Niên đại của nhóm di tích thời đại kim khí ven biển tỉnh bà rị a vũng tàu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhóm di tích thời đại kim khí ven biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 62 - 63)

Chương 2 Nhóm di tích thời đại kim khí

3.1. Niên đại của nhóm di tích thời đại kim khí ven biển tỉnh bà rị a vũng tàu

Trên cơ sở nghiên cứu tổng thể di tích và di vật của nhóm di tích ven biển huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, chúng tôi cho rằng, về trình độ phát triển, nhóm di tích này đã bƣớc sang thời đại kim khí. Ngoài tổng thể hiện vật, chúng tôi còn so sánh niên đại nhóm di tích này dựa trên một số hiện vật khác, đặc biệt là đồ gốm. Có thể thấy rằng đồ đá của nhóm di tích Bà Rịa - Vũng Tàu rất giống đồ đá các nhóm di tích sơ kỳ kim khí Đông Nam Bộ (chúng tôi sẽ trình bày ở phần sau). Đặc biệt là đồ gốm mịn ở đây có mối tƣơng đồng với An Sơn, Lộc Giang về chất liệu, loại hình nên có thể xếp tƣơng đƣơng với hai di tích này. Đây là hai di tích có niên đại hậu kỳ đá mới - sơ kỳ kim khí ở Đông Nam Bộ.

Nhận xét nói trên đã đƣợc củng cố qua kết quả C14 của hai mẫu than ở các lớp 5 và 6 - những lớp sâu nhất trên cột địa tầng di chỉ Gò Cây Me. Những mẫu này đã đƣợc gửi về Phòng Thí nghiệm và Xác định niên đại của Viện Khảo cổ học để phân tích. Kết quả nhƣ sau:

- Mẫu thứ nhất kí hiệu 04.GCM.H1.L6 có tuổi C14 là 3350 ± 75 B.P. - Mẫu thứ hai kí hiệu 04.GCM.H1.L5.g1 có tuổi C14 là 2920 ± 75 B.P. Kết quả C14 này là hoàn toàn phù hợp với nhận xét ban đầu của chúng tôi về nhóm di tích này.

Nhƣ vậy, căn cứ vào trình độ phát triển vật chất của nhóm di tích ven biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đồng thời dựa trên niên đại tuyệt đối sau khi phân tích C14 các mẫu than trong tầng văn hoá của di tích Gò Cây Me, chúng tôi xếp nhóm di tích ven biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với địa bàn phân bố trong huyện Tân Thành này vào giai đoạn kim khí sơ kì, nằm trong khung niên đại từ 3500 - 3000 năm cách ngày nay.

Từ những kết quả trên chúng ta có thể thấy rằng nhóm di tích này có niên đại sớm nhất hiện biết cho đến nay trong các di tích tiền - sơ sử trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Có thể coi đây là nhóm cƣ dân đầu tiên khai phá vùng đất ngập mặn ven biển này. Một vùng đất có môi trƣờng sinh thái mà từ lâu ngƣời dân Nam Bộ thƣờng gọi bằng một từ ngữ độc đáo: môi trƣờng sinh thái Rừng Sác rất giàu có về nguồn lợi thuỷ hải sản nhƣng là một môi trƣờng hoang dã, đầy muỗi mòng, lắm rắn độc, nhiều thú dữ, sẵn mầm bệnh, nƣớc mặn, nƣớc lợ quanh năm tràn ngập nhƣng lại thiếu nƣớc ngọt... rất khó cho sự tồn tại của cuộc sống con ngƣời hiện đại. Vậy, cách đây hàng ngàn năm, những cƣ dân của nhóm di tích này có cuộc sống ra sao?

3.2. PHÁC THẢO ĐÔI NÉT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA NHÓM CƢ DÂN THỜI ĐẠI KIM KHÍ VEN BIỂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhóm di tích thời đại kim khí ven biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)