Cấu tạo tầng văn hoá

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhóm di tích thời đại kim khí ven biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 30 - 32)

Chương 2 Nhóm di tích thời đại kim khí

2.1. Di tích

2.1.4. Cấu tạo tầng văn hoá

Để tiện theo dõi diễn biến tầng văn hoá của các di chỉ thuộc nhóm di tích thời đại kim khí ven biển huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu, chúng tôi xin dẫn ra cấu trúc địa tầng của hai địa điểm đã đƣợc khai quật trong nhóm di tích này là Gò Cá Sỏi và Gò Cây Me.

2.1.4.1. Di chỉ Gò Cá Sỏi

Tổng diện tích các đợt khảo sát và khai quật là 164m2. Tầng văn hoá của hố thám sát và 2 hố khai quật trên cơ bản là giống nhau.

Nhìn chung, cấu tạo địa tầng của di chỉ Gò Cá Sỏi cơ bản là thống nhất, có độ dày trung bình là 1,1m nhƣng đồ dày mỏng của tầng văn hoá, mật độ hiện vật giữa các hố có đôi chút khác biệt. Chúng tôi mô tả tầng văn hoá của hố 1 năm 1998 nhƣ sau:

- Trên cùng là lớp đất xáo trộn màu đen dày 0,2 - 0,45m. Trong lớp này lẫn nhiều than tro, thỏi đất nung dạng hình tròn, tròn dẹt vỡ và mảnh gốm vụn. Hiện tƣợng này do việc bề mặt gò bị các hầm đốt than đào phá.

- Tiếp đó là lớp đất màu nâu nhạt dày 0,2 - 0,25m. Trong lớp này lác đác thấy xuất lộ một số công cụ sản xuất bằng đá và một số cụm gốm nhỏ tập trung ở phía bắc hố.

- Dƣới lớp nói trên là lớp đất màu nâu nhạt, dày trung bình 0,2 - 0,35m. Xen lẫn trong lớp này có những cụm vỏ nhuyễn thể bị vôi hóa có lẫn nhiều mảnh gốm (dày 0,1 - 0,2m). Trong lớp này công cụ đá xuất hiện nhiều.

- Tiếp đến là lớp đất màu nâu sẫm dày 0,2 - 0,3m. Trong lớp này công cụ đá thƣa dần nhƣng mật độ gốm lại nhiều hơn. Phần phía bắc của hố tiếp cận với sinh thổ sớm hơn. Mặt tiếp xúc giữa lớp này với sinh thổ có nhiều gốm.

- Sinh thổ là đất sét biển màu xám xanh. Bề mặt của sinh thổ không bằng phẳng, cao nhất là góc phía bắc (-1,1m) rồi thoải dần theo góc phía nam (-1,3m).

2.1.4.2. Di chỉ Gò Cây Me

Di chỉ Gò Cây Me có diện tích khai quật và thám sát là 300m2

với địa tầng khá dày, trung bình 1,2 - 1,5m, chỗ dày nhất tới 1,8m. Dựa trên quá trình bóc tách từng lớp đất cũng nhƣ qua quan sát các vách hố khai quật, từ trên xuống dƣới, có thể thấy địa tầng diễn biến nhƣ sau (Bản vẽ 1,2):

- Trên cùng là lớp đất xáo trộn màu nâu nhạt, tơi xốp, dày trung bình 0,2 - 0,3m, đôi chỗ sâu tới 0,8 - 1m do bị hầm đốt than và mộ hiện đại đào phá.

- Tiếp đó là lớp đất màu nâu đen, nâu nhạt có kết cấu chặt hơn, dày trung bình 0,4 - 0,7m. Xen lẫn trong lớp này là các vỉa đất màu nâu đỏ (dày khoảng 0,1m) và các vỉa đất phèn kết rất cứng màu vàng nhạt lẫn nhiều vỏ nhuyễn thể và gốm (dày 0,1 - 0,2m).

- Dƣới lớp nói trên là lớp đất màu nâu đỏ, dày trung bình 0,2 - 0,4m. Xen lẫn lớp đất này, đôi chỗ là những lớp than tro màu xám trắng hay xám đen, dày khoảng 0,15m. Cũng từ lớp này, mật độ mảnh gốm bắt đầu dày đặc.

- Lớp đất thứ tƣ có màu xám xanh, kết cấu dẻo mềm, dày 0,15 - 0,35m. Trong lớp đất này, đôi khi vẫn thấy xen lẫn lớp đất nâu đỏ và những lớp than tro mỏng.

- Sinh thổ là đất sét biển màu trắng xanh, dẻo quánh. Trên bề mặt sinh thổ có nhiều hố (lỗ) đất đen nhỏ với những hình thù và kích thƣớc khác nhau, bên trong có lẫn than tro, mảnh gốm và xƣơng động vật đã mủn nát. Bề mặt của sinh thổ không bằng phẳng, cao nhất là góc đông nam (- 0,75m) rồi thoải dần về góc tây bắc (-1,8m).

2.4.1.3. Nhìn chung, qua diễn biến địa tầng của di chỉ Gò Cá Sỏi, Gò Cây Me cho thấy, địa tầng hai di chỉ này cơ bản là đồng nhất, tuy thành tạo tầng văn hoá ở mỗi nơi có đôi chút khác biệt do hoạt động của con ngƣời để lại. Chúng đều gồm 5 lớp khác nhau, trong các lớp đất này đều chứa đựng rất nhiều di tích của ngƣời xƣa nhƣ than tro, xƣơng động vật, vỏ nhuyễn thể cùng các loại hình hiện vật bằng đá, xƣơng, gốm và hàng vạn mảnh gốm các loại. Ở hai di chỉ này, trong tầng văn hoá đều thấy hiện tƣợng các vỉa đất phèn kết rất cứng lẫn nhiều vỏ nhuyễn thể và gốm phản ánh hiện tƣợng ngập mặn của di chỉ. Sinh thổ cả hai nơi đều là đất sét biển màu trắng xanh, dẻo quánh, bề mặt sinh thổ không bằng phẳng, thƣờng cao hơn ở một đầu. Có thể nói, đây là những di chỉ có một tầng văn hoá với sự thống nhất về quá trình hình thành cũng nhƣ nội dung văn hoá.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhóm di tích thời đại kim khí ven biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 30 - 32)