2 .Các kiểu cốt truyện trong truyện ngắn Kim Lân
2.2. Cốt truyện gấp khúc
Cốt truyện gấp khúc là một kiểu cốt truyện của văn học hiện đại. Trong mạch tự sự của tác phẩm, thời gian có thể bị nhảy cóc và đảo ngược, nhiều đoạn hồi cố được đan xen, tạo nên tính đồng hiện ngẫu nhiên và lỏng lẻo của cốt truyện.
Trong phạm vi truyện ngắn, những bước gấp khúc của thời gian, những đoạn hồi cố của câu chuyện tuy không nhiều về số lượng, không dài về dung lượng, khơng phức tạp về các mảnh ghép, song nó hồn tồn đủ khả năng giúp nhà văn có thể kể những câu chuyện với những tình tiết, sự kiện phức tạp, từ đó gửi gắm nhiều ý đồ sáng tác.
Với Kim Lân, ông sử dụng kiểu cốt truyện này với tần suất khá dày đặc khi viết những tác phẩm có sự đổi thay của cuộc sống, con người hay phong tục văn hóa làng quê, khiến cho câu chuyện kể như phảng phất màu sắc huyền thoại. Ở Cơm con, dấu ấn cốt truyện gấp khúc thể hiện khá rõ. Mở đầu câu chuyện là sự kiện của hiện tại với những lời mắng nhiếc xúc phạm của cả Anh với cụ nhiêu. Cái điệp khúc ngày nào cũng vậy của thằng con trai bất hiếu đã khiến cụ buồn đến khơng cả cịn biết giận nữa. Và nhà văn đã đan xen một đoạn hồi cố để diễn giải cái nguồn cơn của sự bất thường này trong ngôi nhà: “Hồi
xưa, cụ nhiêu lo vợ cho thằng thứ hai thiếu mất dăm chục bạc. Cụ đành đánh liều cầm mấy chiếc mâm của cả Anh đi. Ai ngờ quá hạn không chuộc được. Những tưởng chỗ anh em thì làm gì cái vặt ấy. Vả lại, bao nhiêu dấn vốn dành
dụm được khi trước, cụ đem trút cả cho thằng trưởng; thì dẫu cụ có tiêu lạm dăm chục của hắn để lo công việc cho thằng em, thiết tưởng hắn cũng chẳng thiệt nào. Cụ nghĩ bụng các con cũng như bụng mình” [24, tr. 45]. Câu chuyện
ngay sau đó lại trở về hiện tại, lại những lời lèm bèm của cả Anh trong bữa rượu đang dang dở. Rồi kế tiếp lại một đoạn hồi cố khá dài về cả một quá trình cụ cả nhiêu từ người có của, có ruộng, có tiền, đến lúc cụ tay trắng, ăn theo, báo con. Đan xen trong đoạn hồi cố thứ hai này là rất nhiều chi tiết miêu tả cái tâm lí đau xót đến ngỡ ngàng của chính nhân vật: “cụ thấy cái thân ăn báo nó đắng cay
nhục nhã muôn phần. Đã nhiều lần cụ định về quê ở với thằng hai – nó thì có bụng đấy – khốn, nó nghèo, lại nheo nhóc một đàn con. Nên cụ nghĩ đã chán rồi: “Thà một mình mình chịu khổ cịn hơn cả nhà thằng Hai nó phải khổ vì mình”. Càng nghĩ, cụ càng uất giận thằng con bạc bẽo” [24, tr. 46]. Và cả hàng
loạt những điều mà chính cụ cũng khơng thể lí giải nổi: “Nó khơng nhớ cái hồi
mẹ nó chết đi ư?Em nó cịn đỏ hỏn, nó mới biết bị. Ai ni nó nhớn đến ngày nay? Ai lo lắng vợ con cho nó? Ai gây cửa hàng cửa họ cho nó? Chao ơi, cứ nghĩ đến cái đận gà trống nuôi con ấy mà phát sợ… Cụ nhiêu thương con. Biết rằng người ta về nhà mình, người ta có thực thương con mình hay khơng? Hay lại tan cửa nát nhà?” [24, tr. 46]. Những đoạn hồi cố đảo lộn thời gian này vừa
giúp dẫn dắt câu chuyện, vừa để bạn đọc hiểu hơn về các nhân vật với những hoàn cảnh, cách ứng xử của hiện tại. Khi di chuyển sự chú ý của người tiếp nhận sang nội tình bên trong sự việc, nhà văn vừa kéo dãn cái khơng khí vốn đang rất căng thẳng đến khơng thể chịu đựng nổi của câu chuyện, vừa có cơ hội diễn tả những phương diện khác nữa về nhân vật, về cuộc sống. Đó là cái cảnh đời cơ cực của những người già bất hạnh chốn làng q, đó là cái lịng hiếu bạc bẽo, cái bản tính vơ văn hóa, vơ nhân nghĩa của con người trước sức cám dỗ của đồng tiền, của nả. Mỗi đoạn giãn cách trong cốt truyện như thế sẽ là một nỗi ám ảnh, một niềm day dứt mà câu chuyện mang lại cho người đọc về cái thực trạng đạo
đức xã hội bị suy thối. Cuộc sống đơi khi xảy đến những tình huống mà con người ta không thể ngờ tới như thế. Bức tranh đời sống cần biểu đạt cũng thêm phần phong phú, đầy đặn hơn nhờ những khúc gấp thời gian của câu chuyện như thế.
Khi sáng tác Thượng tướng Trần Quang Khải – Trạng Vật, nhà văn đã có ý thức tạo tâm thế cho bạn đọc tiếp cận một tác phẩm có kiểu cốt truyện gấp khúc ngay từ những dòng đầu: “Đêm nay cũng như đêm qua, cũng như đêm kia,
mà cả những đêm sau nữa, bất luận xuân, hạ, thu hay là đông, trời nực hay là trời rét, bao giờ Tần cũng dệt vải rất khuya” [24, tr. 74]. Câu văn dẫn dắt truyện
nhưng cũng cho ta cái cảm nhận về nhân vật đang mang đầy những nỗi niềm, những trắc ẩn chờ có cơ duyên bày tỏ. Và cái lối kể theo cốt truyện gấp khúc là điều thật hợp lí. Nó giúp nhân vật bộc lộ những ẩn ức chơn chặt bao tháng ngày, giúp câu chuyện có thể mở ra ở những hướng khác. Mở đầu là câu chuyện về người đàn bà cơ độc, một mình ni con. Và tất yếu, kế tiếp, nhà văn đã đan xen một đoạn hồi cố dài cho nhân vật để người đọc hiểu được cái cảnh vị võ của Tần: mối tình như trong huyền thoại với Đức Thái Tông Trần Cảnh. Sự việc kế tiếp lại trở về hiện tại (nhưng đã có một quãng nhảy cóc, gián đoạn) với chi tiết Sặt năm 15 tuổi, lần đầu tiên đi vật đám và đụng vật với Trạch Khô. Ngay trong sự kiện này, Kim Lân cũng khéo léo cài vào đó một đoạn ngắn hồi cố của nhân vật Trạch Khô về trận đấu với Vâm Lớn. Nó giúp cho kịch tính của câu chuyện được đẩy thêm một tầng bậc mới khi Trạch Khơ thì có ý khoe khoang và có ý bảo cậu bé “khơng biết thân phận kia nên thôi đi, ta khỏi ra tay cho thêm bận” [24, tr.84], lại gặp ngay cái “bĩu môi cười khẩy” của Sặt: “Hừ! Anh có định đánh
khơng mà đem cái đòn tiện xương ra nạt ta thế?” [24, tr. 85]. Câu chuyện lại
được hướng sang một hướng mới, thật nhẹ nhàng mà thuyết phục.
Ở sự việc kế tiếp, khi kể chuyện Sặt năm mười bảy tuổi, nhà văn đã đảo ngược thời gian câu chuyện trở về quá khứ để kể chuyện về hai ông tướng – hai
đô vật lừng danh – hai ơng Đá Rãi, để rồi từ đó giới thiệu được cái nét đẹp văn hóa của mơn võ cổ truyền dân tộc: “Vật có nhiều đức tính con nhà binh cần phải
có: can đảm, điềm tĩnh, nhanh trí, kiễn nhẫn, và nhất là phải khỏe” [24, tr. 89].
Các sự việc sau lại trở về hiện tại khi nhân vật tiếp nối làm rạng danh cái truyền thống của quê hương: cuộc đấu của Trạng Vật – Sặt – với Trạng Kế và khép lại là màn đoàn viên đầy xúc động.
Như vậy, khi sử dụng cốt truyện gấp khúc, nhà văn đã có điều kiện hướng câu chuyện sang những phương diện khác nhau xoay quanh câu chuyện kể. Từ chuyện của Trạng Vật, người tiếp nhận được tiếp cận với những chuyện rất đời (chuyện tình u của Tần và Đức Thái Tơng Trần Cảnh), những chuyện của lịch sử (sự kiện liên quan đến các nhân vật nổi tiếng trong lịch sử nhà Lý, nhà Trần: Lý Thánh Tông, Trần Thủ Độ, Trần Cảnh) và cả một khơng gian văn hóa với cái thú “phong lưu đồng ruộng” đấu vật nổi tiếng. Câu chuyện vì thế ln có sức hấp dẫn với người đọc.
Trong truyện Nên vợ nên chồng, mạch trần thuật bắt đầu từ sự kiện anh Thế chị Hồ xây dựng gia đình trong một hồn cảnh hết sức cảm động và được mọi người vun vén rất nhiệt tình. Từ sự kiện này, mạch tự sự trở về quá khứ gần với câu chuyện về các tên “anh cu Ế” trong những ngày tháng sống tủi nhục. Từ quá khứ gần, mạch trần thuật trở về quá khứ xa với nhiều chuyện: chuyện “một
năm đói mẹ Thế đem bốn đứa con nhỏ lên đất Triều Dương kiếm việc” [24,
tr.164], chuyện đồng chí Vân giúp Thế kể khổ, chuyện hai lần lấy vợ không thành của Thế. Ở phần hai của truyện, mạch tự sự cũng trở về quá khứ với các câu chuyện: chuyện bố mẹ Hoà đem con tìm đất kiếm sống, chuyện bố Hồ và em Hoà bị giết, chuyện mẹ Hoà thương chồng thương con khóc cho đến chết, chuyện Hoà dũng cảm kể tội thằng Khang… với việc tổ chức mạch tự sự từ hiện tại trở về quá khứ, tác giả đã làm nổi bật quá khứ đau thương của những số phận bất hạnh. Sự đối lập giữa hiện tại cuộc đời mới với quá khứ bất hạnh đã làm nổi
bật chủ đề tác phẩm: chỉ có cách mạng mới thay đổi được số phận bất hạnh của người nơng dân, chỉ có cách mạng mới đem lại hạnh phúc cho họ.
Lối tạo dựng cốt truyện này còn được Kim Lân sử dụng trong khá nhiều tác phẩm khác như Trả lại đòn, Vợ nhặt… Mạch tự sự trong các tác phẩm đó có thể mở đầu từ hiện tại rồi trở về quá khứ, từ quá khứ gần đến quá khứ xa rồi trở về hiện tại…
Lối gấp khúc cốt truyện như thế đã giúp nhà văn khắc họa nhân vật một cách toàn diện hơn, biểu đạt được nhiều lát cắt cuộc sống hơn trong khuôn khổ thể loại. Một điểm gặp gỡ trong các tác phẩm có kiểu cốt truyện này là những sự kiện, chi tiết thuộc về quãng hồi cố, quãng trở về quá khứ thường gắn với những tháng ngày đau khổ, tủi buồn của các nhân vật, còn những sự kiện thuộc về hiện tại của nhân vật thường gắn với những trang đời tươi sáng hơn, no ấm hơn. Có hiện tượng này là bởi nhà văn đã nhìn thấy sự đổi thay theo chiều hướng tích cực của cuộc sống xung quanh, cũng bởi ơng có được một niềm tin tha thiết vào sức mạnh và khao khát đổi thay, hướng tới cuộc đời tươi đẹp trong mỗi con người.