Với di chỉ An Sơn và Lộc Giang (Long An)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhóm di tích thời đại kim khí ven biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 69 - 70)

Chương 2 Nhóm di tích thời đại kim khí

3.3. Nhóm di tích thời đại kim khí ven biển tỉnh bà rịa vũng tàu trong mối quan hệ gần xa

3.3.2. Với di chỉ An Sơn và Lộc Giang (Long An)

An Sơn và Lộc Giang là hai địa điểm khảo cổ rất gần gũi nhau cả về không gian và tính chất văn hoá. Hai di tích này phân bố trên bậc thềm phù sa cổ đất đỏ thuộc huyện Đức Hoà, tỉnh Long An, cách nhau khoảng 1,5km theo đƣờng chim bay. Những nét tƣơng đồng giữa hai di chỉ thể hiện ở sự tiến bộ của bộ công cụ đá và đặc biệt là trên đồ gốm. Tuy nhiên, ở đây, có lẽ không cần phải đi sâu trình bày về những nét tƣơng đồng đó, mà chúng ta hãy tạm thống nhất với nhau rằng, đây là hai di tích có cùng tính chất và niên đại. Từ đó, chúng ta sẽ tìm hiểu mối quan hệ của chúng với nhóm di tích ven biển Bà Rịa - Vũng Tàu.

Cơ sở mà chúng tôi dựa vào để so sánh nhóm di tích ở Bà Rịa - Vũng Tàu với An Sơn và Lộc Giang chủ yếu là đồ gốm - một loại tài liệu khảo cổ hết sức nhạy cảm. Ta biết rằng, ở nhóm di tích ven biển Bà Rịa - Vũng Tàu có mặt cả hai loại gốm thô và mịn, trong đó chiếm ƣu thế tuyệt đối là gốm thô với loại miệng khum hoặc đứng đi với văn thừng. Ngƣợc lại với gốm thô, gốm mịn có số lƣợng rất ít với các loại miệng loe đi với văn chải, vai kết hợp miết láng hoặc khắc vạch hình sóng nƣớc hoặc đắp nổi tạo thành các đồ án khác nhau. Loại gốm này có nhiều nét gần gũi với gốm An Sơn, Lộc Giang. Trong khi đó, ở An Sơn và Lộc Giang cũng có mặt hai loại gốm này, nhƣng gốm thô lại có số lƣợng ít

Tàu, gốm thô và gốm mịn song song tồn tại từ lớp sớm đến lớp muộn, thì ở hai di chỉ kia, gốm mịn lại chiếm ƣu thế tuyệt đối trong lớp sớm nhất, đến những lớp muộn hơn mới thấy xuất hiện gốm thô. Ngay cả về mặt loại hình cũng thế, ở An Sơn và Lộc Giang, sự chuyển biến về kiểu dáng gốm từ lớp sớm đến lớp muộn là có thể nhận biết đƣợc, còn ở Bà Rịa - Vũng Tàu thì rất khó để tìm thấy sự chuyển biến tƣơng tự.

Nhƣ vậy, qua so sánh nhóm di tích Bà Rịa - Vũng Tàu với An Sơn và Lộc Giang, có thể thấy vài điều đáng chú ý:

- An Sơn và Lộc Giang thuộc về một nhóm di tích có tính chất văn hoá khác với nhóm di tích Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Căn cứ vào thành tạo địa chất của hai khu vực cũng nhƣ diễn biến gốm cho thấy An Sơn và Lộc Giang có niên đại sớm hơn nhóm di tích Bà Rịa - Vũng Tàu. Phải đến giai đoạn muộn của An Sơn, Lộc Giang thì nhóm di tích Bà Rịa - Vũng Tàu mới xuất hiện và thực hiện hoạt động giao lƣu trao đổi của nó với các di tích vùng cao Đông Nam Bộ này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhóm di tích thời đại kim khí ven biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 69 - 70)