Đổi mới các chính sách ưu đãi đối với khu vực kinh tế tư nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ thành phố vĩnh yên (tỉnh vĩnh phúc) với thành phần kinh tế tư nhân (2001 2010) (Trang 49 - 62)

7. Bố cục của đề tài

2.2 Đổi mới cơ chế chính sách, thúc đẩy kinh tế tƣ nhân phát triển

2.2.3 Đổi mới các chính sách ưu đãi đối với khu vực kinh tế tư nhân

Để thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng bộ Vĩnh Yên đã tiến hành đổi mới trong hệ thống chính sách phát triển.

* Chính sách đào tạo nguồn nhân lực

Phát triển mạnh giáo dục đào tạo nhằm nâng cao dân trí và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng như cầu phát triển của thị xã trong giai đoạn mới. Thực hiện tốt chính sách xã hội hóa giáo dục, đa dạng hóa các loại hình trường lớp và các hình thức dạy, học, thu hút các nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực này. Tăng cường mối liên kết giữa thị xã với các trường đào tạo chuyên nghiệp của tỉnh, trung ương và doanh nghiệp, mở rộng ngành nghề đào tạo, phục vụ cho sự nghiệp CNH - HĐH của thị xã.

Đẩy mạnh và khuyến khích ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đổi mới công nghệ sản xuất, dịch vụ, cách thức quản lý để khoa học và công nghệ thực sự là động lực phát triển KT- XH.

Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề. Phát triển mạnh giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề theo nhu cầu xã hội. Khuyến khích phát triển các cơ sở dạy nghề tư nhân,cơ sở dạy nghề thuộc các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội. Tiếp tục đào tạo chuẩn cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ ở cơ sở. Coi trọng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ cho đội ngũ công chức, viên chức.

Đặc biệt, đào tạo nguồn nhân lực căn cứ vào quy hoạch phát triển KT - XH của Vĩnh Yên để xây dựng kế hoạch đào tạo, trong đó, chú ý về cơ cấu ngành nghề, trình độ, giới tính, khu vực, quan tâm đến đào tạo cán bộ quản lý đô thị đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững.

Chính sách về giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ của Đảng bộ Vĩnh Yên tập trung vào việc giải quyết vấn đề lao động trong khu vực kinh tế tư nhân. Lao động là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản của nền sản xuất, việc sử dụng nguồn lực xã hội này hợp lý sẽ tác động lớn tới hiệu quả sản xuất. Nhưng trên thực tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực kinh tế tư nhân có trình độ quản lý thấp, thiếu lao động giỏi nên gặp nhiều khó khăn trong tổ chức sản xuất, kinh doanh, tiếp cận thị trường và tiếp cận công nghệ, kĩ thuật mới. Chính sách trên tương đối phù hợp để đào tạo và khuyến khích sử dụng lao động, góp phần tạo ra một lực lượng lao động có trình độ chuyên môn, có năng lực, có phẩm chất, góp

phần đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ, từ đó, tăng sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp.

Chính sách về giáo dục - đào tạo còn chú trọng đổi mới nguồn nhân lực quản lý kinh tế tư nhân trong các cơ quan quản lý Nhà nước, đảm bảo cho các doanh nghiệp tư nhân hoạt động đúng pháp luật, tuân thủ chế độ quản lý của Nhà nước.

* Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng

Ngay từ trước khi chuẩn bị đưa Vĩnh Yên trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, trong “Hồ sơ đề án thành lập thành phố Vĩnh Yên thuộc tỉnh VĩnhPhúc” trình Ban thường vụ Tỉnh ủy phiên họp ngày 6/6/2006, Đảng bộ và chính quyền tỉnh cũng như Đảng bộ và chính quyền thị xã Vĩnh Yên đã chỉ rõ phương hướng xây dựng và phát triển của Vĩnh Yên sau khi được thành lập, nhấn mạnh sự phát triển cơ sở hạ tầng của Vĩnh Yên.

- Về kiến trúc cảnh quan đô thị

Phát triển đô thị: Đô thị phát triển mạnh về phía Bắc và phía Nam Đầm Vạc, khu công nghiệp Khai Quang ở phía Đông và Lai Sơn ở phía Tây. Chuyển đường sắt và quốc lộ 2 về phía Nam Đầm Vạc, đường cao tốc hướng tâm đi ở phía Bắc. Trên nền đường sắt cũ, nối tuyến quốc lộ 2 qua cầu Hợp Thịnh để đi Sơn Tây. Mở tuyến đường xung quanh Đầm Vạc. Việc mở rộng phát triển nội thị theo các hướng trên sẽ tạo ra một đô thị phát triển bền vững, đưa các tuyến đường giao thông đối ngoại ra ngoài thị xã.

Đề án nêu ra nhiệm vụ phát triển đô thị cho từng khu vực cụ thể trên địa bàn thị xã:

Các khu ở: trong tương lai sẽ lập thêm 2 phường mới phù hợp với nhu cầu phát triển đô thị, xuất hiện các khu đô thị mới gồm khu đô thị phía Đông Bắc (diện tích 549 ha, dân số 44.000 người), khu đô thị phía Tây (diện tích 288 ha, dân số 9.000 người), khu đô thị phía Đông Nam (diện tích 388 ha, dân số 21.000) và khu đô thị phía Nam (diện tích 502 ha, dân số 20.000 người)

Khu công nghiệp: Xây dựng mở rộng khu công nghiệp Khai Quang và xây dựng mới khu công nghiệp Lai Sơn.

Khu trung tâm chính trị: Khu trung tâm chính trị thị xã vẫn giữ nguyên vị trí hiện nay tại phường Tích Sơn. Khu trung tâm chính trị tỉnh được bố trí: trụ sở Tỉnh ủy và các ban ngành của Tỉnh ủy bên hồ Đầm Vạc, trụ sở UBND tỉnh và các sở, ban ngành thuộc tỉnh được xây dựng trên đồi 411, đồi Ga và đồi Hạnh Phúc

Khu các trường chuyên nghiệp đào tạo: các trường vốn có trên địa bàn thị xã được giữ nguyên ở vị trí hiện nay chỉnh trang cải tạo cho phù hợp với bộ mặt kiến trúc của thị xã; xây dựng mới trường dân lập công nghệ kinh tế, kỹ thuật.

Các trung tâm công cộng dịch vụ đô thị: Chợ Vĩnh Yên được đầu tư mở rộng thành trung tâm thương mại lớn, cải tạo chỉnh trang ngân hàng đầu tư và phát triển nông thôn, cải tạo và nâng cấp bến xe khách thị xã và đài phát thanh truyền hình tỉnh Vĩnh Phúc. Mở rộng và nâng cấp các trạm y tế phường. Mỗi phường bố trí trường phổ thông cơ sở, trường tiểu học và mỗi cụm nhóm bố trí trường mầm non.

Khu du lịch - dịch vụ - nghỉ dưỡng: xây dựng khu nghỉ dưỡng Đầm Vạc với quy mô 300 - 500 ha.

Ngoài ra còn có phương hướng phát triển cây xanh, thể dục thể thao, đất quân sự, nhất là đất dự trữ cho sự phát triển, bố trí đất dự trữ phát triển đô thị ở phía Nam Đầm Vạc, đất công nghiệp dự trữ ở phía Đông khu công nghiệp Khai Quang.

- Cải tạo và xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị:

Giao thông: Giao thông đối ngoại: Cải tạo tuyến đường sắt hiện nay thành tuyến đường trục chính đối ngoại của đô thị. Xây dựng các bến xe khách đối ngoại ở phía Tây Bắc, phía Đông Nam của thị xã. Sử dụng sân bay quốc tế Nội Bài làm sân bay đối ngoại về vận tải hàng không đối với thị xã

Giao thông đô thị: Cơ bản giữ nguyên cấu trúc mạng lưới đường trong đồ án quy hoạch năm 1997, thiết kế bổ xung mới chủ yếu trong khu vực phía Nam và phía Tây Bắc, chỉnh sửa khu vực cửa ngõ phía Đông Nam và Tây Bắc. Công trình phục vụ giao thông: Dự kiến xây dựng đầu mối vận tải hành khách công cộng phía Nam và khu vực cửa ngõ phía Bắc và trung tâm thị xã; bố trí hệ thống điểm đỗ xe tổng hợp chính trong đô thị; xây dựng các đầu mối giao thông chính trong thị xã.

Bảng 2.1: Nhu cầu dùng nƣớc của thành phố Vĩnh Yên giai đoạn 2010 - 2020

Thứ

tự Các loại nước

Tiêu chuẩn dùng nước Nhu cầu (m3/ người) Năm 2010 Năm 2020 Năm 2010 Năm 2020

1

Nước sinh hoạt (Q) - Nội thị 1001/ng.nđ 1201/ng.nđ 9.000 18.000 - Ngoại thị 801/ng.nđ 1001/ng.nđ 800 1000 2 Nước công cộng 20% Qsh 20% Qsh 18.000 40.000 3 Nước tưới cây,

rửa đường 10% Qsh 10% Qsh 900 2.000 4 Nước du lịch 3001/ng.nđ 3001/ng.nđ 2.000 5.500 5 Nước công nghiệp 40m 3/ha.nđ 40m3/ha.nđ 11.000 15.500 6 Nước dự phòng + rò rỉ 30% Q1- 5 25% Q1- 5 8.000 11.000 7 Nước bản thân NMN 5% Q1- 6 5% Q1- 6 1.500 3.000 Nguồn: Sở xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc

Cấp điện: Ngoài tuyến điện 110KV Việt Trì - Vĩnh Yên hiện có, cần xây dựng thêm một vài tuyến mới gồm tuyến 110KV từ trạm 110KV Vĩnh Yên đi trạm 110KV Lập Thạch, từ trạm 220KV Vĩnh Yên đến trạm 110KV Khai Quang

Hệ thống thoát nước: Hệ thống thoát nước của thị xã Vĩnh Yên là hệ thống hỗn hợp. Tại thị xã cũ đã có hệ thống thoát nước chung, sẽ xây dựng hệ thống thoát nước chung một nửa (hệ thống cống bao). Tại các khu vực xây mới và mở rộng sẽ xây dựng hệ thống thoát nước bẩn riêng (nước mưa riêng). Toàn bộ nước bẩn của thị xã tập trung đưa về các trạm làm sạch để xử lý, sau đó mới xả ra môi trường.

- Quy hoạch xây dựng đợt đầu 2005 - 2010: Với mục tiêu để đáp ứng những yêu cầu của việc thành lập và phát triển thành phố Vĩnh Yên đáp ứng các tiêu chuẩn văn minh - hiện đại, trong 2 năm 2006 - 2007, tỉnh Vĩnh Phúc và thị xã Vĩnh Yên tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kiến thiết, chỉnh trang đô thị trong đó tập trung ưu tiên cho 53 dự án với tổng giá trị thực hiện là 301,5 tỷ đồng.

- Từ 2008 - 2010 sẽ tập trung vào các dự án trọng điểm như dự án các đường du lịch Đầm Vạc, đường khu đô thị Nam Đầm Vạc, tiếp tục xây dựng hạ tầng các khu dân cư, cụm KT - XH các xã, phường; xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải; xây dựng các thiết chế văn hóa; cải tạo và nâng cấp mạng lưới điện sinh hoạt và điện chiếu sáng tiết kiệm điện năng. Tổng số vốn thực hiện cho các dự án khoảng 200 tỷ đồng/năm.

- Xây dựng đô thị: Hồ sơ đề án đề cập xây dựng một cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật mang tính đồng bộ và chất lượng cao phù hợp với sức phát triển của thị xã.

Kiến trúc: Xây dựng khu du lịch Đầm Vạc, khu công nghiệp Khai Quang, các khu tái định cư (Nam Đầm Vạc, khu ở khu công nghiệp Khai Quang, khu ở Đông Bắc thị xã), xây dựng các khu trung tâm phường với tổng số vốn đầu tư là 930 tỷ đồng.

Giao thông: Nâng cấp cải tạo quốc lộ 2, đoạn qua thị xã; hoàn thiện tuyến đường vành đai phía Bắc. Xây dựng mới tuyến đường bao phía Bắc Đầm Vạc; hoàn thiện hệ thống đường khu công nghiệp và mạng lưới đường khu

vực phía Bắc tới giới hạn vành đai quan trọng, phía Nam và khu vực Đầm Vạc.

Cấp nước: Xây dựng nhà máy nước Sông Lô với công suất 20.000 m3/ngày đêm, xây dựng trạm bơm tầng áp Hợp Thịnh với công suất 20.000 m3/ngày đêm

Cấp điện: Xây dựng mới tuyến 22KV trong khu công nghiệp Khai Quang

và các khu vực khác của thị xã Vĩnh Yên.

Thoát nước: trong giai đoạn đầu sẽ xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng, nước thải từ các khu vệ sinh sẽ xử lý bằng bể tự hoại hợp quy cách sau đó đưa về các hồ sinh học để xử lý.

Bưu chính viễn thông: Phát triển và hiện đại hóa mạng lưới giao thông liên lạc, nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ phát thanh và truyền hình, phát triển các điểm kết hợp với hệ thống bưu cục khắp các phường, xã của thành phố, xây dựng hệ thống truyền hình cáp.

Vệ sinh môi trường: Xây dựng và hoàn thiện bãi xử lý rác thải Núi Bông và nhà máy chế biến rác Minh Quang.

Hồ sơ đề án còn chỉ rõ các giải pháp chủ yếu để thực hiện các phương hướng phát triển trên:

- Tiếp tục quy hoạch chi tiết các khu đô thị mới đồng thời với quy hoạch nâng cấp, cải tạo các khu đô thị hiện có, quy hoạch phát triển nông thôn. Quy hoạch các xã, phường, các cụm dân cư, các khu đô thị để tạo vốn từ quỹ đất để phát triển đô thị.

- Đẩy mạnh công tác đền bù giải phóng mặt bằng và đấu giá quyền sử dụng đất để tạo điều kiện cho việc đẩy nhanh tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp, xây dựng và phát triển hạ tầng du lịch dịch vụ để thu hút mạnh mẽ đầu tư, chú trọng phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tăng cường triển khai xây dựng các thiết chế văn hóa ở xã,

phường và khu dân cư cũng như công tác xây dựng làng, khu dân phố văn hóa.

- Đẩy mạnh tốc độ xây dựng các công trình và làm thủ tục bàn giao thanh quyết toán theo quy định đối với các công trình xây dựng xong, nhất là các công trình làm đường giao thông theo chương trình phát triển giao thông của thành phố, đồng thời chỉ đạo các xã, phường thực hiện tốt chương trình giao thông theo Nghị quyết của hội đồng nhân dân và kế hoạch của ủy ban nhân dân thành phố. Triển khai có hiệu quả kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất ở các khu dân cư để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng, chống lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về trật tự đô thị, thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kiểm tra, phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm Quy chế quản lý đô thị đã được ban hành.

Chính sách thúc đẩy phát triển hạ tầng một cách toàn diện, đặc biệt là hạ tầng giao thông và hệ thống xử lý rác thải là cơ sở tạo nên bố cục không gian hợp lý, thu hút nhanh vốn đầu tư trong và ngoài nước cho sự phát triển của kinh tế thị xã nói chung và kinh tế tư nhân nói riêng. Trên cơ sở đó, đảm bảo tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế tư nhân, góp phần thúc đẩy hạ tầng xã hội phát triển, giải quyết tốt các vấn đề xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân thị xã; tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững của đô thị Vĩnh Yên. Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã lần thứ XVIII nêu rõ:

Nâng cao chất lượng đô thị đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư, sản xuất kinh doanh, đồng thời đáp ứng được nhu cầu về cơ sở vật chất, tinh thần của mọi tầng lớp nhândân” [ 9, tr.32].

* Chính sách phát triển nguồn vốn

Để phát triển nguồn vốn phục vụ cho sự phát triển kinh tế nói chung và kinh tế tư nhân nói riêng, Đảng bộ Vĩnh Yên không chỉ đề ra phương hướng phát triển nguồn vốn mà còn đề ra cả các giải pháp cụ thể để phát triển nguồn vốn.

Về phương hướng phát triển, huy động tối đa, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, tăng tích lũy tạo vốn đầu tư phát triển, đáp ứng như cầu chi ngân sách. Tập trung phát triển và nuôi dưỡng nguồn thu tại địa phương. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư đầu tư sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Khai thác có hiệu quả nguồn vốn thu từ quỹ đất để tập trung đầu tư cho các công trình, dự án phát triển khu đô thị, khu dân cư và các cơ sở hạ tầng đô thị khác. Thu hút vốn ODA để đầu tư vào một số công trình dự án lớn. Thực hiện xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư để thu hút các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

Về giải pháp cụ thể:

Thứ nhất, thực hiện chi ngân sách thị xã theo kế hoạch dự toán được Hội đồng nhân dân phê duyệt trên cơ sở nguồn thu cho phép, đảm bảo tiết kiệm có hiệu quả và đúng chế độ chính sách quy định. Ưu tiên cho chi xây dựng cơ bản và chi cho đầu tư phát triển, đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ của địa phương, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.

Thứ hai, trên cơ sở chính sách, pháp luật của Nhà nước, chính sách ưu đãi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ thành phố vĩnh yên (tỉnh vĩnh phúc) với thành phần kinh tế tư nhân (2001 2010) (Trang 49 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)