Các yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm giao tiếp của người cao tuổi tại trung tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm giao tiếp của người cao tuổi tại trung tâm dưỡng lão ở thành phố hà nội (Trang 45 - 48)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Lý luận về đặc điểm giao tiếp của người cao tuổi tại trung tâm dưỡng lão

1.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm giao tiếp của người cao tuổi tại trung tâm

tâm dưỡng lão ở Hà Nội

Nghiên cứu của các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng giao tiếp của con người chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau: cả những yếu tố xã hội bên ngồi mang tính khách quan và cả những yếu tố cá nhân bên trong mang tính chủ quan.

1.2.6.1. Yếu tố chủ quan

Có nhiều yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến đặc điểm giao tiếp của NCT tại TTDL ở Hà Nội. Qua khảo sát tìm hiểu thực tiễn của các TTDL, qua nghiên cứu tư liệu trong khuôn khổ của đề tài luận văn, chúng tơi tìm hiểu ảnh hưởng của một số yếu tố chủ quan đến giao tiếp của NCT tại TTDL như: tính cách cá nhân, sức khoẻ, ý chí của NCT. Trong luận văn này chỉ tập trung vào yếu tố chủ quan là tính cách cá nhân để nghiên cứu sự ảnh hưởng tới giao tiếp của NCT tại TTDL.

Tính cách cá nhân của NCT tại TTDL bao gồm: tính hướng nội và tính hướng ngoại.

Nghiên cứu của Weiss (2005) cho thấy, cuộc sống và hành động của con người bị ảnh hưởng bởi quan điểm, tinh thần, thái độ và tính cách cá nhân. Tính cách thường bao gồm những triết lý cá nhân về cuộc sống và cách mà họ giải thích các sự kiện và hồn cảnh (ví dụ như với cái nhìn tiêu cực hay tích cực). Trong những ảnh hưởng tích cực đối với chất lượng cuộc sống của tính cách được đề cập đến có: thái độ tích cực hơn là cảm thấy hối tiếc cho bản thân mình về cuộc sống, thường là một sự hài lịng hoặc tính tình điềm đạm, hướng tới cuộc sống lạc quan [dẫn theo 4].

Với tính cách của mỗi cá nhân, con người thể hiện thái độ với thế giới xung quanh, với mọi người và với chính bản thân mình. Tính cách ảnh hưởng rất lớn đến hành vi giao tiếp. Những phẩm chất của tính cách giúp con người dễ dàng giao tiếp và giao tiếp có hiệu quả như: bình tĩnh, cởi mở, hiền, lịch sự, thẳng thắn. Trái lại, những nét tính cách xấu thường cản trở giao tiếp có hiệu quả như: cộc cằn, hung hãn, thơ lỗ…

Như vậy với tính cách hướng ngoại, cởi mở thì con người đạt giao tiếp hiệu quả hơn.

1.2.6.2. Yếu tố khách quan

Các yếu tố khách quan được hiểu là những yếu tố nằm ngồi cá nhân khơng phụ thuộc vào cá nhân đó. Có rất nhiều yếu tố xã hội tác động đến đặc điểm giao tiếp của NCT như: nền văn hố xã hội, mơi trường sống, các cơ chế chính sách xã hội đối với NCT, hồn cảnh gia đình, các mối quan hệ xung quanh NCT…

Luận văn nghiên cứu về đặc điểm giao tiếp của NCT tại TTDL ở Hà Nội nên các yếu tố khách quan mà chúng tơi chú trọng đó là hồn cảnh gia đình và các mối quan hệ xung quanh NCT tại TTDL ở Hà Nội (mối quan hệ với cán bộ, nhân viên chăm sóc của TTDL, mối quan hệ với người thân, gia đình).

Tiểu kết chƣơng 1

Các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước về giao tiếp của người cao tuổi đã có nhiều nghiên cứu khác nhau. Các nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng giao tiếp của người cao tuổi dưới các góc độ khác nhau và mối liên quan của giao tiếp đến chất lượng sống của người cao tuổi. Ở Việt Nam, nhưng nghiên cứu về giao tiếp của người cao tuổi dưới góc độ tâm lý học vẫn cịn là một mảng cần được quan tâm.

Người cao tuổi là người đủ từ 60 tuổi trở lên.

Giao tiếp của người cao tuổi tại trung tâm dưỡng lão ở Hà Nội là quá trình xác lập và vận hành các mối quan hệ xã hội giữa những người từ 60 tuổi trở lên ở trung tâm dưỡng lão ở Hà Nội với những người khác nhằm trao đổi thông tin, cảm xúc mà trong đó có sự tiếp xúc tâm lý giữa các chủ thể, được biểu hiện bởi các thành tố: nhu cầu giao tiếp, mục đích giao tiếp, đối tượng giao tiếp, nội dung giao tiếp, hình thức giao tiếp.

Đặc điểm giao tiếp của người cao tuổi tại trung tâm dưỡng lão ở Hà Nội là những nét riêng biệt, đặc trưng trong quá trình xác lập và vận hành các mối quan hệ xã hội giữa những người từ 60 tuổi trở lên ở trung tâm dưỡng lão ở Hà Nội với người khác nhằm trao đổi thông tin, cảm xúc mà trong đó có sự tiếp xúc tâm lý giữa các chủ thể, được biểu hiện bởi các thành tố: nhu cầu giao tiếp, mục đích giao tiếp, đối tượng giao tiếp, nội dung giao tiếp, hình thức giao tiếp.

Đặc điểm giao tiếp của người cao tuổi tại trung tâm dưỡng lão ở Hà Nội được nghiên cứu gồm bốn khía cạnh:

- Đặc điểm đối tượng giao tiếp của người cao tuổi tại TTDL ở Hà Nội; - Đặc điểm nhu cầu giao tiếp của người cao tuổi tại TTDL ở Hà Nội; - Đặc điểm nội dung giao tiếp của người cao tuổi tại TTDL ở Hà Nội; - Đặc điểm hình thức giao tiếp của người cao tuổi tại TTDL ở Hà Nội.

Đặc điểm giao tiếp của người cao tuổi tại trung tâm dưỡng lão ở Hà Nội được đánh giá theo những nét đặc trưng riêng biệt trong giao tiếp của người cao tuổi ở Hà Nội với bốn mức độ: Mức thấp, mức trung bình, mức khá và mức cao.

Luận văn phân tích một số yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan ảnh hưởng đến giao tiếp của người cao tuổi tại trung tâm dưỡng lão ở Hà Nội gồm: yếu tố tính cách cá nhân (hướng nội, hướng ngoại), mối quan hệ trong trung tâm dưỡng lão của người cao tuổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm giao tiếp của người cao tuổi tại trung tâm dưỡng lão ở thành phố hà nội (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)