trong thời kỳ đổi mới, khu vực này có quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh và mạnh. Tuy nhiên, quá trình này đã tác động mạnh tới tình hình sản xuất nông nghiệp của khu vực. Cơ cấu sử dụng đất cũng thay đổi mạnh: đất nông nghiệp giảm nhiều, đất ở và đất phát triển đô thị tăng lên đặc biệt trong giai đoạn từ 1996 đến nay. Nghề trồng hoa-cây cảnh ở khu vực này đến nay vẫn còn tồn tại nhƣng diện tích trồng đã bị thu hẹp, phần lớn đất trồng hoa đã chuyển ra ngoài bãi. Vùng ven Hồ Tây là khu vực có những làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng nhƣ nghề đúc đồng ở Ngũ Xã, nghề làm giấy, dệt lĩnh ở vùng Bƣởi, nghề làm hƣơng ở Yên Phụ. Tuy nhiên do sự phát triển của đô thị hoá, các nghề thủ công cũng dần bị mai một đi nhiều. Đây cũng là một đặc điểm kinh tế của thời kỳ này ở vùng ven Hồ Tây. Thƣơng mại - dịch vụ - du lịch phát triển mạnh trong thời kỳ đổi mới. Cơ sở hạ tầng đã đƣợc nâng lên một bƣớc. Nƣớc sinh hoạt từ chỗ ngƣời dân phần lớn sử dụng nƣớc tự nhiên sau đó đã đƣợc cấp nƣớc sạch để dùng. Hệ thống đƣờng thoát nƣớc cũng đƣợc các cấp chính quyền đầu tƣ cải tạo và xây mới đáng kể. Đƣờng giao thông đƣợc nâng cấp và làm mới nhiều, tạo điều kiện cho trao đổi buôn bán thƣơng mại phát triển trong thời kỳ đổi mới. Đặc biệt mức sống của ngƣời dân khu vực này đã thay đổi rõ rệt, tiện nghi tăng lên, chất lƣợng cuộc sống đƣợc đảm bảo.

CH¦¥NG 3

§ÆC §IÓM X· HéI VïNG VEN Hå T¢Y TRONG THêI Kú §æI MíI (Tõ 1986 §ÕN NAY)

3.1. Dân cư và lao động

Trƣớc năm 1954, tỷ lệ gia tăng dân số ở Hà Nội lớn, trung bình hàng năm tăng 4,7%. Thời kỳ 10 năm từ 1918-1928 dân số tăng trung bình 6,2% năm. Ngày 20-4- 1961 tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá II đã ra quyết định mở rộng thành phố Hà Nội bằng việc sáp nhập một số xã, thị trấn của các tỉnh Hà Đông, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Hƣng Yên. Đây chính là lý do khiến cho dân số Hà Nội giai đoạn 1954-1979 gia tăng nhanh chóng. Tuy nhiên, vào giai đoạn này, do chính sách nhập cƣ, đăng ký hộ khẩu, quản lý nhân khẩu đƣợc kiểm soát thực hiện chặt chẽ nên số ngƣời nhập cƣ vào Hà Nội rất hạn chế. Dân số Hà Nội năm 1989 là 3.004.900 ngƣời1, giai đoạn 1979-1989 là thời điểm dân số Hà Nội lớn nhất. Đây cũng là giai đoạn một số địa bàn có mức gia tăng dân số cao do phát triển các khu dân cƣ mới nhƣ Trung Liệt, Trung Tự, Láng Hạ, ... Và do sức hút lớn của các chợ nên tại địa bàn các phƣờng có các chợ buôn bán sầm uất nhƣ chợ Trời (chợ Hoà Bình), chợ Hôm, và chợ Đồng Xuân – Bắc Qua, dân cƣ cũng tập trung về đây rất đông đúc. Cũng trong giai đoạn này, ở Hà Nội đã xuất hiện hiện tƣợng di dân và nhập cƣ tự phát dẫn đến việc hình thành một số “xóm liều”- một loại hình điểm dân cƣ do các luồng di dân từ nông thôn vào đô thị, nhất là các đô thị lớn. Các dòng di dân vào Hà Nội thời kỳ này chủ yếu từ các vùng đồng bằng sông Hồng và các tỉnh miền núi, trung du phía Bắc. Một số ít là dân cƣ từ các tỉnh Bắc Trung Bộ và một số tỉnh phía Nam. Đặc trƣng của hiện tƣợng di dân thời kỳ này là nó chịu sự chi phối mạnh mẽ của cơ chế bao cấp và chế độ điều động lao động theo kế hoạch của nhà nƣớc. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một bộ phận dân di cƣ vào Hà Nội là những ngƣời không có đời sống ổn định ở nông thôn, hoặc muốn ra thành phố kiếm việc làm để có thu nhập cao hơn. Những đối tƣợng này tuy sinh sống ở ngay giữa đô thị nhƣng lối sống, nếp sinh hoạt vẫn mang đậm chất nông thôn; khái niệm “văn minh đô thị” còn rất xa lạ đối với họ.

Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá VIII đã quyết định điều chỉnh địa giới của thủ đô Hà Nội-chuyển huyện Mê Linh trƣớc của Hà Nội về tỉnh Vĩnh Phúc, chuyển thị xã Sơn Tây và 5 huyện khác về tỉnh Hà Tây. Theo quyết định này thì phạm vi ranh giới của Hà Nội đƣợc giới hạn nhỏ hơn. Trong thời kỳ này, từ 1990 đến nay, sự phát triển của dân số Hà Nội chịu sự tác động nhiều mặt của chính sách đổi mới kinh tế-xã hội. Dân số có xu hƣớng tăng nhanh hơn so với thời kỳ trƣớc đó. Khu vực vùng ven Hồ Tây là một trong những khu vực dân số có xu hƣớng tăng nhanh vào thời kỳ này, khác với khu vực Hoàn Kiếm - là khu phố cổ, các khu phố hình thành từ thời thực dân, có mức gia tăng dân số thấp.

Với sự chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trƣờng, Hà Nội đƣợc tập trung đầu tƣ cho phát triển theo hƣớng ngày càng hiện đại hoá. Tuy nhiên, bên cạnh đó, trong những năm gần đây, việc kiểm soát nhập cƣ, công tác quản lý nhân khẩu chƣa đƣợc chặt chẽ đã dẫn đến hiện tƣợng tăng dân số do nhập cƣ có chiều hƣớng tăng cao, các luồng chuyển cƣ tự do vào Hà Nội bắt đầu phát triển mạnh mẽ.

Vùng ven Hồ Tây bao gồm 10 phƣờng với tổng số dân là 135.688 ngƣời (2003) và mật độ dân số trung bình là 3.669 ngƣời/km2. Mật độ dân số khu vực này có phần thấp là do diện tích mặt nƣớc và diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá lớn. Dân cƣ trong khu vực phân bố không đều, các phƣờng thuộc nội thành cũ mật độ dân số khá cao: phƣờng Bƣởi có mật độ dân số cao nhất với 14.886 ngƣời/km2; phƣờng Yên Phụ có mật độ dân số là 13.407 ngƣời/km2; phƣờng Thụy Khuê có mật độ dân số là 6.833 ngƣời/km2. Ở khu vực này, nhà cửa, đƣờng phố đƣợc xây dựng khang trang, hiện đại và nếp sống dân cƣ đô thị đã hình thành từ lâu. Đó cũng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các hoạt động thƣơng mại – dịch vụ, phục vụ đời sống dân cƣ và thực tế hiện nay các ngành thƣơng mại – dịch vụ cũng phát triển tập trung ở các phƣờng này. Một số phƣờng trƣớc đây thuộc ngoại thành mật độ dân số thấp hơn, trong đó Xuân La có mật độ cao nhất với 5.409 ngƣời/km2, những phƣờng còn lại mật độ dân số chỉ khoảng 2.200 đến 2.600 ngƣời/km2. Ở khu vực này, kiến trúc nhà ở, đƣờng giao thông có sự pha trộn giữa đô thị và nông thôn.

Bảng 3.1. Dân số vùng ven Hồ Tây năm 2001

STT Phường Dân số của phường Dân số nằm bên bờ hồ Diện tích (km2) Mật độ (người/ km2 ) 1 Bƣởi 18.670 3.713 1.38 13.432 2 Thuỵ Khuê 14.702 3.254 2.25 6.420 3 Yên Phụ 18.274 5.314 1.46 12.246 4 Tứ Liên 7.620 - 3.45 2.171 5 Quảng An 7.965 7.937 3.46 2.302 6 Nhật Tân 7.524 4.215 3.91 2.200 7 Phú Thƣợng 11.187 - 5.72 1.837 8 Xuân La 8.881 480 2.37 3.779 9 Nghĩa Đô 19.570 - 1.3 15.404 10 Trúc Bạch 11.310 -

Nguồn: UBND quận Tây Hồ, Ba Đình, Cầu Giấy, 2001.

Do ảnh hƣởng của quá trình đô thị hoá, từ năm 1996, số lƣợng dân cƣ từ nơi khác chuyển đến cƣ trú trong khu vực này khá đông: trung bình 1884 ngƣời/năm. Trong khi đó, số lƣợng dân xuất cƣ ra khỏi khu vực chỉ chiếm 1/2 số dân nhập cƣ (khoảng 814 ngƣời/năm). Theo số liệu thống kê, số lƣợng dân cƣ từ nơi khác chuyển đến khu vực này năm 1998 là 3.742 ngƣời và cũng trong năm này số lƣợng dân cƣ chuyển đi là 1.947 ngƣời.

Dân cƣ ở khu vực này có lịch sử cƣ trú lâu đời và trƣớc đây thƣờng sinh sống bằng các nghề truyền thống nhƣ trồng dâu, nuôi tằm, làm giấy, dệt vải, đúc đồng, trồng hoa ... Do xu thế phát triển chung của xã hội, khu vực này, nhƣ trên đã nói, hiện đang có những thay đổi đáng kể về dân số cũng nhƣ các phƣơng thức làm ăn sinh sống, cách sử dụng đất...

Thành phần dân cƣ trong khu vực chủ yếu tập trung dƣới hai dạng: Thứ nhất, đó là dân cƣ chính gốc, đƣợc hiểu là những hộ gia đình sống lâu đời tạo thành các quần cƣ nhƣ làng Yên Thái, Võng Thị, Trích Sài, Nghi Tàm, Xuân La. Thứ hai, đó là dân ở nơi khác đến thuê nhà ở hoặc mua nhà ở. Do tốc độ đô thị hoá tăng nhanh, lƣợng nhà hàng, khách sạn mọc lên ngày một nhiều dẫn đến tình trạng khách thuê vãng lai ở khắp nơi, thuộc mọi thành phần đến cƣ trú. Vấn đề này đã gây khó khăn, cản trở không nhỏ trong việc quản lý và bảo vệ môi trƣờng.

Do tình trạng dân cƣ tập trung không đều, cơ sở hạ tầng chƣa đáp ứng đƣợc với tốc độ phát triển chung của xã hội nên chất lƣợng môi trƣờng ở đây hàng ngày hàng giờ đã và đang bị suy thoái.

353 363 388 126 73 190 188 140 265 374 262 212 224 34 22 29 42 31 167 185 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 Bƣởi Thụy Khuê Yên Phụ Tứ Liên Nhật Tân Quảng An Xuân La Phú Thƣợng BạchTrúc Nghĩa Đô Đến Đi

Nguồn: Niên giám thống kê quận Tây Hồ, Ba Đình, Cầu Giấy 1998

Hình 3.1. Biểu đồ sự chuyển cư của các phường vùng ven Hồ Tây năm 1998

476 403 536 245 123 191 371 307 209 2772 244 289 192 44 39 49 47 50 353 527 0 300 600 900 1200 1500 1800 2100 2400 2700 3000 Bƣởi Thụy Khuê Yên Phụ Tứ Liên Nhật Tân Quảng An Xuân La Phú Thƣợng Trúc Bạch Nghĩa Đô Đến Đi

Nguồn: Niên giám thống kê quận Tây Hồ, Ba Đình, Cầu Giấy 2004

Hình 3.2. Biểu đồ sự chuyển cư của các phường vùng ven Hồ Tây năm 2004

Lao động trên địa bàn khu vực này chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh dịch vụ nhỏ. Vấn đề việc làm và tăng thu nhập cho dân cƣ trên địa bàn này cũng đang là vấn đề bức xúc. Do lực lƣợng lao động có trình độ chuyên môn và chất lƣợng đào tạo chƣa cao nên tình trạng lao động chƣa có việc làm tƣơng đối nhiều. Khu vực này cũng đang trong quá trình đô thị hoá cao, đất nông nghiệp dần bị thu hẹp, ngƣời dân đang dần chuyển đổi nghề phù hợp với điều kiện mới.

Đặc điểm của khu vực này là có số lƣợng lao động dồi dào. Số lƣợng lao động trong khu vực ngoài quốc doanh thuộc khu vực này có xu hƣớng tăng liên tục qua các

năm, từ 1.128 ngƣời năm 1996 lên 1.837 ngƣời năm 2000 và đến năm 2005 thì số ngƣời đã tăng lên 3.254. So với năm 1996, số lƣợng lao động năm 2005 tăng lên gần 2,9 lần. Trong đó, lao động trong các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp giảm từ 173 ngƣời năm 1996 xuống 101 ngƣời năm 2000 và đến năm 2005 còn 47 ngƣời. Trong khi đó, lao động trong khu vực cá thể tăng từ 872 ngƣời năm 1996 lên 982 ngƣời năm 2000 và tăng đến 1143 ngƣời năm 2005. Số lƣợng lao động làm việc trong các loại hình doanh nghiệp tăng lên nhanh, từ 83 ngƣời năm 1996 lên 785 ngƣời năm 2000 và 2064 ngƣời năm 2005. Những ngành thu hút nhiều lao động nhất là những ngành sau (tính đến thời điểm 2005): Thứ nhất là ngành sản xuất các sản phẩm từ kim loại với 747 ngƣời, chiếm gần 23% tổng số lao động công nghiệp ngoài quốc doanh; Thứ hai là ngành sản xuất trang phục, thuộc da, lông thú với 385 ngƣời, chiếm 11,8%; Thứ ba là ngành sản xuất các sản phẩm cao su với 376 ngƣời, chiếm hơn 11,5%; Thứ tƣ là sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy với 351 ngƣời, chiếm hơn 10,7%.

Vào thời điểm cuối năm 2006, tính riêng trong 8 phƣờng thuộc quận Tây Hồ có 3.560 lao động chƣa có việc làm, cao nhất là phƣờng Bƣởi, thấp nhất là phƣờng Nhật Tân. Số ngƣời có nhu cầu lao động, tìm việc làm khoảng 2.314 ngƣời. So với các khu vực khác ở Hà Nội, vùng ven Hồ Tây là khu vực có tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chƣa cao. Theo thống kê sơ bộ về trình độ chuyên môn, lao động có trình độ đại học, trên đại học có khoảng 966 ngƣời (chiếm 30%); lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp khoảng 662 ngƣời (chiếm 20%); lao động là công nhân kỹ thuật có 610 ngƣời (chiếm 18%) và lao động phổ thông có khoảng 1055 ngƣời (chiếm 32%)

30%

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kinh tế - xã hội vùng ven đô Hồ Tây trong thời kỳ đổi mới (Từ 1986 đến nay) (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)