.Vấn đề chi tiêu trong cuộc sống của phụ nữ sau ly hôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng đời sống vật chất và đời sống tinh thần của phụ nữ sau ly hôn (nghiên cứu trường hợp phụ nữ sau ly hôn tại quận thanh xuân, TP hà nội) (Trang 49 - 57)

Vấn đề nhận nuôi con của phụ nữ sau ly hôn.

Với nhiều trƣờng hợp đàn ông sau ly hôn không nhận trách nhiệm nuôi con để thuận lợi cho việc kết hôn tiếp theo, hoặc dễ dàng phát triển kinh tế. Còn lại ngƣời mẹ, vì dứt ruột đẻ con ra vẫn chấp nhận nuôi con, mặc dù có khó khăn về kinh tế. Một số ít đàn ông chu cấp cho con theo đúng số tiền yêu cầu trợ cấp, để tránh các vấn đề tranh

chấp ảnh hƣởng đến công việc. Tuy nhiên, vấn đề cấp dƣỡng sau nuôi con là một vấn đề vẫn còn rất nhiều tranh cãi sau ly hôn, ảnh hƣởng ít nhiều đến ngƣời trực tiếp nhận chăm sóc và nuôi dƣỡng sau ly hôn:

“Đến bây giờ vẫn chưa kết thúc việc tranh luận về hỗ trợ con cái sau ly hôn. Có 700.000 đồng (bảy trăm ngàn đồng)/ tháng và với cái chi phí đắt đỏ như hiện nay. Cách đây 7 năm đã bảy trăm bây giờ vẫn bảy trăm” ( Trích PVS Nguyễn Hoài T , 40 tuổi, Kế toán, phƣờng Khƣơng Đình).

Với trƣờng hợp chị T, chị kết hôn với công an, chồng là giảng viên đại học an ninh. Anh chồng sau ly hôn vẫn chu cấp cho chị và cháu 1 triệu đồng. Tuy nhiên mức chu cấp này theo chị là không hợp lý. 1 triệu đồng không đủ để con ăn uống 1 tháng, nếu tính tiền học phí thì các khoản đóng góp khác nhƣ quỹ lớp, ngày lễ thầy cô, quỹ xây dựng, bảo hiểm…chị đều phải tự chi ra: “Anh ta có chu cấp cho con 1 tháng 1 triệu. Là tiền nộp học phí còn con ăn gì thì không bao giờ tính màng tới” ( Trích PVS Lâm Hoài T 26 tuổi , Nhân viên làm đẹp (Spa), Nhân Chính). Với ngƣời phụ nữ làm công việc nhân viên làm đẹp, chăm chỉ và khéo léo, tức chi nhiều thời gian sẽ đƣợc đền đáp tiền lƣơng cao. Nhƣng đổi lại thời gian chăm sóc con ít đi. Đây là mâu thuẫn rất lớn sau ly hôn ngƣời phụ nữ gặp phải. Nếu mâu thuẫn lớn hơn nữa, khi phải lựa chọn công việc thay cho con cái. Họ thƣờng giao phó toàn bộ cho ông bà ngoại ( tức bố mẹ đẻ của mình).

Theo số liệu tổng hợp của phòng tƣ pháp quận thanh Xuân. Ta thấy, có tới 41,6 % ngƣời trực tiếp nuôi con không yêu cầu phía bên kia phải cấp dƣỡng. 26% cấp dƣỡng từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng/ tháng. Chỉ có 12,2% cấp dƣỡng trên 2 triệu đồng/ tháng. Và có tới 4,4% có mức cấp dƣỡng dƣới 500.000 đồng/ tháng và 0,4% các bên đƣơng sự thỏa thuận hình thức cấp dƣỡng 1 lần. Vấn đề nuôi con, nhận cấp dƣỡng của ngƣời mẹ và thực hiện cấp dƣỡng của ngƣời cha ảnh hƣởng lớn đến đời sống vật chất kinh tế sau ly hôn.

Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ lựa chọn hình thức cấp dƣỡng nuôi con sau ly hôn(ĐVT:%)

(Nguồn: Tổng hợp số liệu của phòng Tư pháp - TANDQ.Thanh Xuân, TP Hà Nội (2005-2010)

Trƣờng hợp chị A cũng gần giống nhƣ vậy, vì sau ly hôn. Chị hoàn toàn có thể chuyển trƣờng cho con để đảm bảo kinh tế, nhƣng vì muốn con có môi trƣờng học tập tốt hơn, chị vẫn tiếp tục cho con học trƣờng cũ, cật lực làm kinh tế để lo đủ vật chất cho con: “trước có đăng ký cho cháy học trường song ngữ, ly hôn rồi anh ta chu cấp cho con là 10 triệu/ tháng. Nhưng vẫn cho con học trường cũ với mức phí 10 triệu/ tháng. Vậy không khác gì anh ta chỉ đóng học phí cho con, còn những thứ khác như ăn, mặc ở… tôi vẫn phải chi ra”( Trích PVS Trịnh Lan A, 30 tuổi, Kinh doanh online & chủ shop quần áo thời trang, Khƣơng Đình). Mặc dù trong những năm gần đây tình trạng này đã đƣợc cải thiện. Các gánh nặng tài chính của ly hôn khiến trẻ em dành ít thời gian hơn với cha mẹ, có ít cơ hội ngoại khóa, mất bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ và có cả trƣờng hợp không đi học đại học. Phụ nữ sau ly hôn thƣờng phải tập trung công việc để nâng cao tiền lƣơng lên. Nên họ có ít quỹ thời gian dành cho con cái. Ví dụ trƣớc đây chỉ làm việc bán thời gian, sau ly hôn ngƣời phụ nữ có thể cần phải làm việc toàn thời gian sau khi ly dị. Trẻ em có cha mẹ ly hôn thƣờng khó có thể tiếp tục hoặc học hành mới với các môn ngoại khóa hoặc học tài năng, năng khiếu. Ví dụ nhƣ học âm nhạc, điều kiện sinh hoạt trại hè, học tập và thi đấu thể thao, hợp xƣớng và kịch nghệ vì tài chính không cho phép. Nhiều trẻ em khó khăn trong việc theo học các trƣờng cao cấp, bỏ đi việc học hành, chuyển trƣờng vì kinh tế không thể theo kịp. Các chi phí y tế cũng khó khăn hơn với việc phụ nữ đơn thân nuôi con.

42%

4% 26%

12%

1% 15%

Tỷ lệ lựa chọn hình thức tiền cấp dƣỡng nuôi con ( phần trăm )

Không yêu cầu cấp dưỡng Dưới 500.000 đồng 500.000- 1 triệu đồng

Vậy, khi nhận nuôi con sau ly hôn, áp lực kinh tế, từ việc ăn uống, ngủ nghỉ, học tập, sinh hoạt . Đến vẫn đề tinh thần đã đè nặng lên vai những ngƣời phụ nữ sau ly hôn nhận nuôi con. Đặc biệt với trƣờng hợp con của họ thể chất sức khỏe không tốt, thƣờng xuyên ốm đau: “Lương em trả tất cả các khoản sinh hoạt và nuôi con là hết sạch rồi chị ah, chỉ mong là không mất việc. Chỉ ước mong con ăn ngoan ngủ ngoan không ốm không đau là tốt rồi chị. Chứ ốm đau một cái là đi tong 1-2 triệu / tháng ngay” (Trích PVS Nguyễn Vũ H , 27 tuổi, Kế Toán, Khƣơng Mai).

Có những phụ nữ đã phải lực chọn giữa việc nuôi con và phát triển kinh tế. Khi không thể thực hiện đƣợc cả hai, họ lựa chọn nuôi con:

Em đi khỏi nhà chồng với đôi bàn tay trắng, không một yêu cầu gì từ chồng và nhà chồng. Thậm chí cả trợ cấp nuôi con. Thật may mắn cho những người phụ nữ nhận nuôi con vẫn được trợ cấp đều đặn. rất nhiều người chây lì, có kiện tụng cũng mất thời gian. Đã rất nhiều lần mình tự xoay sở trong bệnh viện, lúc con ốm đau, trong túi không còn một đồng tiền” ( Trích PVS Nguyễn T. N, 25 tuổi, Giáo viên mầm non, Thanh Xuân Nam). Với trƣờng hợp chị N, chị lấy chồng rất giàu có, vì lý do sau khi kết hôn, chồng vẫn tính khí trẻ con, không trƣởng thành. Chơi bời giao du với bạn xấu, sử dụng dịch vụ gái gọi cao cấp, sử dụng chất kích thích, không quan tâm vợ con. Khoảng thời gian ly thân, chị đã giấu bố mẹ đẻ và bạn bè, ra ngoài thuê chung cƣ ở. Sau khi ly hôn chị đã quay về sống với bố mẹ đẻ. Là giáo viên mầm non trong cơ sở trƣờng công, lƣơng không cao. Cuộc sống sau ly hôn dựa vào bố mẹ đẻ: “Em hiện ở cùng ông bà ngoại cháu, mọi thứ không phải sắm sửa gì cả. Kinh tế trước kia là chồng em trụ cột. Ly hôn lúc đó có cái cảm giác được giải thoát rất chóng qua đi, hiện thực rất phũ phàng là mình hết tiền tiêu. Em phải tự chủ tất cả các loại tiền, đối mặt với rất nhiều thứ cần chi đến tiền. Khéo chết còn có người đào mồ đòi tiền mất ( cười). Các loại tiền cần chi”. Phụ nữ vốn đã có vai trò chính trong việc dạy con học hành, đời sống tinh thần của ngƣời mẹ thoải mái, thì đời sống tinh thần của ngƣời con hoặc ngƣời sống cùng cùng vui vẻ, hạnh phúc. Đề tài nghiên cứu “Vai trò của phụ nữ trong gia đình” của Trung tâm nghiên cứu phụ nữ và gia đình - Học viện Phụ nữ Việt Nam cho thấy, có 32,4% ngƣời vợ đảm nhiệm việc kèm cặp đôn đốc con học trong khi tỷ lệ

này ở chồng chỉ có 10,7% và hai vợ chồng đảm nhiệm ngang nhau là 18,8%. Cũng theo nghiên cứu chỉ ra, ngƣời mẹ có sự lắng nghe tâm sự của con 46,8%. Và tỷ lệ cao 45,5% đã tƣ vấn khuyên nhủ con. Phải chắc chắn một điều rằng, phụ nữ sau ly hôn đời sống tinh thần thoải mái, họ mới có thể đôn đốc, dạy dỗ, khuyên nhủ con cái đƣợc những điều hay lẽ phải. Chứ không cáu gắt, tạo áp lực, sống cay nghiệt với mọi ngƣời sau ly hôn.

Các vấn đề chi tiêu khác trong cuộc sống của phụ nữ sau ly hôn

Một cuộc hôn nhân hạnh phúc ổn định không có sóng gió là một trong những cách tốt nhất để xây dựng và duy trì sự giàu có. Ly hôn là việc gây ra tốn kém tiền bạc và bản thân việc trải qua ly hôn cũng không ai tiết kiệm đƣợc tiền bạc. Tài sản, tiền bạc, vấn đề tài chính, và nợ mắc phải trong hôn nhân (và đôi khi trƣớc hôn nhân) đƣợc chia ra cho vợ chồng cũ trƣớc ly hôn, nhiều trong số họ phải giải quyết tiếp tranh chấp sau ly hôn. Trên thực tế, các cá nhân ly hôn cần thu nhập tăng hơn 30% chi tiêu trung bình, để duy trì cùng mức sống mà họ đã có trƣớc khi ly dị. Phụ nữ bị thiệt thòi về mặt tài chính nhiều hơn nam giới ly hôn. Gánh nặng tài chính là lớn nhất trong năm đầu tiên sau khi ly hôn và thay đổi tùy theo hai vấn đề sau:

(1) Số tiền mà ngƣời phụ nữ có thể thƣờng đóng góp vào thu nhập gia đình trƣớc khi ly hôn, và

(2) Là khả năng và sự sẵn lòng của ngƣời chồng cũ trƣớc đây thực hiện thanh toán hỗ trợ nuôi con.

Tuy nhiên, phụ nữ sau ly hôn có một điểm mới là họ tự chủ động tạo ra nguồn thu chính, nguồn tài chính chủ yếu cho gia đình mới. Chủ động đƣợc việc chi tiêu.. theo nhƣ Pamela J. Smock, Wendy D. Manning và Sanjiv Gupta, trong "Hiệu ứng Hôn nhân và Ly hôn về hạnh phúc kinh tế của phụ nữ" là một bài báo năm 1999 đƣợc công bố trong một Đánh giá xã hội học Mỹ : Ngƣời phụ nữ ly hôn tính trung bình thì họ có ít tiền hơn ngƣời phụ nữ đã lập gia đình. Và phụ nữ không hoàn toàn hồi phục sau hậu quả tài chính của việc ly hôn cho đến khi họ tái hôn.

Để ly hôn để có những hiệu ứng tích cực hơn đối với một ngƣời phụ nữ hơn là tiêu cực, phụ nữ sau ly hôn phải tận dụng tối đa cơ hội để thay đổi cuộc sống của mình

cho tốt hơn. Trong những năm đầu tiên sau khi ly dị là thời điểm tăng trƣởng cá nhân đáng kể, với sự độc lập lớn hơn và nhiều lựa chọn cá nhân hơn. Những năm đầu tiên rất quan trọng để lựa chọn làm việc tạo ra một cuộc sống tốt hơn, Mỗi quyết định duy nhất mà một ngƣời phụ nữ làm sau khi ly hôn, từ nơi sinh sống đến cách tăng thu nhập của mình, là một phần quan trọng của quá trình này. Điều này cũng có thể thấy rằng, sau ly hôn phụ nữ tự chủ động tổ chức tài chính tốt hơn. Cần tổ chức tài chính cho mình 5-10 năm sau. Kế hoạch này gần nhƣ ổn định trong cuộc sống hơn.

Tuy nhiên với mức sống tại đô thị và tình trạng kinh tế lạm phát nhƣ hiện nay. Ảnh hƣởng không nhỏ đến mỗi gia đình, đặc biệt là các gia đình khuyết thiếu. Các nhu cầu chi tiêu từ cơ bản, tối thiểu đến nâng cao nhƣ mua thức ăn, nƣớc uống, sữa, bỉm, quần áo, tiền đóng học, tiền học thêm của con, các tiền đóng góp… những ngƣời phụ nữ sau ly hôn hầu nhƣ tự mình là gánh vác chính. Không có nhiều phụ nữ phụ thuộc vào chồng cũ, hay nhà đẻ. Với vấn đề kinh tế đặc biệt chuyện chi tiêu đã tự lo liệu. Với mức sinh hoạt phí đắt đỏ. Trong 20 phỏng vấn sâu, số ngƣời chi tiêu 100 ngàn đồng/ ngày không có. Thƣờng với mức chi tiêu 200 ngàn đồng 1 ngày ( 12 trƣờng hợp) và đa phần là chi tiêu cho con cái, và việc nuôi con cái. Đặc biệt tiêu tốn tiền bạc về việc học phí và thuốc bổ, tiêm chủng theo lịch hay bất chợt con ốm đau. Với kết quả phỏng vấn sâu và thu nhập của ngƣời mẹ tôi thu đƣợc bảng chi phí nuôi con sau ly hôn của phụ nữ với mức chi phí là giả định là 6 triệu đồng/ tháng. Với nhiều độ tuổi nuôi con và số con khác nhau. Để ngƣời đƣợc phỏng vấn tự lựa chọn mức chi ra, kết quả thu đƣợc nhƣ sau: Với 6 triệu đồng 1 tháng, phụ nữ sau ly hôn thƣờng chi số tiền lớn nhất cho việc mua sữa hoặc thức ăn cho con là nhiều nhất, tiếp đến là tiền học phí, học thêm và tiền tã bỉm hoặc quần áo. Một số tiền không nhỏ khác cần chi để nuôi con là tiền khám chữa bệnh hoặc tiêm chủng. Chƣa kể các khoản chi tiêu khác để nuôi dƣỡng con sau ly hôn.

Bảng số liệu 2.2: Bảng chi tiêu trong 1 tháng của phụ nữ sau ly hôn ( ngƣời) Chi tiêu hàng tháng Số lƣợng

Từ trên 2 triệu đến 3 triệu 0 Từ trên 3 triệu đến 4 triệu 1 Từ trên 4 triệu đến 5 triệu 2

Trên 5 triệu 12

Trên 10 triệu 3

Khác 2

Tổng cộng 20

Theo nhƣ phỏng vấn sâu thu đƣợc, từ 20 phụ nữ đã phỏng vấn sau ly hôn. Tùy theo số con nhận nuôi hoặc điều kiện nhà ở cũng nhƣ thu nhập khác nhau mà vấn đề chi tiêu có khác nhau. Phụ nữ sau ly hôn có những mức chi tiêu khác nhau. 18/20 phụ nữ đƣợc hỏi, sau ly hôn họ sống tiết kiệm hơn. Chi tiêu hợp lý hơn. Lựa chọn mua sắm cẩn thận hơn. Tuy nhiên với mức sống tại đô thị, các dịch vụ cho con cái ăn học, khám chữa bệnh và ăn uống khá tốn kém, chi phí đắt đỏ. Thật vậy, cũng theo Nghiên cứu đƣợc thực hiện bởi Giáo sƣ Stephen Jenkins, một giám đốc của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội và chủ tịch Hội đồng Hiệp hội quốc tế về nghiên cứu thu nhập và sự giàu có. Những vấn đề kinh tế gia đình tại nƣớc Anh sau ly hôn. Thì ngƣời chồng tăng trƣởng tài chính lên đến 25%, còn thu nhập của phụ nữ bị giảm mạnh. Vị trí tài chính của phụ nữ hiếm khi đạt đƣợc mức nhƣ trƣớc hôn nhân [64]. Jenkins kết hợp dữ liệu từ 14 cuộc khảo sát bảng điều tra hộ gia đình khác nhau của Anh từ năm 1991 đến năm 2004 với những phát hiện từ năm cuộc điều tra ở châu Âu. Tính toán lại kết quả bằng cách sử dụng công thức mà chính phủ đo lƣờng đói nghèo, ông đã thiết lập thu nhập bình quân đầu ngƣời mới. Jenkins thấy rằng tác động tích cực đối với tài chính của nam giới là rất quan trọng đến mức ly hôn thậm chí có thể giúp đàn ông thoát nghèo, trong khi phụ nữ có nhiều khả năng bị rơi vào tình trạng nghèo khó hơn. Phụ nữ ly thân có tỷ lệ nghèo là 27% - gần ba lần so với chồng cũ của họ. Theo Jenkins, chỉ 31% các bà mẹ đơn thân đƣợc nhận tiền cấp dƣỡng nuôi con từ cha của con cái họ. Cái cách

mà nhà nghiên cứu này đề cập là xã hội hãy đối xử công bằng với việc thu nhập công việc và nuôi con sau ly hôn đƣợc chia đôi và đúng thực tế hơn. Thật vậy, việc nuôi con và tiền cấp dƣỡng không đúng thực tế chi phí cuộc sống đã khiến cho nhiều phụ nữ khó làm giàu. Đa số phụ nữ đã có ý nghĩ họ hy sinh những năm đầu tiên đợi con cái lớn lên mới thực sự phát triển kinh tế.

Tiểu kết chung về đời sống vật chất sau ly hôn: Để trả lời cho câu hỏi đầu tiên của vấn đề nghiên cứu về đời sống vật chất sau ly hôn và thêm ý kiến cho giả thuyết nghiên cứu về đời sống vật chất sau ly hôn. Theo giả thuyết đã đƣa ra thì đời sống vật chất của phụ nữ sau ly hôn là vô cùng khó khăn. Nhƣng với điều tra cho thấy. Không phải tất cả phụ nữ sau ly hôn, đời sống vật chất đều khó khăn. Từ vấn đề nhà ở, đến tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng đời sống vật chất và đời sống tinh thần của phụ nữ sau ly hôn (nghiên cứu trường hợp phụ nữ sau ly hôn tại quận thanh xuân, TP hà nội) (Trang 49 - 57)