Những biểu hiện mối quan hệ giữa văn hóa du lịch và du lịch văn hóa tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa văn hóa du lịch và du lịch văn hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 58)

2.1.2 .Tiềm năng du lịch văn hoá của Khu di tích

2.1.2.5 .Món ăn dân tộc

2.2. Những biểu hiện mối quan hệ giữa văn hóa du lịch và du lịch văn hóa tạ

tại khu di tích lịch sử - văn hóa Kim Liên

2.2.1. Giữ gìn tính nguyên gốc và bảo vệ giá trị văn hóa của tài nguyên du lịch văn hóa lịch văn hóa

Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Kim Liên - Nam Đàn là một công trình văn hóa - lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Nghệ An và cả nước. Nơi đây lưu giữ những hiện vật, tư liệu về quê hương, gia đình của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những năm tháng niên thiếu và hai lần Người về thăm quê. Với sự kết tinh và lan tỏa các giá trị văn hóa Hồ Chí Minh, văn hóa Xứ Nghệ, Kim Liên đã trở thành một địa chỉ du lịch văn hóa có sức thu hút lớn của Nghệ an và cả nước. Hàng năm, Kim Liên đón hàng triệu lượt khách trong nước và quốc tế hành hương, tham quan. Đến với khu di tích, du khách không chỉ được tiếp xúc trực tiếp với các di tích gắn liền với Hồ Chí Minh và gia đình Người mà còn được tiếp xúc và có cơ hội khám phá các giá trị, các đặc điểm độc đáo của văn hóa Xứ Nghệ. Ở khu di tích các giá trị/di sản văn hóa đồng thời là tài nguyên du lịch và qua sự sáng tạo của đội ngũ nhân viên

ở đây, nó đã biến thành các sản phẩm du lịch độc đáo và hấp dẫn. Mục đích văn hóa và mục tiêu kinh tế du lịch đã gặp nhau và tạo nên một hiệu ứng chung trong nỗ lực phát huy, lan tỏa các giá trị của khu di tích đến với đông đảo các đối tượng người tham quan.

Theo số liệu của Bảo tàng Hồ Chí Minh, trong hơn 700 di tích về Bác Hồ trên cả nước, từ khi thành lập đến nay, khu di tích Kim Liên luôn đứng thứ hai cả nước về số lượng khách tham quan, chỉ sau hệ thống di tích về Hồ Chí Minh tại Hà Nội. Một trong những động lực thúc đẩy người dân, khách tham quan tìm về Kim Liên chính là khát vọng, mong muốn được thăm quê Bác, muốn tận mắt chứng kiến, tìm hiểu về gia đình, quê hương, về cái nôi văn hóa đã hun đúc nên Hồ Chí minh - một vĩ nhân, một thánh nhân của thời hiện đại. Sức hấp dẫn của Kim Liên chính là không gian thiêng, tổng hòa các yếu tố đặc trưng, đặc biệt của văn hóa làng Sen, văn hóa Nam Đàn - xứ Nghệ và văn hóa Hồ chí Minh kết tinh, lắng đọng trong các di tích, hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những hiện vật, di vật như mái nhà tranh, mảnh vườn, hàng cau, khung cửi, chiếc võng, những vật dụng trong gia đình Bác Hồ...cùng với cảnh quan và những lắng động của văn hóa trong không gian đó đã tạo nên những xúc cảm mạnh mẽ và sâu sắc cho khách tham quan, đem lại cho họ không chỉ là những tri thức mới mà cả những tình cảm mới, chân thực hơn và sâu sắc hơn, làm cho họ giàu có hơn về tâm tồn và trí tuệ.

Tuy nhiên, để Kim Liên thực sự trở thành một điểm du lịch văn hóa xứng đáng với những giá trị to lớn và độc đáo mà nó có, với sự quan tâm và nhu cầu của nhân dân, thiết nghĩ cần có một cách nhận thức đầy đủ, toàn diện và thỏa đáng về mối quan hệ giữa văn hóa du lịch và du lịch văn hóa, từ đó để có một cách ứng xử đúng đắn và khoa học, khai thác tốt tài nguyên du lịch tại đây nhằm tạo ra được một kết quả tốt hơn, hiệu quả cao hơn.

Để các giá trị văn hóa trở thành tài nguyên du lịch và từ đó khai thác, sáng tạo nên các sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn, nhất thiết các di tích gốc của di tích phải được bảo tồn ở mức tối đa. Các di tích gốc là căn cốt, hồn vía của cả khu di tích Kim liên. Nếu không còn di tích gốc hoặc nó bị biến dạng thì nội dung, ý nghĩa lịch sử của nó, giá trị văn hóa của nó cũng sẽ không còn. Và theo đó, nó sẽ mất đi ý nghĩa là một tài nguyên du lịch. Mục đích của người tham gia du lịch văn hóa là phải được hưởng thụ giá trị của/từ các sản phẩm du lịch văn hóa đích thực, có hàm lượng thông tin và văn hóa cao, đồng thời các sản phẩm đó phải có sự độc đáo, có bản sắc, phải là nguyên gốc nguyên bản, không phải là sản phẩm đại trà. Đến Kim Liên là đến với các di tích gốc gắn liền với Hồ Chí Minh, là đến với không gian văn hóa, những giá trị độc đáo của văn hóa xứ Nghệ ở Kim Liên. Nếu không đáp ứng được các điều kiện tiên quyết này thì có thể nói Kim Liên không còn có giá trị là một tài nguyên du lịch. Từ nhận thức này, có thể thấy, tại khu di tích Kim Liên đang có không ít vấn đề cần quan tâm, trước là nhận thức, sau là các giải pháp, biện pháp để hướng tới bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích này một cách hiệu quả và bền vững nhất ấy chính là mục đích của văn hóa du lịch: Bảo tồn và tôn tạo để tạo nên sản phẩm/ loại hình du lịch văn hoá độc đáo, hấp dẫn của Nghệ An nói riêng và Việt Nam nói chung. Vấn đề gìn giữ tính nguyên gốc và các giá trị của các di tích cũng chính là các tài nguyên du lịch của điểm đến này đã được chú trọng thông qua hệ thống quy hoạch chi tiết các điểm cụ thể như sau:

2.2.1.1. Quê nội Làng Sen

Nội dung quy hoạch làng Sen

- Bảo quản tu bổ các di tích thuộc khu vực bảo vệ I theo nguyên tắc giữ gìn tối đa những yếu tố nguyên gốc của di tích. Bao gồm: nhà ông Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Giếng Cốc, Lò Rèn Cố Điền, nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm,

nhà thờ họ Nguyễn Sinh, nhà cụ Cử nhân Vương Thúc Quý, đình làng Sen, cây đa và sân vận động làng Sen.

- Cải tạo, sắp xếp hợp lý khu vực nhà tưởng niệm và nhà trưng bày bổ sung hiện nay theo hướng giữ nguyên kiểu dáng kiến trúc các nhà, tổ chức không gian thoáng hơn và sân hành lễ rộng hơn để đáp ứng nhu cầu của du khách vào tưởng niệm Bác Hồ, tổ chức nhà trưng bày bổ sung có diện tích rộng hơn và nội dung hiện vật phong phú hơn, tổ chức sắp xếp lại khuôn viên cây xanh và vườn trồng cây lưu niệm của các lãnh tụ, các đoàn ngoại giao, các nhân vật nổi tiếng.

- Điều chỉnh lại lối vào di tích và khu tưởng niệm theo hướng chuyển dịch đường vào hiện nay thành đường nội bộ, tổ chức lối vào và bãi đỗ xe theo tuyến đường đá hiện có ở phía trước khu di tích.

- Phục hồi một phần tiêu biểu không gian văn hoá lịch sử làng Sen vào cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX theo hướng càng gần với bối cảnh Bác Hồ, gia đình và hàng xóm đã sinh sống càng tốt. Hình thức phục hồi là tái dựng hoặc cải tạo lại nhà của một số hộ gia đình là láng giềng cũ của ông Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc với các vật liệu trong gia đình thời kỳ cuối thế kỷ XIX. Tại nhà các hộ gia đình này tổ chức phục hồi các hoạt động văn hoá phi vật thể của vùng quê hương Bác Hồ để tăng sự hấp dẫn trong nội dung tham quan của du khách. Phần phục hồi này thuộc khu vực bảo vệ II.

Đó là 3 căn nhà mái tranh vách nứa phục dựng gần như nguyên trạng những căn nhà cũ của 3 hộ gia đình hàng xóm là ông Hoàng Xuân Tiệng, Vương Hoàng Mỹ và Nguyễn Danh Khai hàng xóm láng giềng của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Để phục dựng được 3 căn nhà này, các đơn vị thi công đã dày công sưu tầm, nghiên cứu thông qua tư liệu về kiểu kiến trúc thường thấy ở xã hội nông thôn Việt Nam trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và qua trí nhớ của các cụ cao niên.

Các căn nhà có kết cấu 3 gian cột gỗ, vách nứa, lợp lá tranh, diện tích 50m2. Phía trước mỗi căn nhà đều có rèm tre tránh mưa, nắng hắt vào nhà. Nền nhà bằng đất, cao hơn mặt sân chừng 20cm. Mỗi công trình gồm nhà ngang và nhà bếp. Ngoài căn nhà của cụ Hoàng Xuân Tiệng, 2 căn nhà còn lại có một gian nhà nằm tách biệt dùng để nhốt trâu, bò và chăn nuôi.

Ông Nguyễn Bá Hòe - Giám đốc Khu di tích Kim Liên cho biết: Việc phục dựng 3 căn nhà hàng xóm cụ Nguyễn Sinh Sắc có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó thể hiện mối quan hệ hàng xóm láng giềng gắn bó, thân tình với nhau. Mặc dù là nhà quan nhưng mối quan hệ giữa gia đình Bác Hồ, giữa các thành viên trong gia đình cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc với các gia đình hàng xóm không có khoảng cách mà hết sức thân tình, gần gũi. Đây là điều rất khác biệt trong mối quan hệ xã hội ở nước ta thời kỳ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Chính điều này đã thể hiện phong cách sống giản dị, gần gũi của Bác Hồ sau này”.

Hiện tại, 3 căn nhà hàng xóm của Bác Hồ tại Làng Sen và 1 căn nhà ở Làng Hoàng Trù (quê ngoại Bác Hồ) đã cơ bản hoàn thành các hạng mục chính. Tuy nhiên, những đơn vị liên quan đang cố gắng phục dựng nội thất, đồ dùng sinh hoạt của mỗi căn nhà để đưa vào phục vụ du khách.

2.2.1.2. Quê Ngoại - Hoàng Trù

Nội dung quy hoạch ở làng Hoàng Trù

- Bảo quản tu bổ các di tích thuộc khu vực bảo vệ I theo nguyên tắc giữ gìn tối đa những yếu tố nguyên gốc của di tích. Bao gồm nhà cụ Hoàng Xuân Đường, nhà thờ chi họ Hoàng và nhà vợ chồng ông Nguyễn Sinh Sắc- bà Hoàng Thị Loan (nơi Bác Hồ ra đời).

- Phục hồi một phần tiêu biểu không gian văn hoá - lịch sử làng Hoàng Trù hồi cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX theo nguyên tắc càng gần với bối cảnh Bác Hồ, gia đình và hàng xóm láng giềng đã sinh sống càng tốt. Hình

thức phục hồi là tái dựng lại nhà cửa của một số hộ gia đình là láng giềng cũ của cụ Hoàng Xuân Đường với các vật dụng trong gia đình của thời kỳ cuối thể kỷ XIX. Tại nhà các hộ gia đình này tổ chức phục hồi các hoạt động văn hoá phi vật thể như ở khu làng Sen.

- Cải tạo bãi đỗ xe cũ ở trước nhà cụ Hoàng Xuân Đường thành khuôn viên cây xanh và là nơi tập kết của khách tham quan trước khi vào thăm nhà cụ Hoàng Xuân Đường. Hạn chế tối đa diện tích bê tông nhựa, thay thế bằng chất liệu bê tông giả đất hoặc lát đá chỉ.

- Tổ chức lại lối vào di tích: Bỏ lối vào cũ vì lối vào quá gần với di tích, thay bằng lối vào men theo dãy ao phía làng, vòng ra bãi đỗ xe mới cách khoảng 150m kể từ bến xe cũ về phía nam. Khách tham quan đi bộ từ bãi đỗ xe mới, qua các cảnh quan và khuôn viên cây xanh rồi vào thăm di tích.

- Sắp xếp lại các điểm dịch vụ văn hoá, tăng sản phẩm lưu niệm, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

2.2.1.3. Mộ Bà Hoàng Thị Loan

Nội dung quy hoạch ở mộ bà Hoàng Thị Loan

- Tôn tạo lại phần mộ bà Hoàng Thị Loan theo hướng giữ nguyên phần thân mộ, tôn tạo lại phần mái che mộ, mở rộng thân phía trước mộ để đáp ứng nhu cầu của khách viếng mộ ngày càng đông.

- Điều chỉnh lối lên viếng mộ cụ Hà Thị Hy (bà nội của Bác Hồ) sau đó mới lên viếng mộ bà Hoàng Thị Loan. Lối lên xuống được cải tạo để phù hợp với cảnh quan sinh thái và phù hợp với việc bảo đảm sức khoẻ cho khách viếng mộ.

- Tổ chức các vườn cây có chủ đề giáo dục truyền thống dưới chân núi, tạo cảnh quan sinh thái và các khu hoạt động văn hoá - du lịch. Tạo thác nước nhân tạo trước mộ bà đổ xuống hồ, mở rộng diện tích hồ, giảm diện tích sân bê tông nhựa thay thế bằng việc trồng cây.

- Tổ chức lại lối lên viếng mộ: Cải tạo lối vào trước đây thành đường nội bộ, chuyển đoạn đường vào bãi đỗ xe xuống cách bãi đỗ xe hiện nay khoảng 200m về phía nam nhằm tạo không gian trang trọng và thông thoáng trước khu mộ.

- Tổ chức lại các điểm du lịch văn hoá, nhà nghỉ, nhà dịch vụ, tăng sản phẩm lưu niệm, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch đồng thời tăng nguồn thu thông qua du lịch.

Trên thực tế sau khi hạng mục công trình này được tu bổ, số lượng khách du lịch đến với Mộ Bà Hoàng Thị Loan đã tăng lên gấp đôi so với trước. Điều này một phần cho thấy sự thành công của hoạt động quy hoạch, tôn tạo tại điểm này trong khu di tích Kim Liên.Tuy nhiên, nếu ai đã từng đến mộ bà trước đây ắt hẳn sẽ thấy mọi thứ lạ lẫm hơn nhiều, khác xa và có phần quá hiện đại so với trước. Bởi Các di tích gốc của Kim Liên, ít hay nhiều, đang bị ảnh hưởng, bị chi phối theo chiều nghịch bởi chính những công trình phụ trợ, dịch vụ du lịch, hoặc bởi các công trình, hoạt động dân sinh. Qua khảo sát có tới 78,9 % du khách đánh giá Làng Sen, Làng Hoàng Trù đã và đang bị phố hóa với tốc độ ngày càng nhanh đặc biệt môi trường cảnh quan nơi đây bị phá vỡ. Những con đường bê tông, đường nhựa, những bờ tường xây, những ngôi nhà cao tầng...đã và đang thay thế những cảnh quan làng quê xưa với cây xanh và lũy tre làng. Cái cảnh quan, cái không gian làng Sen, làng Chùa năm xưa, hồi cậu bé Nguyễn Sinh Cung ở cùng gia đình đã không còn nữa. Tất cả những điều đó khiến cho những người muốn tìm kiếm hình bóng quê hương của Bác với diện mạo thuở cậu bé Nguyễn Sinh Cung sinh ra và sống những ngày thơ ấu sẽ phải thất vọng…

Thời gian và sự vật luôn vận động, yêu cầu giữ nguyên cảnh quan và các hoạt động của làng Sen, làng Chùa quê Bác như ngày xưa là không thể thực hiện được. Nhưng những đặc trưng cơ bản về quy hoạch, kiến trúc của

làng xưa là cần thiết phải giữ, nếu không còn thì phải phục dựng. Đáng tiếc, với quan điểm tôn tạo di tích như vừa qua, với tốc độ “phố hóa” Kim Liên nhanh chóng như hiện nay, những giá trị văn hóa vô giá đang bị mất mát, hao hụt đi là điều không tránh khỏi. Người dân cả nước, du khách xa gần vẫn mong, vẫn nghĩ về một Kim Liên phải có điều gì đặc biệt hơn, khác hơn những nơi khác.

Một thực tế là lượng khách đến Kim Liên đông, nhưng thời gian lưu lại ít. Lễ hội Làng Sen vẫn còn chưa thực sự thu hút du khách và người dân tham gia. Lực hấp dẫn của khu di tích chưa được khai phá, phát huy. Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng này, theo tác giả luận văn do chưa phát huy được các yếu tố thuộc về văn hóa xứ Nghệ trong các hoạt động của khu di tích, chưa huy động được sự tham gia tích cực của cộng đồng trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị các di sản văn hóa quê hương để phục vụ du khách. Ở nơi đây vẫn chưa khai thác và tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo thể hiện được bản sắc văn hóa xứ Nghệ và phù hợp với nhu cầu của người tham gia du lịch, nhất là các giá trị văn hóa tinh thần, phi vật thể.

Mối quan hệ tương tác giữa di tích, du khách và người phục vụ (đại diện cho cơ quan quản lý di tích) là mối quan hệ gắn bó, tương hỗ lẫn nhau, trong đó di tích là trung tâm chi phối các cặp quan hệ. Sự tương tác của mối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa văn hóa du lịch và du lịch văn hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 58)