Những kết quả chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ thành phố vĩnh yên (tỉnh vĩnh phúc) với thành phần kinh tế tư nhân (2001 2010) (Trang 72 - 77)

7. Bố cục của đề tài

3.4 Những kết quả đạt đƣợc và những tồn tại, yếu kém của khu vực kinh

3.4.1 Những kết quả chủ yếu

Nhìn tổng thể, sự hồi sinh và phát triển của khu vực kinh tế tư nhân trong những năm 2001 - 2010 đã mang lại nhiều kết quả kinh tế - xã hội to lớn mà nổi bật là:

- Huy động ngày càng nhiều nguồn vốn trong xã hội nhằm đầu tư và phát triển kinh tế thị xã: Kinh tế cá thể, tiểu chủ tuy quy mô nhỏ nhưng với số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh lớn nên đã động viên được nhiều nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh từ 4.000 tỷ đồng năm 2002 đã tăng lên 6.500 tỷ đồng năm 2008, chiếm tới 8,5% tổng vốn đầu tư sản xuất kinh doanh của toàn thị xã.Các doanh nghiệp tư bản tư nhân đã huy động được lượng vốn vào kinh doanh là 10.665 tỷ đồng vào năm 2006 chiếm khoảng 5% tổng số vốn đầu tư phát triển của toàn thị xã và 6,9% vốn kinh doanh của các ngành.

- Giải quyết vấn đề việc làm: Các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân là lực lượng tham gia tích cực và có hiệu quả đối với vấn đề giải quyết việc làm. Tính đến năm 2006 đã giải quyết việc làm cho 73,97 nghìn lao động, chiếm gần 70% lực lượng lao động xã hội trong khu vực sản xuất phi nông nghiệp. Xét ở góc độ giải quyết việc làm, đây là khu vực có tỷ lệ thu hút lao động trên vốn đầu tư cao nhất trong nền kinh tế, cụ thể là kinh tế cá thể, tiểu chủ đã thu hút 165 lao động/ 1 tỷ đồng vốn và doanh nghiệp tư bản tư nhân thu hút 20 lao động/1 tỷ đồng vốn. Trong khi các doanh nghiệp nhà nước chỉ thu hút được 11,5 lao động/ 1 tỷ đồng vốn và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thu hút được 1,7 lao động/ 1 tỷ đồng vốn.

Riêng các doanh nghiệp tư bản tư nhân trong những năm 2001 - 2006, tuy số vốn huy động chưa lớn nhưng bình quân mỗi năm giải quyết thêm khoảng gần 40,93 nghìn việc làm. Riêng khu vực hộ gia đình nông dân, năm 2005 đã thu hút được hơn 30 nghìn lao động, chiếm gần một nửa lao động toàn thị xã. Nếu gộp với 1,3% số lao động khu vực kinh doanh tư bản tư nhân thì tổng số lao động thuộc khu vực tư nhân chiếm tới 90,1% tổng số lao động toàn thị xã. Đây thực sự là khu vực kinh tế có vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm cho lao động thị xã cả hiện tại và trong tương lai.

- Đóng góp quan trọng trong GDP và thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế thị xã: Bên cạnh mục tiêu cơ bản là huy động tiềm năng về vốn và giải quyết vấn đề việc làm cho lao động, khu vực kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân còn đóng góp đáng kể vào tổng sản phẩm xã hội của Vĩnh Yên. Năm 2005, khu vực tư nhân đóng góp 43,5% GDP, trong đó hộ gia đình và nông dân chiếm tỷ trọng 35,95% GDP, khối tư bản tư nhân chiếm 7,5% GDP. Mặc dù các năm 2006, 2007 có sự giảm gút nhưng năm 2008 khu vực này vẫn chiếm tỷ trọng 41,1% GDP, trong đó: hộ gia đình và nông dân chiếm 33,6% GDP, khu vực tư bản tư nhân chiếm 7,47% GDP. Nếu cộng với 9,1% GDP của khối đầu tư nước ngoài thì năm 2008, khu vực ngoài quốc doanh chiếm hơn 50% GDP thị xã.

Nhờ vậy, khu vực kinh tế tư nhân đã góp phần quan trọng cùng với khu vực kinh tế nhà nước và đầu tư nước ngoài thúc đẩy nền kinh tế thị xã đạt tốc độ tăng trưởng cao trên 8%/ năm, liên tục trong giai đoạn 2002 - 2007 và đỉnh cao đạt 9,5% vào năm 2005.

Không chỉ đóng góp lớn vào tổng sản phẩm quốc nội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, khu vực kinh tế tư nhân còn góp phần quan trọng vào tăng nguồn thu cho ngân sách thị xã, góp phần giải quyết nhiều vấn đề KT - XH đặt ra. Nếu năm 2001, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (không kể kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) nộp ngân sách (qua thu thuế) là 54.678,4 triệu đồng, chiếm 2,3% GDP thì đến năm 2008 đã tăng lên 75.766,2 triệu đồng, chiếm 3,5% GDP; tính ra bình quân hàng năm khu vực ngoài quốc doanh đóng góp vào nguồn thu cho ngân sách trên dưới 3% GDP của thị xã, cao gấp trên 3 lần đóng góp của khu vực liên doanh với nước ngoài (0,9% GDP/ năm) và gần ½ đóng góp của các doanh nghiệp nhà nước vào nguồn thu ngân sách hàng năm (khoảng 7% GDP / năm). Điều đó cho thấy đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào nguồn thu ngân sách lớn, tăng tiềm lực cho nền kinh tế thị xã.

- Thúc đẩy việc hình thành các chủ thể kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý theo hướng thị trường, tạo sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị xã: Trước đây

hầu hết các lĩnh vực kinh tế, các ngành sản xuất kinh doanh ... đều do kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể đảm nhận.

Trong những năm 2001 - 2010, trừ một số lĩnh vực, ngành nghề mà nhà nước nắm độc quyền, kinh tế tư nhân không được kinh doanh, còn lại hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác, khu vực kinh tế tư nhân đều tham gia. Trong đó, nhiều lĩnh vực, ngành nghề, khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng áp đảo như sản xuất lương thực, thực phẩm, nuôi trồng thủy hải sản, lâm nghiệp, hàng hóa bán lẻ ... Thực tế đó đặt ra vấn đề cần xem xét vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong cách ngành nghề, lĩnh vực nào là thích hợp khi mà khu vực kinh tế tư nhân đã tham gia và chiếm tỷ trọng lớn trong không ít ngành nghề.

Chính sự phát triển phong phú, đa dạng các cơ sở sản xuất, các ngành nghề, các loại sản phẩm dịch vụ, các hình thức kinh doanh ... của khu vực kinh tế tư nhân đã tác động mạnh đến các doanh nghiệp nhà nước, buộc khu vực kinh tế nhà nước phải cải tổ, sắp xếp lại, đầu tư đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức kinh doanh ... để tồn tại và đứng vững trong cơ chế thị trường.

Qua đó, khu vực kinh tế tư nhân đã thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các khu vực kinh tế, làm cho nền kinh tế thị xã trở nên năng động; đồng thời cũng tạo nên sức ép lớn buộc cơ chế quản lý hành chính của nhà nước phải đổi mới, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế thị trường nói chung.

Sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân đã góp phần quan trọng hình thành và xác lập vai trò, vị trí của các chủ thể sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của cơ chế thị trường, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, thúc đẩy cải cách doanh nghiệp nhà nước, cải cách cơ chế quản lý theo hướng thị trường, mở của hợp tác với bên ngoài.

- Hình thành và phát triển các chủ doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, góp phần xây dựng đội ngũ các nhà doanh nghiệp của Vĩnh Yên, làm đầu tàu thúc đẩy nền kinh tế thị xã bước vào giai đoạn CNH - HĐH.

Nhờ đổi mới và phát triển khu vực kinh tế tư nhân đã từng bước hình thành được đội ngũ các nhà doanh nghiệp hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực, các ngành nghề của nền kinh tế thị xã với số lượng ngày càng lớn: khoảng trên 4.000 chủ doanh nghiệp và trên 20.000 chủ trang trại. Đây thực sự là một thành quả có ý nghĩa lớn trong việc xây dựng đội ngũ các nhà doanh nghiệp và phát huy nguồn lực con người trong thời kì mở của của khu vực kinh tế tư nhân.

Mặc dù hình thành một cách tự phát nhưng nhờ được đào luyện trong cơ chế thị trường, đội ngũ các nhà doanh nghiệp tư nhân đã tỏ rõ bản lĩnh, tài năng, thích ứng khá kịp thời với sự chuyển đổi của nền kinh tế. Họ đã vươn lên, tham gia vào hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh mà luật pháp không cấm. Nhìn chung, để đội ngũ các doanh nghiệp thực sự trở thành đầu tàu thúc đẩy sự phát triển của kinh tế thị xã, cần có hệ thống luật pháp đồng bộ, chặt chẽ và rõ ràng đối với khu vực kinh tế tư nhân.

- Góp phần xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, thực hiện công bằng xã hội

Chính nhờ phát triển kinh tế tư nhân với nhiều loại hình kinh tế khác nhau đã góp phần làm cho quan hệ sản xuất chuyển biến phù hợp với lực lượng sản xuất trong giai đoạn kinh tế thị xã đang chuyển đổi.

Trước hết là sự chuyển biến quan trọng trong quan hệ sở hữu. Nếu như trước đây quan hệ sở hữu ở Vĩnh Yên chỉ bao gồm sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể thì giờ đây, quan hệ sở hữu đã được mở rộng hơn, còn có sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và sở hữu hỗn hợp.

Sự chuyển biến trong quan hệ sở hữu nói trên kéo theo sự chuyển biến trong quan hệ quản lý: hình thành tầng lớp chủ doanh nghiệp tư bản tư nhân bên cạnh đội ngũ giám đốc các doanh nghiệp nhà nước; hình thành đội ngũ những người lao động làm thuê bên cạnh những người làm công ăn lương trong các doanh nghiệp nhà nước ...; xuất hiện quan hệ chủ thợ, quan hệ thuê mướn lao động phổ thông qua hợp đồng kinh tế, thị trường lao động bước đầu

hình thành và ngày càng mở rộng, tạo cơ hội tìm kiếm việc làm cho mọi người thay cho việc phân bổ lao động vào các doanh nghiệp theo chỉ tiêu.

Quan hệ phân phối giờ đây càng trở nên linh hoạt, đa dạng: ngoài phân phối chủ yếu dựa trên lao động, còn sử dụng các hình thức phân phối theo vốn góp, theo tài sản, theo cổ phần và các hình thức khác ..Chính sự chuyển biến của các quan hệ sở hữu, quản lý và phân phối nói trên đã làm cho quan hệ sản xuất trở nên mềm dẻo, đa dạng, linh hoạt, dễ được chấp nhận và phù hợp với thực trạng nền kinh tế thị xã và tâm lý xã hội ở Vĩnh Yên.

Những chuyển biến của quan hệ sản xuất nói trên đã khơi dậy và phát huy được mọi tiềm năng về vốn, tư liệu sản xuất, tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là nguồn lao động dồi dào và tiềm lực của khu vực kinh tế tư nhân vào công cuộc phát triển kinh tế thị xã. Nhờ vậy đã góp phần quan trọng xóa đói giảm nghèo (từ 16,5% hộ nghèo đói năm 2005 giảm xuống còn 1% năm 2010), cải thiện đời sống dân cư (mức tiêu dùng của dân cư nông thôn tăng 5,4% hàng năm và của dân cư thành thị tăng 9,6%).

Bên cạnh mặt tích cực kể trên, sự chuyển biến của quan hệ sản xuất trong thời gian qua ít nhiều cũng bộc lộ tính tự phát và những mặt tiêu cực chưa phù hợp với định hướng XHCN. Sự phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội, chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thông ngày càng tăng; quan hệ sở hữu, quản lý, phân phối chưa được tuân thủ đúng những quy định của pháp luật ... làm cho quyền lợi của người lao động bị vi phạm ... Mặc dù vậy, sự chuyển biến của quan hệ sản xuất cho phép lôi cuốn nhiều thành phần tham gia vào xây dựng và phát triển kinh tế. Thông qua đó, quần chúng nhân dân thực hiện được quyền tham gia phát triển kinh tế và hưởng thụ thành quả tăng trưởng và nhờ vậy công bằng xã hội từng bước được thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ thành phố vĩnh yên (tỉnh vĩnh phúc) với thành phần kinh tế tư nhân (2001 2010) (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)