.Về vấn đề công việc tạo dựng kinh tế sau ly hôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng đời sống vật chất và đời sống tinh thần của phụ nữ sau ly hôn (nghiên cứu trường hợp phụ nữ sau ly hôn tại quận thanh xuân, TP hà nội) (Trang 45 - 49)

Việc tạo dựng kinh tế là việc cần thiết của mỗi ngƣời, Đối với ngƣời phụ nữ sau ly hôn lại càng cần đƣợc thực hiện sớm sau ly hôn. Vì lúc này, là hoàn toàn dựa vào bản thân. Không còn sự hỗ trợ giúp đỡ của ngƣời chồng nữa, độc lập trong cuộc sống. Sau ly hôn việc tạo dựng kinh tế của phụ nữ gặp nhiều khó khăn. “ Chị vừa học vừa làm đủ thứ nghề, có giai đoạn làm rất tốt nhưng cũng không có kết quả gì” (Trích PVS Nguyễn Tú A 28 tuổi, Chủ trung tâm giới thiệu việc làm, phƣờng Nhân Chính)

Trƣờng hợp chị Lê Thị L, năm nay đã 42 tuổi nhƣng ly hôn đƣợc 4 năm, kết hôn muộn, sống với nhau gần 5 năm thì ly thân, ly thân sau 3 năm mới quyết định ly hôn. Chị là ngƣời phụ nữ có công việc ổn định, có tài khoản tiết kiệm trong ngân hàng, nhƣng bị bạn thân lừa mất tiền trong khoảng thời gian mới ly hôn nên gặp khó khăn. Chồng cũ của chị phá sản, toàn bộ tài sản đứng tên chồng nhƣ xe ô tô, nhà đất ngân hàng thu hồi. Nhà mà 2 vợ chồng ở là nhà của ông bà nội ( tức bố mẹ đẻ của chồng) chƣa sang tên. Khi chấp nhận ly hôn, chị chấp nhận ra đi tay trắng: “Lúc đầu là chị tìm phòng trọ, chị cũng còn tiền nhưng lại bị người ta lừa mất không trả. Cuộc sống lúc đó thành ra túng quẫn. Chị từng đăng ký xin lại đồ bầu, xin lại đồ trẻ con, mua đồ giá rẻ, tìm hàng thanh lý….tất cả chị đã trải qua đủ. Lúc trước ly hôn chị cũng có việc đó, sau vì tâm lý không tốt nên khi làm việc có xao nhãng, công ty đuổi việc. Thất nghiệp gần một năm giời, chị lúc đó hoàn toàn có thể làm được việc, không việc này thì việc khác. Cố gắng tỏ ra minh mẫn và khỏe mạnh, trung thực nhất có thể để làm việc, mà không ai thuê cả. Ai cũng nghĩ mình sắp đẻ đến nơi, quen việc lại nghỉ hoặc vô vàn lý do khác…khi không có việc gì làm lại càn túng quẫn, không có tiền là một nhẽ, nhưng mà cảm thấy bản thân mình rơi xuống hố sâu tuyệt vọng. Sống đến lúc đấy, từ trước đến lúc đấy chưa bao giờ cảm thấy bất lực và vô dụng đến thế. Gần như tất cả đều quay lưng. Mà lúc đó chị còn muốn giấu diếm chuyện mình khó khăn nữa. Đến gần lúc

đẻ chị mới thú nhận với gia đình nhà đẻ để mong sự giúp đỡ cho mẹ tròn con vuông. Sinh con xong thì chị đi làm lại” ( Trích PVS Lê Thị L, 42 tuổi, Kế toán, phƣờng Thƣợng Đình) Chị còn tâm sự nhƣ sau: “Chắc là tiêu cực nhất là không có tiền. Bạn bè có an ủi, nhưng không ai có tiền. mà người cần nhất lúc ấy là tiền. Mình đã tháo từng trang sức trên người đi bán. Điều mà từ trước giờ chưa bo giờ nghĩ phải dung đến nó. Bán xong vẫn hết tiền ăn ( cười) Sao lúc ấy cảm thấy có ăn thôi mà cũng tốn kém thế, không phải ăn mà vẫn sống có phải tốt hơn không. Xong vấn đề về tâm lý nữa , mình không thoát khỏi tâm lý sống với chồng đã từng nhà cao cửa rộng như thế nào. Nên mình cảm thấy lúc đó sao lại khổ đến thế”. Để có thể ổn định đƣợc đời sống vật chất sau ly hôn đối với phụ nữ là rất khó khăn, cần sự hỗ trợ của gia đình, ngƣời thân, bạn bè. Nhƣng trƣớc hết, ngƣời phụ nữ ngay từ khi kết hôn đã cần phải có công việc. Có thu nhập không cao thì cũng phải ổn định. Tránh việc quá dựa dẫm kinh tế từ chồng, gây khó khăn về cuộc sống sau ly hôn. Phụ nữ sau ly hôn lựa chọn làm việc chăm chỉ để bản thân không trở thành gánh nặng cho chính gia đình họ. Khủng hoảng tài chính xảy ra đối với phần lớn phụ nữ sau ly hôn. Có rất nhiều ƣu thế dành cho đàn ông sau ly hôn, nhƣ họ có nhiều thời gian tập trung cho công việc hơn, sức khỏe họ tốt hơn hay không vƣớng bận nuôi con. Ngƣợc lại với phụ nữ có rất nhiều khó khăn. Và với kết quả thu đƣợc sau khi phỏng vấn sâu. Đã có rất nhiều phụ nữ sau ly hôn, trải qua nỗi đau về vật chất và tinh thần, họ đã bắt đầu lại cuộc sống mới. Có những trƣờng hợp khi kết hôn đã không đi làm, phụ thuộc hoàn toàn vào chồng, nên không có thu nhập. Sau ly hôn họ tự giác kiếm sống cho chính mình và cho con cái. Tỷ lệ lớn phụ nữ sau ly hôn lấy công việc làm nguồn vui sống, đầu tƣ toàn bộ thời gian và công sức cho công việc. Đã đạt đƣợc thành quả rất cao:

“Sau 2 tháng mình lấy lại gần như những gì đã mất. Và bây giờ sau hơn 1 năm hai mẹ con mình hầu như có tất cả trong tay… Chị mua được xe, chưa có mua được nhà nhưng bây giờ an tâm hơn về cuộc sống. Báo hiếu được cha mẹ, đi du lịch khi rảnh được. Chị có thể trả được lương cho an hem trong chỗ làm với mức lương 6-10 triệu/ tháng. Giúp việc của chị lương cũng 5 triệu/ tháng rồi.”( Trích PVS Nguyễn Thúy H, 28 tuổi, Kinh doanh online, phƣờng Thƣợng Đình)

Trong số 20 phỏng vấn sâu đƣợc hỏi, số phụ nữ sau ly hôn có thu nhập cao rơi vào nhóm phụ nữ làm chủ cơ sở, chủ công ty, doanh nghiệp: Chủ tiệm Spa chó mèo, dịch vụ giúp việc gia đình, kinh doanh online. Số phụ nữ sau ly hôn có thu nhập cao ở mức 30 triệu đồng/ tháng rơi vào các công việc nhƣ buôn bán bất động sản, dịch vụ du lịch, Kế toán doanh nghiệp, kinh doanh buôn bán. Có 1 trƣờng hợp sau ly hôn, thu nhập có tăng nhƣng ở mức sau ly hôn là 6 triệu 1 tháng với nghề nghiệp là giáo viên mầm non ( làm việc tại cơ quan nhà nƣớc) có dạy thêm buổi tối để nâng cao thu nhập. Trƣờng hợp chị L, sau ly hôn đã cố gắng nuôi 2 con, có thuê giúp việc và bố mẹ đẻ kết hợp chăm sóc cháu, lƣơng của chị là 35 triệu/ tháng. Là kế toán trƣởng của công ty. Có xe đƣa đón đi làm. Chƣa kể thƣởng các lễ tết và làm thêm ngoài. Chị tâm sự:“Bây giờ chị là kế toán trưởng của công ty. Lương tháng rất tốt và ổn định. Sau mọi việc xảy ra chị học tập sống chủ động và tiết kiệm. Vấn đề kinh tế không làm khó chị được.” ( trích PVS Lê Thị L, 42 tuổi, Kế toán, Phƣờng Thƣợng Đình). Phụ nữ sau ly hôn chấp nhận mất niềm vui ở những việc này, nhƣng đƣợc bù đắp lại bằng những thứ khác. Con cái và đƣợc đánh giá cao trong công việc, mặc dù có thể lƣơng không cao. Không có thời gian phù hợp, họ đƣa ra cái quyết định tăng thu nhập thông qua nhiều cách riêng, ví dụ nhƣ tìm công việc tốt hơn, tăng giờ làm hoặc đào tạo bổ sung.

Bảng số liệu 2.1 : So sánh thu nhập trƣớc và sau ly hôn của phụ nữ Thu Thu nhập Số tiền Trình độ học vấn Tổng Cấp 3 ĐH- CĐ SĐH Trƣớc ly hôn Dƣới 5 triệu Số lƣợng 0 1 0 1 5 -10 triệu Số lƣợng 1 12 1 14 >10 triệu - 20 triệu Số lƣợng 1 3 1 5 Sau ly hôn 5- 10 triệu Số lƣợng 0 3 1 4 >10 triệu -< 20 triệu Số lƣợng 0 9 1 10 >20 triệu Số lƣợng 3 1 2 6

Theo bảng số liệu thu đƣợc, số phụ nữ sau ly hôn mức lƣơng tăng có tỷ lệ cao. Trƣớc ly hôn có 1 trƣờng hợp thu nhập dƣới 5 triệu / tháng. Sau ly hôn đã có thu nhập

có tăng lên 5-10 triệu/tháng. Theo các phỏng vấn sâu thu đƣợc, đời sống vật chất của phụ nữ sau ly hôn thƣờng đƣợc ổn định lại sau 3-5 năm sau ly hôn. Sau khi lấy lại đƣợc thăng bằng trong cuộc sống tinh thần: “ Mua được một vài thứ đó ( cười). Sau ly hôn đời sống vật chất của em tốt hơn, phải nói là tốt hơn hẳn thời gian còn gia đình. Lúc kết hôn lương của em cộng cả các loại trợ cấp xăng xe được hơn 5 triệu, bây giờ lương cố định của em hơn 20 triệu/ tháng. Em đã từng tốn quá nhiều thời gian để chăm sóc chồng và gia đình nhà chồng, thậm chí gọi là cung phụng nhà chồng, không biết yêu thương cho bản thân. Bây giờ thì ổn hơn rất nhiều rồi, không chỉ là tiền lương mỗi tháng tăng lên, em còn có thêm nhiều mối quan hệ, nhiều người bày cho em cách làm ăn”. ( Trích PVS Nguyễn Thị Thu Tr, 29 tuổi, Nhân viên ngân hàng, Thanh Xuân Trung).

“Mọi việc về vật chất vẫn luôn ổn… Chị mở được công ty cùng với bạn chị rồi, chị cũng mua được xe để tiện di chuyển” Trịnh Hoài L, 35 tuổi, Làm việc công ty du lịch, phƣờng Kim Giang).

“Mình đã rất phấn đấu trong sự nghiệp sau ly hôn, vì thế tiền lương cũng tăng lên. Thay vì thời gian chăm sóc cho gia đình trước kia, bây giờ mình dành cả tâm huyết và đam mê cho công việc mình thích. Và đúng là công việc và tiền của mình không bao giờ phản bội lại mình cảSau ly hôn, ngoài công việc mình đã dốc hết tâm huyết rồi thì mình vẫn có thời gian về đam mê này. Nó không chỉ cho mình sự thoải mái mà còn về kinh tế tốt hơn. Mẹ con mình sống thoải mái hơn rất nhiều so với trước kia. Hồ này cũng nhỏ thôi nhưng mà mình thích lắm, bắt đầu là koi Việt xong là Koi Nhật…Chị mua đc 1 xe mới ( xe bán tải) để đưa cháu đi học, đi chơi hay vận chuyển cá.”( Trích PVSNguyễn Thị Th, 31 tuổi , Buôn bán bất động sản, Hạ Đình).

Ngƣời phụ nữ sau ly hôn do sự mất mát hôn nhân mà sẽ càng cố gắng bù đắp cho con cái hơn. Chấp nhận việc phải tự mình giải quyết tất cả các vấn đề từ việc nhỏ nhƣ lắp bóng đèn đến việc dạy dỗ con cái. Và không chỉ một mình đối mặt với cuộc sống, còn phải trở thành chỗ dựa vững chãi cho con, vừa làm mẹ vừa làm bố nghĩa là phải nỗ lực gấp đôi. Không có một gia đình đầy đủ, thiếu vắng bàn tay chăm sóc của ngƣời bố, cả điều kiện tinh thần lẫn điều kiện vật chất thiếu thốn hơn so với lúc chƣa ly hôn, đó là thiệt thòi lớn đối với những đứa con trong gia đình đổ

vỡ. Để lấp đầy cho những thiếu hụt ấy, ngƣời mẹ càng phải nỗ lực hơn để kiếm thêm nguồn thu nhập bù vào. Hành động này chính là một hành động xã hội thuộc loại hành động duy lý – công cụ theo phân loại của Weber, phụ nữ đã cân nhắc, tính toán đến việc làm sao để có thể bù đắp lại những thiếu hụt ngƣời con phải chịu, và công cụ tối ƣu nhất mà họ lựa chọn để làm điều đó chính là việc gia tăng nguồn lực kinh tế. Kết quả phỏng vấn sâu cũng cho thấy, có trƣờng hợp dù không có điều kiện kinh tế nhƣng phụ nữ vẫn sẵn sàng nhận hết quyền nuôi con vì họ không an tâm khi giao con cho chồng cũ nuôi.

“ Ly hôn là mở được cửa tiệm rồi. Bây giờ thuê được thêm nhân viên, chị cũng mở rộng bán hàng nữa. Hai mẹ con chị sống về vật chất tốt. Ly hôn giống như một động lực cho mình làm việc ngày đêm để kiếm tiền vậy” ( trích PVS Nguyễn Thị M, Kinh doanh Spa Chó mèo ,35 tuổi, Hạ Đình).

“Về vật chất thì chị cưới sớm, xong lấy chồng và có con luôn thì học kế toán tại chức rồi dần học cao lên và làm nhiều nên có kinh nghiệm. Tính từ thời điểm ly hôn đến giờ mỗi năm chị còn tiết kiệm được 100 ( 100 triệu). Nếu mà tính ra còn ở với nó chỉ có âm tiền, giật gấu vá vai quanh năm.”còn hiện tại cuộc sống của chị T là: “Chị đang trả góp căn chung cư này đây. Ra đi hai bàn tay trắng luôn đó, làm ngày làm đêm . Chị cũng không gửi con về ông bà ngoại. Vì nhà bên đó nhỏ và cũng đông người rồi. Hồi mới lấy nhau là chị buôn bán đấy. Sau ly hôn vẫn buôn bán một thời gian sau bây giờ bán khó khăn hơn thì mới học Kế Toán này. Ly hôn với chồng mình mới trở thành người có tiền ( cười). Lý do ly hôn là anh ta rượu chè, cờ bạc, cá độ.. nhà chẳng còn gì mà ăn. Bây giờ mình làm việc đủ mua thức ăn cho con.” ( Trích PVS Hoàng Thị T 30 tuổi, Kế toán, Nhân Chính).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng đời sống vật chất và đời sống tinh thần của phụ nữ sau ly hôn (nghiên cứu trường hợp phụ nữ sau ly hôn tại quận thanh xuân, TP hà nội) (Trang 45 - 49)