Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng đời sống vật chất và đời sống tinh thần của phụ nữ sau ly hôn (nghiên cứu trường hợp phụ nữ sau ly hôn tại quận thanh xuân, TP hà nội) (Trang 30 - 32)

1.1.2 .Các lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Tình hình ly hôn tại Việt Nam

Trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng, cùng lúc kéo theo những biến đổi trong văn hóa, đạo đức xã hội, làm giá trị đạo đức truyền thống trong mỗi gia đình cũng đang dần bị phá vỡ, tình trạng ly thân, ly hôn gần đây có xu hƣớng năm sau cao hơn năm trƣớc, đặc biệt trong các gia đình trẻ. Theo tác giả Trần Thị Minh Thi, [59; 106] trích dẫn số liệu thống kê tỷ lệ ly hôn tại Việt Nam tăng liên tục từ năm 2000 đến năm 2010, từ 51.361 vụ năm 2000 lên 65.929 vụ năm 2005, và tới năm 2010 đã lên đến 97.627 vụ. Ly hôn xảy ra nhiều thành phần

trong xã hội, đặc biệt ở các thành phố lớn, tỷ lệ dân cƣ đông. Hiện tƣợng ly hôn đang diễn ra ngày càng gia tăng không chỉ ở các thành phố lớn mà còn diễn ra ở các tỉnh đang trên đà đô thị hóa. Nhƣ biểu đồ trên cho thấy, việc ly hôn đứng đầu là ở Thành phố Hồ Chí Minh với 2.125 vụ, các tỉnh phía Nam đặc biệt nhƣ Tiền Giang, Đồng Nai, Cà Mau, Long An với tỷ lệ ly hôn cao. Hà nội là thủ đô của Việt nam với mức độ ly hôn đứng thứ 4 trên cả nƣớc về số vụ án đã xét xử.

Biểu đồ 1.1: Số vụ ly hôn đã xét xử 10 tỉnh đứng đầu trên cả nƣớc Việt Nam sơ bộ 2016

(Nguồn: Số liệu Tổng cục thống kê 2016)

Tại khu vực địa bàn sông Hồng, đứng đầu là thủ đô Hà Nội rồi đến các tỉnh Hải phòng, Thái Bình, Hải Dƣơng… đây là những khu vực tập trung dân số đông, tốc độ đô thị hóa cao. Quá trình đô thị hóa diễn ra ở một bộ phận dân cứ có sự đan xen về giá trị chuẩn mực của cộng đồng nông thôn. Tỷ lệ ly hôn tăng lên với tốc độ của quá trình đô thị hóa, trình độ học vấn, yếu tố nghề nghiệp và kinh tế. Phụ nữ thƣờng rất quan trọng gia đình. Nhƣng lại có tỷ lệ đứng đơn ly hôn nhiều hơn. Một phần là vì mức sống cao, không sợ phải đối mặt với các khó khăn sau ly hôn.

TP. Hồ Chí Minh Tiền Giang Đồng Nai Hà Nội Cà Mau Long An Hải Phòng Bến Tre Vĩnh Long Tây Ninh 2.125 1.140 1.124 884 872 871 774 760 694 648

Số vụ ly hôn đã xét xử 10 tỉnh đứng đầu trên cả nước Việt Nam sơ bộ 2016

Biểu đồ 1.2: Số vụ ly hôn đã xét xử các tỉnh đứng đầu khu vực địa bàn đồng bằng sông Hồng -Việt Nam sơ bộ 2016 ( Đơn vị tính : vụ)

(Nguồn: Số liệu Tổng cục thống kê 2016)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng đời sống vật chất và đời sống tinh thần của phụ nữ sau ly hôn (nghiên cứu trường hợp phụ nữ sau ly hôn tại quận thanh xuân, TP hà nội) (Trang 30 - 32)