Các yếu tố khó khăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của các câu lạc bộ trẻ em về quyền trẻ em ở tỉnh lào cai hiện nay (nghiên cứu tại thành phố lào cai và huyện bát xát, tỉnh lào cai) (Trang 72 - 78)

7 .Câu hỏi Nghiên cứu

10. Khung phân tích

2.2. Những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động của các CLBTE về Quyền trẻ em

2.2.2. Các yếu tố khó khăn

Bên cạnh những yếu tố thuận lợi, các hoạt động của các câu lạc bộ trẻ em gặp những khó khăn nhất định. Cả những khó khăn khách quan và những khó khăn chủ quan.

Những khó khăn khách quan

Qua khảo sát nhóm trẻ cho thấy những khó khăn chủ yếu mà các em gặp phải trong quá trình sinh hoạt tại các câu lạc bộ là thiếu phương tiện cơ sở vật chất và thiếu tài liệu tuyên truyền. Khi phỏng vấn sâu trẻ em, một ở trường THCS Quang Kim, xã Quang Kim, huyện Bát Xát và một ở Trường THCS Đồng Tuyển, TP. Lào Cai thì được em trả lời rằng:

Chưa có cơ sở vật chất đầy đủ: phát thanh chưa có loa to,loa tốt, nhiều hơm đang phát thanh thì bị trục trặc và phải chuyển sang buổi khác để sửa chữa Một số bạn chưa tham gia nhiệt tình, ý thức kém

(Nữ, 13 tuổi, Trường THCS Quang Kim, Bát Xát)

Kinh tế, vật chất thiếu: muốn cắm trại nhưng khơng có kinh phí, khơng có tài liệu để tuyên truyền

Chưa có nhiều kỹ năng nên khi tổ chức vui chơi, sinh hoạt ngoại khóa cịn loay hoay khơng biết tổ chức gì và tổ chức như thế nào.

(Nữ, 14 tuổi, Trường THCS Đồng Tuyển, TP. Lào Cai)

Các em tham gia câu lạc bộ, nhưng giờ học trên lớp và bài tập cũng nhiều nên thời gian tham gia sinh hoạt một cách đầy đủ bị hạn chế. Thực tế các em đều phải học cả ngày, đối với các em học sinh cuối cấp thì khối lượng bài vở nhiều hơn, nhiều em nhà cách xa trường học, có những em một buổi đi học, một buổi giúp cha mẹ làm việc nhà: nấu cơm, dọn dẹp, trông em, cắt rau cho lợn......nên việc tham gia cũng không thường xuyên.

Những khó khăn từ ý kiến cha mẹ, thầy cơ cũng như ý kiến của các em là do thiếu đội ngũ thanh thiếu niên nòng cốt để thực hiện hoạt động, bên cạnh đó là sự tham gia khơng đều của trẻ em và thiếu nguồn kinh phí để hoạt động nên số lượng trẻ em tham gia chưa nhiều. Thực tế từ những quan sát ở địa bàn tác giả cũng nhận thấy rằng, các câu lạc bộ hoạt động không phải do tự phát nhưng lại thiếu một sự xây dựng có kế hoạch, đặc biệt là trong việc có cán bộ nịng cốt đào tạo hướng dẫn. Các em có bầu lên chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, thư ký câu lạc bộ, tuy nhiên phần lớn là dựa trên tiêu chí qua kết quả học tập, các chủ nhiệm câu lạc bộ chủ yếu đồng thời là cán bộ lớp, được thầy cô tin tưởng giao cho trách nhiệm. Các em cũng cùng lứa tuổi với các bạn

khác trong câu lạc bộ, chưa được tham gia nhiều lớp tập huấn, hội thảo dành riêng cho ban chủ nhiệm nên các cua lạc bộ chưa thực sự có một đội ngũ nịng cốt có năng lực, được đào tạo. Vì vậy các hoạt động nhiều khi mang tính chất tự phát, lẻ tẻ, thiếu tính bài bản, kế hoạch.

Bên cạnh đó một số BGH các trường chưa thực sự quan tâm đến việc thành lập và duy trì hoạt động của câu lạc bộ.

Điều kiện cơ sở vật chất cho các hoạt động còn thiếu thốn, các em chưa được sự quan tâm đầy đủ của các bậc cha mẹ. Hầu hết nơi các em sinh hoạt là tại trường, một số câu lạc bộ được thành lập dưới sự quản lý của thơn thì sinh hoạt tại ủy ban xã. Tuy nhiên cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, chỉ là những bộ bàn ghế bằng gỗ đã cũ kĩ, thiếu vài bộ phận, bóng điện thì hư hỏng khơng đủ ánh sáng nếu trời tối, nền bằng xi măng đã cũ. Các vật dụng cho sinh hoạt như loa phát thanh, micro, vật dụng tổ chức trò chơi hầu như khơng có. Các bậc cha mẹ tuy khơng phản đối các em tham gia câu lạc bộ, đồng tình với các buổi sinh hoạt ngoại khóa của các em, xong chỉ dừng ở mức độ khơng phản đối, cịn việc quan tâm đến nội dung buổi sinh hoạt, hay những đóng góp đề xuất, chia sẻ kinh nghiệm sống hầu như các bậc cha mẹ chưa để ý quan tâm.

Các thầy cô giáo cũng như cán bộ địa phương có tham mưu cho các hoạt động của các em, song mới chỉ dừng ở những mức đơn giản chưa có sự đào tạo, tập huấn của các cơ quan chức năng liên quan. Hơn nữa do công tác chuyên môn chiếm nhiều thời gian nên khâu động viên các em cịn bỏ sót.Dù các thầy cơ giáo cùng cán bộ địa phương hết sức tạo điều kiện cho hoạt động của các câu lạc bộ tuy nhiên mới duy trì ở mức độ chậm phát triển.

Các hoạt động như Diễn đàn trẻ em chỉ được tổ chức chủ yếu ở cấp tỉnh cịn cấp huyện khơng tổ chức mà chỉ lựa chọn trẻ em tham gia. Ở một số xã

vùng sâu vùng xa việc tham gia các câu lạc bộ trẻ em còn hạn chế do nhận thức của cán bộ địa phương, cha mẹ và bản than các em.

Việc đầu tư xây dựng khu vui chơi giải trí cho trẻ em cịn rất hạn chế, một số nơi đã được đầu tư xây dựng, nhưng việc quản lý và sử dụng cịn nhiều khó khăn, lúng túng vì thiếu kinh phí quản lý. Nhiều nơi chưa có khu vui chơi, giải trí để tổ chức các hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí cho trẻ em.

Câu lạc bộ trẻ em về quyền của trẻ em chưa được triển khai rộng khắp ở các huyện vì khơng có kinh phí do dó chưa thu hút được các em tham gia.

Kinh phí hỗ trợ cho các CLB q ít, do đó các CLB được các dự án, Chương trình tài trợ, sau khi kết thúc dự án, chương trình thì khơng hoạt động tiếp vì thiếu kinh phí.

Sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương đơi lúc cịn chưa đồng bộ, chưa phát huy hết trách nhiệm cộng đồng hoặc chưa lồng ghép cơng tác Bảo vệ chăm sóc trẻ em vào các chương trình xã hội khác nhằm thúc đẩy tác động lẫn nhau để đạt kết quả cao.

Thiếu địa điểm vui chơi giải trí an tồn, lành mạnh cho trẻ em kể cả vùng nơng thơn và thành thị.

- Những khó khăn chủ quan

Nhóm trẻ em

Các yếu tố khó khăn thuộc về kĩ năng: Hầu hết các em tham gia câu lạc bộ là lứa tuổi học sinh THCS, các em làm ban chủ nhiệm cũng là do lớp bầu ra dưới sự hướng dẫn, chỉ định của cô giáo chủ nhiệm, các em còn non nớt và thiều nhiều kỹ năng trong việc làm sao cho hoạt động có hiệu quả. Một vài kĩ

năng như: kĩ năng tổ chức, kĩ năng học hỏi, chia sẻ hầu như chưa được học qua.

Bên cạnh đó yếu tố tâm lý cũng rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự tham gia của các em vào câu lạc bộ. Nhiều em có tâm lý thiếu tự tin, ngại giao tiếp, nên không tham gia cùng các bạn vào câu lạc bộ, hoặc nếu có tham gia thì ở mức độ rất rụt rè, khi làm thảo luận nhóm với các em, tác giả nhận thấy rằng có em rất xấu hổ, chỉ ngồi mà khơng đưa ra ý kiến, khi được hỏi đến thì thể hiện sự lung túng, bối rối, đỏ mặt. Vì vậy vấn đề giải quyết tâm lý sao cho các em hăng hái tham gia là vẫn đề các thầy cô giáo, cán bộ địa phương và các cơ quan chức năng cần thực hiện để tạo nên sự thoải mái trong tâm lý cho các em.

Nhóm cha mẹ, cán bộ/giáo viên

Từ phía gia đình các em, thì chúng tơi tìm hiểu được một số khó khăn, ảnh hưởng đến việc tham gia các câu lạc bộ như sau:

Về yếu tố kinh tế: Cha mẹ các em phần lớn là người dân nông thôn, công việc đồng áng là chủ yếu. Với việc nơng thì như đặc điểm chung của nông dân Việt Nam là kinh tế khá khó khăn, nên việc ủng hộ các em tham gia cũng gặp những khó khăn nhất định. Cha mẹ các em có thể cho con mình tham gia, nhưng khi các em cần được hỗ trợ về kinh phí thì lại gặp những khó khăn vì tài chính trong gia đình có hạn.

Về nhận thức của cha mẹ: Mặc dù cơng tác xóa mù chữ được thực hiện trong nhiều năm qua, nhưng tại địa bàn nghiên cứu vẫn cịn có những tường hợp cham mẹ không biết chữ, dù khảo sát là sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến, nhưng có những bậc phụ huynh không biết chữ tham gia trưng cầu, cán bộ khảo sát phải hỗ trợ cho các bác. Bên cạnh trình độ học vấn thì nghe nghiệp cũng có tác động đến nhận thức của cha mẹ, cha mẹ các em quanh năm gắn với nghề nơng, ít khi được ra ngồi mở rộng them kiến thức, truyền thơng thì

khơng phải nhà nào cũng có tivi, vì vậy nhận thức của cha mẹ cịn nhiều hạn chế, cũng có những phụ huynh cho rằng, việc tham gia các câu lạc bộ là mất thời gian, các em nên ở nhà giúp phụ huynh việc nhà. Do nhận thức của các bậc phụ huynh còn nhiều hạn chế nên việc tham gia hoạt động của các em gặp những khó khăn riêng.

CHƢƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CÂU LẠC BỘ TRẺ EM VỀ QUYỀN TRẺ EM TỚI TRẺ EM VÀ CÁC ĐỐI TƢỢNG CÓ LIÊN QUAN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của các câu lạc bộ trẻ em về quyền trẻ em ở tỉnh lào cai hiện nay (nghiên cứu tại thành phố lào cai và huyện bát xát, tỉnh lào cai) (Trang 72 - 78)