Nhân vật trong tác phẩm văn học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn kim lân (Trang 55 - 57)

Chương 2 : Nhân vật trong truyện ngắn Kim Lân

1. Nhân vật trong tác phẩm văn học

Ðối tượng chung của văn học là cuộc đời nhưng trong đó con người ln giữ vị trí trung tâm. Những sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, những bức tranh thiên nhiên, những lời bình luận...đều góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng cho tác phẩm, nhưng cái ảnh hưởng lớn đến chất lượng tác phẩm văn học chính là việc xây dựng nhân vật. Tiếp cận một tác phẩm, cái đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn người đọc thường là số phận, tình cảm, cảm xúc, suy tư của những con người được nhà văn thể hiện. Vì vậy, Tơ Hồi đã rất có lí khi cho rằng "Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một

sáng tác" . Qua nhân vật nhà văn giãi bày những tư tưởng, những suy nghĩ, tình

cảm, hay cách tiếp nhận cũng như cách giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Đồng thời, thông qua nhân vật, nhà văn cũng thể nghiệm những tìm tịi, sáng tạo nghệ thuật của mình. Văn học chỉ có thể là "tấm gương phản chiếu đời sống" thông qua phương tiện chủ yếu của nó chính là nhân vật.

Sách Từ điển thuật ngữ văn học cho rằng: “Nhân vật văn học chính là

con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học” và “Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, khơng thể đồng nhất nó với con người thật trong đời sống” [10, tr. 198]. Cuốn Lí luận văn học do Hà Minh Đức chủ

biên cũng cho rằng: “Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính

ước lệ, đó khơng phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách…” [9, tr.126]. Cả hai quan niệm trên đều thống nhất một

phương diện rằng, nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật về con người và tất yếu sẽ mang tính chất hư cấu. Nhà văn có thể tạo ra nhân vật là những con người cụ thể, có tên hoặc khơng tên; nhưng cũng có thể tạo ra những sự vật, loài vật, đồ vật… mang những bóng dáng khác nhau của con người. Như vậy, nhân vật là yếu tố thuộc về nội dung tác phẩm, nó giúp tác giả miêu tả khái quát các loại tính cách trong xã hội, cũng là công cụ để nhà văn sáng tạo nên thế giới nghệ thuật của tác phẩm, là chìa khóa cho nhà văn mở cánh cửa bước vào hiện thực bộn bề của đời sống, từ đó đặt ra những vấn đề mới mẻ, sâu sắc. Để làm được điều đó, các tác giả cũng sẽ phải sử dụng hiệu quả những yếu tố thuộc về hình thức tác phẩm nhằm miêu tả ngoại hình, hành động, tâm lý hay ngôn ngữ cho nhân vật. Vì vậy, nhân vật có sự chi phối lớn tới các phương diện khác của tác phẩm như cốt truyện, kết cấu, chi tiết, sự kiện, ngôn ngữ… Nhà văn Tơ Hồi cho rằng: “Nhân vật không chỉ là nơi bộc lộ tư tưởng, chủ đề tác phẩm mà còn

là nơi tập trung các giá trị của tác phẩm. Thành bại của một đời văn, của một tác phẩm phụ thuộc rất nhiều vào việc xây dựng nhân vật”.

Nếu như tiểu thuyết “chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn và

toàn vẹn của nó” thì truyện ngắn lại “thường hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người” [10, tr. 304]. Vì thế, số lượng các nhân vật trong truyện ngắn là

không nhiều. Và “nếu mỗi nhân vật trong tiểu thuyết là một thế giới thì nhân vật

của truyện ngắn là một mảnh nhỏ của thế giới ấy” [10, tr. 304]. Cũng từ những

quan điểm như trên, nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng khi bàn về nhân vật của truyện ngắn có cho rằng: “Giữa tiểu thuyết và truyện ngắn tuy có cùng một

nhiệm vụ xây dựng nhân vật nhưng một bên thì theo dõi, tìm hiểu và mơ tả tỉ mỉ sự thăng trầm của số phận, cịn một bên thì sử dụng nó, có nghĩa là vào lúc cần thiết nhất bắt nó hiện lên rõ ràng ” [55, tr. 110]. Như vậy, nhân vật trong truyện

ngắn sẽ thường gắn với một hay một vài biến cố, biểu hiện một mặt nào đó của tính cách ở một giai đoạn nào đó của cuộc đời, từ đó thể hiện một khía cạnh của vấn đề xã hội mà nhà văn muốn truyền đạt. Nói cách khác, trong truyện ngắn, nhân vật thường hiện lên ở những khoảnh khắc đặc biệt nhất, sâu sắc nhất của đường đời và được nhà văn tập trung tạo dựng với những ấn tượng mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn kim lân (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)