Những tồn tại, yếu kém chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ thành phố vĩnh yên (tỉnh vĩnh phúc) với thành phần kinh tế tư nhân (2001 2010) (Trang 77 - 81)

7. Bố cục của đề tài

3.4 Những kết quả đạt đƣợc và những tồn tại, yếu kém của khu vực kinh

3.4.2 Những tồn tại, yếu kém chủ yếu

Thứ nhất, phần lớn các cơ sở kinh tế tư nhân đều có quy mô nhỏ, năng lực và sức cạnh tranh hạn chế, dễ bị tổn thương trong cơ chế thị trường. Trong giai đoạn 2001 - 2010, có tới 87,2% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 1 tỷ

đồng, trong đó có tới 29,4% có mức vốn dưới 100 triệu đồng. Thiếu vốn để sản xuất và mở rộng sản xuất là hiện tượng phổ biến đối với toàn bộ các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân hiện nay và được coi là một trong những cản trở lớn nhất đến sự phát triển sản xuất kinh doanh của các cơ sở kinh tế tư nhân trên địa bàn Vĩnh Yên. Hầu hết các doanh nghiệp khởi sự hoàn toàn bằng vốn tự có ít ỏi của mình. Ngân hàng luôn ở trong tình trạng thủ thế “chờ sản thế chấp” chứ không phải “tìm các phương án kinh doanh có hiệu quả để cho vay”.

Mặt khác, bản thân doanh nghiệp cũng có những hạn chế nhất định trong việc tiếp cận các nguồn vốn, tiếp cận thông tin. Thành lập doanh nghiệp chủ yếu dựa trên kinh nghiệm chứ chưa tính toán đầy đủ nhu cầu thị trường và khả năng tiêu thụ chắc chắn, nên hầu hết các chủ doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân, nhất là hộ cá thể và tiểu chủ hoạt động thiếu phương án cũng như kế hoạch kinh doanh, vì thế dễ đổ vỡ trước biến động của thị trường.

Hệ thống ngân hàng, kể cả hệ thống tài chính trung gian yếu kém cùng với những thủ tục thế chấp phức tạp và nạn quan liêu đã khiến cho hơn 20% các doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa không muốn vay ngân hàng. Không có được các điều kiện vay thuận lợi như các doanh nghiệp nhà nước nên chỉ có 18% các doanh nghiệp tư nhân vừa và lớn vay được vốn dài hạn, đối với doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa con số này chắc chắn sẽ còn thấp hơn.

Thứ hai, máy móc, thiết bị, công nghệ lạc hậu và nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế. Mặc dù nhận thức được nhu cầu cấp bách phải nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, song khả năng đổi mới thiết bị của các cơ sở sản xuất tư nhân hạn chế do thiếu vốn đầu tư vì vậy phần lớn đều đang sử dụng máy móc thiết bị lạc hậu, rất ít doanh nghiệp sử dụng máy móc, công nghệ mới cũng như thuê máy móc, thiết bị; có khoảng 18% số doanh nghiệp ở thị xã không thể tăng khả năng sản xuất với những thiết bị hiện có; khoảng 50% số doanh nghiệp ở thị xã đang sử dụng tới 90% công suất của máy móc. Đa số các cơ sở sản xuất tư nhân cũng như hộ cá thể, tiểu chủ đều

máy móc, công nghệ hiện đại chưa nhiều, chỉ có khoảng 24% doanh nghiệp tư nhân và 25% công ty trách nhiệm hữu hạn là đầu tư mua sắm thiết bị hiện đại; còn lại 37,2% số doanh nghiệp tư nhân và 20% số công ty trách nhiệm hữu hạn sử dụng công nghệ truyền thống; 34% số doanh nghiệp tư nhân và 57% số công ty trách nhiệm hữu hạn kết hợp cả công nghệ hiện đại và truyền thống. Các hộ cá thể, tiểu chủ sử dụng công nghệ thủ công và truyền thống là phổ biến, việc đổi mới trang thiết bị, công nghệ hiện đại còn rất hạn chế. Do đó đã hạn chế năng suất lao động, chất lượng sản phẩm của phần lớn các cơ sở sản xuất kinh doanh.

Lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhờ của kinh tế tư nhân chủ yếu là lao động phổ thông. Số liệu điều tra cho thấy: trong khu vực kinh tế tư nhân chỉ có 51,3% lao động có trình độ đại học, khoảng 48,4% số chủ doanh nghiệp không có bằng cấp chuyên môn. Trong số lao động có trình độ cao đẳng và đại học trở lên thì doanh nghiệp tư nhân chiếm 1,9%, công ty cổ phần là 1,3%, công ty trách nhiệm hữu hạn là 8,6%, trong các cơ sở kinh tế cá thể, tiểu chủ là 0,5%. Cùng với sự lạc hậu về công nghệ, kỹ thuật, sự yếu kém của đội ngũ lao động cũng là nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế này.

Thứ ba, thiếu mặt bằng sản xuất và mặt bằng sản xuất không ổn định là tình trạng phổ biến đã tác động bất lợi tới chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp. Quyền sử dụng đất không được chuyển nhượng công khai, giá đất thiếu ổn định dẫn đến tình trạng đất đai bị đầu cơ, sử dụng kém hiệu quả. Trong điều kiện môi trường như vậy, bất lợi hơn cả chính là các cơ sở kinh tế tư nhân mới thành lập rất khó có được mặt bằng đất đai ổn định. Thêm vào đó, sự phân biệt đối xử trong việc giao đất của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và cho thuê đất đối với các cơ sở kinh tế tư nhân cũng gây bất lợi và thiệt thòi cho khu vực kinh tế tư nhân. Mặt khác, những vấn đề về chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất lại chưa rõ ràng càng làm cho vấn đề mặt bằng sản xuất căng thẳng. Ngay cả khi doanh nghiệp đã bỏ ra rất nhiều chi phí để có mặt bằng sản xuất, nhưng sau đó họ lại rất khó khăn trong

việc dùng đất đai để làm tài sản thế chấp vay ngân hàng. Rất ít doanh nghiệp có được mặt bằng sản xuất ngay từ khi mới thành lập mà thường phải đi thuê hoặc tận dụng đất ở và điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất kinh doanh.

Thứ tư, thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm, đây là vấn đề cản trở lớn đến phát triển sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân. Hầu hết các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân mua nguyên liệu đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra trên thị trường địa phương và dựa vào mạng lưới quan hệ cá nhân (chỉ có khoảng 20% số doanh nghiệp nhỏ và vừa tiêu thụ sản phẩm tại nội thị và khoảng 33% sản phẩm của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân được bán cho khu vực nhà nước).

Thứ năm, khả năng cạnh tranh để tồn tại, đứng vững trong cơ chế thị trường của các cơ sở kinh té tư nhần còn hạn chế, một số tiêu cực nảy sinh đã làm cho tốc độ phát triển của cả khu vực kinh tế tư nhân đang chững lại và có biểu hiện suy giảm trong những năm gần đây.

Cụ thể là tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp tư nhân giảm từ mức cao 60% vào thời điểm năm 2004 xuống còn 41% năm 2005, năm 2006 còn 24%, năm 2007 còn 32%, đặc biệt năm 2008 chỉ còn 4%. Tốc độ tăng GDP của cả khối kinh tế tư nhân giảm từ 8,7% năm 2005 xuống 5,7% năm 2007 và 4,2% năm 2008.

Ngoài ra còn có hiện tượng rất đáng lưu ý là một số doanh nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân lớn chi nhỏ doanh nghiệp, không muốn đăng ký thành lập các doanh nghiệp lớn mà chỉ liên doanh liên kết cá doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tập thể để núp bóng trốn lậu thuế, kinh doanh trái phép, hoạt động kinh tế ngầm.

Hiện tại, do phần lớn các cơ sở kinh tế tư nhân có quy mô nhỏ, trang thiết bị giản đơn, phần nhiều là lao động thủ công nên khu vực kinh tế tư nhân có năng suất lao động thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ thành phố vĩnh yên (tỉnh vĩnh phúc) với thành phần kinh tế tư nhân (2001 2010) (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)