Vị trí của gia đình trong xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bình đẳng giới trong gia đình ở việt nam (Trang 30 - 32)

Có thể ví xã hội là một cơ thể sống hoàn chỉnh và không ngừng biến đổi được “sắp xếp, tổ chức” theo nhiều mối quan hệ, trong đó gia đình được xem là một tế bào, một thiết chế cơ sở đầu tiên. Mỗi một chế độ xã hội được hình thành, vận động và biến đổi trên cơ sở một phương thức sản xuất xác định và có vai trị quy định đối với gia đình. Nhưng xã hội ấy lại tồn tại thơng qua các hình thức kết cấu và quy mơ gia đình. Mỗi gia đình hạnh phúc, hịa thuận thì cả cộng đồng và xã hội tồn tại và vận động một cách êm thấm. Nói về vị trí của gia đình, chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: rất quan tâm đến gia đình là đúng, vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tố thì gia đình càng tốt.

Thứ hai, Gia đình là một thiết chế cơ sở, đặc thù của xã hội, là cầu nối giữa cá nhân với xã hội

Trong hệ thống cơ cấu tổ chức của xã hội, gia đình được coi là thiết chế cơ sở, đầu tiên, nhỏ nhất. Sự vận động biến đổi của thiết chế tuân theo những quy luật chung của cả hệ thống. Nhưng thiết chế ấy vận động biến đổi còn trên cơ sở kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống của mỗi nền văn hóa, mỗi vùng và địa phương khác nhau và còn được bộc lộ, thể hiện ở mỗi thành viên và thế hệ thành viên trong sự “giao thoa” của mỗi cá nhân và mỗi gia đình. Thơng qua các hoạt động, tổ chức đời sống trong gia đình và của gia đình, mỗi cá nhân, mỗi gia đình tiếp nhận, chịu sự tác động và “phản ứng” lại đối với những tác động của xã hội, thông qua các tổ chức, các thiết chế, chính sách... của xã hội. Sự đồng thuận hay khơng đồng thuận của những tác động từ xã hội, nhà nước với những hình thức tổ chức, sinh hoạt trong thiết chế gia đình sẽ tạo ra kết quả tốt hay xấu của mỗi chế độ xã hội, mỗi thời đại.

Gia đình là cầu nối giữa mọi thành viên trong gia đình và xã hội. Nhiều thơng tin về xã hội tác động đến con người thơng qua gia đình. Xã hội (nhà nước, cơ quan, bạn bè...) nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn về một người khi nhận rõ hồn cảnh gia đình của người ấy. Nhiều nội dung quản lý xã hội

không chỉ thông qua hoạt động của các thiết chế xã hội, mà cịn thơng qua hoạt động của gia đình để tác động đến con người; nghĩa vụ và quyền lợi xã hội của mỗi người được thực hiện với sự hợp tác chung của các thành viên gia đình. Qua đó, ý thức cơng dân của cá nhân được nâng cao và sự gắn bó giữa gia đình và xã hội có nội dung xác thực.

Thứ ba, Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên, mỗi công dân của xã hội

Từ thuở lọt lòng cho đến suốt cuộc đời, mỗi thành viên được ni dưỡng, chăm sóc để trở thành công dân của xã hội, lao động cống hiến và hưởng thụ, đóng góp cho xã hội trước hết và chủ yếu là thông qua gia đình và với gia đình. Sự yên ổn, hạnh phúc mỗi gia đình là tiền đề, điều kiện quan trọng cho sự hình thành, phát triển nhân cách, bảo đảm đạt hiệu quả cho các hoạt động lao động của xã hội. Rõ ràng là, muốn xây dựng xã hội phải chú ý xây dựng gia đình. Xây dựng gia đình là trách nhiệm, là một bộ phận cấu thành trong chỉnh thể các mục tiêu phấn đấu của xã hội, vì sự ổn định và phát triển của chính xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bình đẳng giới trong gia đình ở việt nam (Trang 30 - 32)