Cốt truyện tâm lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn kim lân (Trang 115 - 120)

2 .Các kiểu cốt truyện trong truyện ngắn Kim Lân

2.4. Cốt truyện tâm lý

Cốt truyện tâm lý là kiểu cốt truyện dựa trên quá trình vận động và diễn biến tâm lý của nhân vật. Nhà văn dựa vào phần lớn các kí ức hoặc vai trò của các giấc mơ, nỗi niềm của nhân vật để tạo tác phẩm. Trong các tác phẩm có kiểu cốt truyện này, rất dễ có thể thấy tác phẩm thường ít sự kiện lớn lao, cũng khơng có những xung đột căng thẳng. Sự kiện xuất hiện thường chỉ là những căn nguyên cho những cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật. Thái độ, tính cách của nhân vật, vì thế thường bộc lộ qua những hành vi và trạng thái tâm lý. Kiểu cốt truyện này đã giúp nhà văn có điều kiện đi sâu vào thế giới nội tâm của con người – cái điều thách thức lớn với họ mỗi khi cầm bút.

Ở truyện Vợ nhặt, cốt truyện chủ yếu trơi theo dịng chảy diễn biến tâm lý nhân vật. Mở đầu tác phẩm là cảnh Tràng đưa người vợ nhặt về nhà trước sự ngạc nhiên của mọi người và của cả chính mình. Trong sự ngạc nhiên đó, Tràng nhớ lại câu chuyện nhặt được vợ. Tràng cảm thấy hãnh diện vơ cùng:

“Mặt hắn có vẻ gì phởn phơ khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình, hai con mắt sáng lên lấp lánh” [24, tr. 147]. Người vợ nhặt đi theo hắn về nhà. Thị

tỏ ra rón rén e thẹn. Về đến nhà, Tràng thưa chuyện cùng mẹ. Bà cụ Tứ từ tâm trạng băn khoăn, ngạc nhiên, rồi đến bộc lộ cái nỗi niềm thương con của một người mẹ nghèo khi “hiểu ra bao nhiêu cơ sự, vừa như ai ốn, vừa xót thương

cho số kiếp đứa con mình (…). Trong kẽ mắt của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt…” [24, tr.155]. Tiếp đến bà nghĩ về quá khứ, “nghĩ về cuộc đời cơ nhỡ, cực khổ dài dằng dặc của mình” [24, tr. 156]. Bà chấp nhận cơ con dâu mới trong tâm trạng vừa mừng, vừa tủi, vừa lo… Sáng hôm sau, trong bữa ăn ngày mới, cả nhà, ai nấy đều vui vẻ trò chuyện và hy vọng vào ngày mai tốt đẹp hơn.

Với lối kể chuyện theo diễn biến tâm lý nhân vật như thế, Kim Lân đã tạo cho tác phẩm một mạch trần thuật rất tự nhiên, hấp dẫn, góp phần rất lớn vào việc biểu hiện ý nghĩa tố cáo của tác phẩm: cuộc sống khủng khiếp đến mức khiến con người nghĩ rằng mình khơng thể có được hạnh phúc ngay cả khi nó đã trở thành hiện thực.

Làng, sức hấp dẫn của truyện ngắn lại là những dòng tâm lý khá đa dạng của nhân vật ông Hai trước các sự kiện của quê hương, đất nước. Câu chuyện vì thế mà được phát triển: từ tâm lý của một con người yêu làng, hay khoe làng đến tâm lý của người dân tản cư buồn rầu vì phải xa làng, nhớ làng. Rồi lại ghét làng khi nghe tin làng mình theo giặc… Nỗi mặc cảm, nhục nhã về cái tin làng chợ Giầu theo giặc khiến lão tưởng như tuyệt đường sinh sống: “Ơng Hai ngồi lặng trên một góc giường, bao nhiêu ý nghĩ đen tối, ghê rợn, nối

tiếp bời bời trong đầu óc ơng lão. Biết đem nhau đi đâu bây giờ? Biết đâu người ta chứa bố con ông mà đi bây giờ?…Thật là tuyệt đường sinh sống! Mà khơng một gì cái đất Thắng này. Ở Đài, ở Nhã Nam, ở Bố Hạ, Cao Thượng… đâu đâu có người chợ Giầu người ta cũng đuổi như đuổi hủi. Mà cho dẫu vì chính sách Cụ Hồ người ta chẳng đuổi đi nữa, thì mình cũng chẳng cịn mặt mũi nào đi

đến đâu. “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây…” cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ơng. Hay là quay về làng?… Vừa chớm nghĩ như vậy. Lập tức ông lão phản đối ngay. Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến. Bỏ Cụ Hồ…” [24, tr.142]. Tâm trạng nối tiếp tâm trạng, sự kiện chỉ thấp thống, có chăng thì cũng chỉ là cái cớ để nhà văn triển khai tâm lý nhân vật ông Hai. Câu chuyện khép lại bằng cái hành động ơng Hai đi khắp xóm cải chính tin làng mình khơng hề theo giặc, vẫn là cái làng kháng chiến kiên cường như lâu nay ơng vẫn tự hào về nó. Hành động ấy xét cho cùng cũng vẫn là để biểu đạt cái tâm trạng vui sướng đến tột cùng của nhân vật mà thơi.

Trong truyện Ơng lão hàng xóm, kiểu cốt truyện tâm lý được tác giả sử

dụng khá sâu sắc để diễn tả mọi nỗi niềm, cung bậc tình cảm của con người trong một giai đoạn sóng gió của đất nước: việc cải cách ruộng đất và giải quyết những vấn đề liên quan. Mạch câu chuyện được chảy trôi theo dòng cảm xúc của nhân vật ông cụ chắt Dự và nhân vật Đồn. Trước nhất, đó là cái tâm trạng của ơng lão nơng dân, đã già mà bỗng dưng lại không được yên ổn. Bao kì vọng của ơng gửi vào đứa con trai giờ như sụp đổ trọn vẹn khi nó bị nghi là Quốc dân đảng. Vậy nên ơng “như người chìm trong một giấc chiêm bao. Hai con mắt lỗ

xuống, ngờ ngạc, cái mặt thì võ đi, xạm lại, u tối” [24, tr. 177]. Cái nỗi buồn về

con cái, cái nỗi lo sợ về thời cuộc khiến ông lão thu mình lại nơi xó nhà tối. “Ở

đấy n ổn hơn, khơng cịn ai dịm ngó đến. Cái góc nhà ấy như là một thế giới riêng của hai ông cháu” [24, tr. 194]. Đau xót biết bao khi con người co cụm lại

trước cuộc đời như thế. Cái nỗi sợ hãi quá lớn trước các anh, các chị cán bộ đã khiến lão rút nốt sức lực và tư tưởng để khuyên con nhận tội, dù là vơ lí, nhận cho xong, cho yên bề nhà cửa… Và cũng để rồi làm Đoàn nổi cáu lên ầm ĩ, đẩy anh đến những suy nghĩ chán chường, bế tắc hơn: “Đoàn thở dài, nước mắt lại

được cho chúng bây giờ? Đồn nghĩ đến ơng bố già, đến người vợ gầy gùa chịu đựng, gan góc… ” Và khi bị khai trừ ra khỏi Đảng thì anh thực sự cùng đường:

“Đồn khơng cịn đủ sức chống chọi lại với những thực tế cay nghiệt ấy nữa.

Những người mà Đồn cho rằng có thể tin cậy được, những người được Đảng giao phó cho về đây cơng tác, những người ấy cũng đã cơng nhận Đồn là kẻ địch rồi, đã quyết định đuổi Đoàn ra khỏi hàng ngũ Đảng rồi. Bốn bề tối đen, mù mịt, Đoàn biết đi đường nào? Lối nào?” [24, tr. 202, 203]. Cái tâm trạng của

con người bị mất phương hướng, mất niềm tin như thế sẽ thúc đẩy nhân vật tiến tới những hành động vô thức, không tự chủ. Nhân vật “chạy vụt ra phía cái ghế

đẩu,bưng cái ghế đặt lên giường…” cũng là điều dễ hiểu. Anh tìm đến cái chết.

Anh mong muốn có một sự giải thốt. Đó là sự thơi thúc của một tâm can quá ư bức bối cần được giải tỏa, là chút nghị lực cịn lại cuối cùng để làm một việc gì đó khi thấy mình khơng thể cịn niềm tin, chỗ dựa, khơng cịn đường đi cho cuộc đời. Và anh đã làm những việc ấy rất nhanh, rất gọn. “Đồn làm như một cái

máy, khơng kịp nghỉ, không dám nghĩ thêm. Anh làm như bị sai khiến bởi một sức huyền bí gì…” [24, tr. 203]. Nhưng rồi anh cũng lại vội tụt xuống ghế, tắt đèn lên giường nằm. Anh sợ, không phải nỗi sợ chết. Anh sợ cái tiếng chân người đi từ ngõ vào sân, bước lên thềm, cái âm thanh chỉ thống nghe thơi,

nhưng có lẽ với anh nó quen thuộc lắm. Tiếng bước chân của vợ - thứ âm thanh đã đánh thức cái con người làm cha, làm chồng, làm con trong anh. Nó thơi thúc anh phải có trách nhiệm với họ, phải sống vì họ, chứ khơng hẳn chỉ sống cho riêng mình. Có lẽ tâm thức ấy đã chiến thắng cái ý nghĩ quẩn quanh nơi anh, nó khiến anh lại có những hành động như một đứa trẻ: “Đoàn vội ngồi nhỏm dậy

quẳng sợi dây thừng vào một góc nhà và đặt cái ghế đẩu xuống đất”. Và anh

đăm đăm nhìn vợ: “Đã lâu lắm, hơm nay Đồn mới nhìn vợ như vậy. Hai mắt

anh cau lại, long lanh. Vợ Đoàn gầy quá. Đoàn biết rằng, trong những ngày gần đây vợ mình vất vả, lo nghĩ nhiều… Đồn thấy hết cả mọi nỗi khó khăn của vợ”

[24, tr. 204]. Cái hành động này của nhân vật lại khiến ta nhớ tới Hộ, nhân vật của nhà văn Nam Cao cũng đã từng có những cảm xúc, những việc làm như thế: “hắn ngồi xổm ngay xuống đất, bên cạnh võng và cố thở cho thật khẽ. Hắn

ngắm nghía mặt Từ lâu lắm. Da mặt Từ xanh nhợt; mơi nhợt nhạt, mí mắt hơi tím và chung quanh mắt có quầng… Tất cả lộ một cái gì mềm yếu, một cái gì ẻo lả, cần được hắn che chở và bênh vực… một vẻ bạc mệnh, một cái gì đau khổ và chật vật, cần được hắn vỗ về, an ủi…” [5, tr. 264]. Và tuyệt vời hơn nữa khi cả

Đoàn và Hộ sau những giây phút ngắm vợ hiếm hoi trong đời ấy đều có được những hành động vơ cùng tích cực. Hộ khóc, “nước mắt hắn bật ra như nước

một quả chanh bị người ta bóp mạnh. Và hắn khóc,… Ơi chao! Hắn khóc. Hắn khóc nức nở, khóc như thể khơng ra tiếng khóc. Hắn ơm chặt lấy bàn tay bé nhỏ của Từ vào ngực mình mà khóc” [5, tr. 265]. Anh hối hận với cái việc mình đã

làm, cái quãng thời gian anh đã sống, cho mình và đầy ích kỉ. Nước mắt như làm anh thức tỉnh, nó đưa anh trở về với cái bản tính người vơ cùng đẹp đẽ, cũng sẽ trả anh về với cương vị của một người chồng, một người cha rất mực yêu thương… Đoàn cũng thế. Sau khi nghe vợ kể lại rằng chị cũng bị đuổi ra khỏi cuộc họp thì anh đã khơng kìm được nữa, anh cuống cuồng: “- Người ta đuổi

khơng cho họp à? Người ta đuổi khơng cho mình họp nữa à? Làm sao mà người ta đuổi?… Giời ơi! Thế này thì tơi sống làm sao được!… Mình ơi! Mình ơi!… Đồn bấu chặt lấy hai vai vợ, vừa nói, vừa rít. Cái ý nghĩ định chết khi nãy vừa dịu xuống lại đau xé trong người Đồn, Đồn bỗng ơm chầm lấy vợ vào lòng. Vừa đau đớn, khổ sở, vừa căm tức, điên cuồng, Đoàn cắn vào cổ, vào vai, vào ngực vợ…” [24, tr. 205]. Chuỗi hành động liên tục của nhân vật Đoàn là hành

động hợp với diễn biến tâm trạng của nhân vật. Chính nỗi đau khổ tuyệt vọng, tình cảm thương vợ và thương bản thân đã khiến anh ơm chồng lấy vợ… Đồn thương xót cho mình và cho cả người vợ tội nghiệp, vì mình mà bị mọi người xa lánh. Nỗi đau trong anh như lên đến đỉnh điểm, vượt khỏi tầm kiểm soát của bản

thân. Hành động của nhân vật lúc này không chỉ là kết quả của một q trình tâm lí mà nó cịn trở thành chi tiết rất đắt góp phần thể hiện vấn đề của tác phẩm: hãy biết lắng nghe, hãy tạo cho con người một cuộc sống khác, cho ra con người, để họ có thể yên bề sống, để họ được tơn trọng, hay ít nhất, họ có thể đủ bình tĩnh mà kiểm sốt những hành động của mình. .

Có thể thấy ngay rằng, Kim Lân là nhà văn rất am hiểu sâu sắc về tâm lí con người. Sự am hiểu này đã giúp ơng có những trang biểu hiện một cách tinh tế, chân thực và cảm động những tình cảm của người lao động nghèo. Chính vốn sống và sự sâu sắc đã đưa ngòi bút của ông gần như đến tận cùng những tâm trạng, nỗi niềm của các nhân vật. Khi xây dựng những câu chuyện theo các kiểu cốt truyện này, tác giả đã sử dụng ngay những giằng xé, đấu tranh tâm lí đó để thúc đẩy câu chuyện phát triển. Nhà thơ Trần Ninh Hồ đã đưa ra một nhận xét khá sát đúng về truyện ngắn của Kim Lân: “Tất cả, tất cả, dường như đã được

ghi lại bằng những thân phận, những tâm trạng sắc sảo đến cốt, đến lõi. Nếu như cho rằng văn chương là lịch sử tâm trạng con người thì Kim Lân quả là nhà văn đích thực trên cái ý nghĩa ấy” [50, tr. 107].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn kim lân (Trang 115 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)