Gia đình 1 Khái niệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bình đẳng giới trong gia đình ở việt nam (Trang 29 - 30)

1.2.1.1. Khái niệm

Gia đình là một khái niệm rộng, không ngừng biến đổi dưới sự tác động của các yếu tố kinh tế – xã hội. Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, C.Mác và Ph.Ăngghen nêu khái niệm gia đình: “ Hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sơi nảy nở - đó là quan hệ giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái, đó là gia đình”. [70, tr. 188]. Từ điển Chủ nghĩa cộng sản khoa học nêu: “Gia đình là một hình thức cộng đồng những người gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và quan hệ máu mủ”. [84, tr. 148]. Năm 1992, trong một số văn bản khi bàn về khái niệm gia đình, Liên Hợp quốc nhấn mạnh: gia đình là một thể chế có tính chất tồn cầu. Thể chế đó có những hình thức khác nhau và thực hiện những chức năng cũng khác nhau khi xã hội loài người chuyển từ nền văn minh này sang nền văn minh khác. Vì vậy, sẽ có nhiều quan điểm khác nhau về gia đình và dĩ nhiên sẽ khơng có một định nghĩa chung để áp dụng cho toàn cầu.

Ở nước ta, trong nhiều năm qua các nhà nghiên cứu cũng đưa ra những quan điểm khác nhau xung quanh vấn đề này.

Khi bàn về khái niệm gia đình ở góc độ tâm lý học, tác giả Ngơ Cơng Hồn trong cuốn “Tâm lý học gia đình” cho rằng, “Gia đình là một nhóm xã hội nhỏ, có quan hệ hơn nhân hoặc huyết thống, tâm sinh lý, có chung giá trị vật chất và tinh thần ổn định trong các thời điểm lịch sử nhất định”. [40, tr. 9]

Bàn về khái niệm gia đình dưới góc độ luật học, nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Tuấn cho rằng, “Gia đình là một tập hợp dựa trên các quan hệ hôn nhân về huyết thống và về ni dưỡng đã gắn bó những người có quan hệ với nhau bởi các quyền và nghĩa vụ về tài sản và nhân thân, bởi cộng đồng về

đạo đức và vật chất, để tương trợ nhau cùng làm kinh tế chung và nuôi dạy con cái”. [83, tr. 15-16]

Giáo sư Lê Thi, trong “Vai trị của gia đình trong việc xây dựng nhân cách con người” thì cho rằng: Khái niệm gia đình được dùng để chỉ một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở quan hệ hơn nhân và quan hệ huyết thống này sinh từ quan hệ hơn nhân đó và cùng chung sống (cha mẹ, con cái, ông bà, họ hàng nội ngoại); đồng thời gia đình cũng có thể bao gồm một số người được gia đình ni dưỡng; tuy nhiên, khơng có quan hệ huyết thống. Các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi (kinh tế, văn hóa, tình cảm) giữa họ có những điều ràng buộc có tính chất pháp lý, được nhà nước thừa nhận và bảo vệ. Đồng thời trong gia đình có quy định rõ ràng về quyền được phép và những cấm đốn trong quan hệ tình dục giữa các thành viên. [78, tr. 20]. Có thể nói khái niệm trên đây về gia đình của giáo sư Lê Thi đã phản ánh được những thuộc tính cơ bản vốn có của gia đình.

Gia đình là tế bào cơ bản của xã hội, trong đó các thành viên cùng cư trú, có mối quan hệ hơn nhân hoặc huyết thống, tùy thuộc vào từng giai đoạn lịch sử cụ thể, gia đình có chung những giá trị vật chất và tinh thần, đảm nhận chức năng sinh đẻ, nuôi dưỡng, giáo dục con người, phù hợp với mỗi giai đoạn lịch sử ở mỗi nước.

Dù cho các nhận thức và lý giải chung về khái niệm gia đình khác nhau thì theo cách chung nhất, phần lớn mọi người vẫn có thể hiểu một cách thơng thường rằng: Gia đình là một thiết chế xã hội liên kết con ngƣời lại với nhau

nhằm thực hiện việc duy trì nịi giống và chăm sóc con cái. Các mối quan hệ

gia đình cịn được gọi là mối quan hệ họ hàng. Đó là những sự liên kết ít nhất cũng là của hai ngƣời dựa trên cơ sở huyết thống, hôn nhân và việc nhận con nuôi. Những người này cũng phải sống cùng với nhau.[47, tr. 54]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bình đẳng giới trong gia đình ở việt nam (Trang 29 - 30)