TÁC ĐỘNG CỦA SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI ĐẾN BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIA ĐÌNH VÀ THỰC TRẠNG BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bình đẳng giới trong gia đình ở việt nam (Trang 42)

TRONG GIA ĐÌNH VÀ THỰC TRẠNG BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG

TRONG GIA ĐÌNH VÀ THỰC TRẠNG BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG

Sau ngày miền Nam giải phóng, tổ quốc thống nhất, cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội, trong bộn bề công việc, vừa khắc phục hậu quả chiến tranh, vừa cải tạo xây dựng cuộc sống mới, Đảng và Nhà nước ta đã dành sự quan tâm thích đáng đối với cơng tác bảo vệ bà mẹ và trẻ em, thực hiện nam – nữ bình quyền, phát huy lực lượng và khả năng của phụ nữ trong hoạt động xã hội, trong quản lý kinh tế, văn hóa, quản lý nhà nước, xây dựng người phụ nữ mới xã hội chủ nghĩa, góp phần xây dựng gia đình văn hóa mới.

Cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp đã phát huy tác dụng trong chiến tranh, thì trong hịa bình xây dựng lại tỏ ra kém hiệu quả, thậm chí trở nên bảo thủ, trì trệ. Do duy trì quá lâu cơ chế quản lý kinh tế – xã hội đã lỗi thời, nên dẫn đến khủng hoảng kinh tế – xã hội, một trong những hậu quả của nó là tác động xấu đến gia đình, làm cho gia đình biến đổi khơng thuận lợi.

Việt Nam là nước có nền kinh tế kém phát triển, với gần 70,4% [13] dân cư sống bằng nghề nông, lại chịu hậu quả của cuộc chiến tranh kéo dài. Vì vậy, cách nghĩ, cách làm của mọi người còn mang nặng kinh nghiệm chủ nghĩa. Song, dưới ánh sáng của đường lối đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở khẳng định nền sản xuất hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, vai trò kinh tế hộ gia đình, vai trị người phụ nữ trong gia đình có nhiều thay đổi tích cực.

Chính sách kinh tế thị trường, mở cửa liên doanh, liên kết với nước ngoài tạo ra khả năng cho kinh tế tăng trưởng và đời sống nhân dân được ổn định, thì vai trị của phụ nữ trong gia đình cũng được phát huy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bình đẳng giới trong gia đình ở việt nam (Trang 42)