Mối quan hệ giữa Văn hóa du lịch và du lịch văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa văn hóa du lịch và du lịch văn hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 46)

1.1.2.1 .Khái niệm

1.2. Mối quan hệ giữa Văn hóa du lịch và du lịch văn hóa

1.2.1. Bảo vệ tài nguyên du lịch văn hóa

Theo Luật Du lịch Việt Nam thì tài nguyên du lịch là “cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các tài nguyên nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch” [50, Tr.7]. Theo PGS. TS.

Nguyễn Phạm Hùng, Tài nguyên du lịch văn hóa là toàn bộ tài nguyên văn hóa có khả năng kết hợp với các loại dịch vụ du lịch tương ứng để tạo thành sản phẩm du lịch [14, Tr. 33]. Tài nguyên du lịch thường rất nhạy cảm trước tác động của con người đặc biệt là tài nguyên du lịch văn hóa. Đây chính là đối tượng tham quan của khách du lịch ở loại hình du lịch cùng tên. Nếu không có nó thì không có hoạt động du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng, nó chính là thứ “bột để gột nên hồ”. Chính vì vậy nhiệm vụ đầu tiên và rất quan trọng mà loại hình du lịch văn hóa đặt ra ở phần lý luận trên đã nói là bảo vệ tài nguyên du lịch văn hóa, duy trì và đảm bảo khả năng bền vững của các nền văn hóa và tài nguyên thiên nhiên mà chính loại hình dựa vào. Có như vậy mới đạt được mục tiêu tạo sự phát triển lâu dài trên vốn văn hóa. Nếu như các loại hình du lịch khác chỉ chú trọng vào khai thác các loại tài nguyên du lịch để phục vụ tối đa nhu cầu của du khách thì du lịch văn hóa lại luôn chú ý đến vấn bảo vệ các tài nguyên du lịch ấy. Và văn hóa du lịch tạo ra chính là để đạt được mục tiêu ấy của loại hình du lịch văn hóa. Có thể đưa ra những điều này vào hai “phạm trù công việc”: Một là những công việc thuộc phạm trù văn hóa du lịch: bảo tồn, tôn tạo. Văn hóa du lịch luôn luôn thực hiện hai hoạt động song song, khai thác và bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch văn hóa. Khai thác được đi liền với bảo tồn; tôn tạo luôn phải tôn trọng cái gốc của tài nguyên. Hai là những việc thuộc phạm trù du lịch văn hóa - loại hình du lịch: Cơ sở, tiện nghi, hình thức, cách thức thực hiện chương trình…Đối với loại hình du lịch văn hóa, các loại tiện nghi, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ loại hình du lịch này phải thể hiện được văn hóa địa phương, văn hóa vùng nếu có trùng tu thì phải luôn đề cao tính nguyên gốc của tài nguyên, giữ đúng giá trị ban đầu vốn có của nó. Hình thức, cách thức thực hiện chương trình du lịch văn hóa cũng hoàn toàn khác so với các loại hình du lịch khác ở vấn đề bảo vệ tài nguyên du lịch. Các đoàn khách du

lịch sinh thái có thể thực hiện loại hình du lịch đi bộ trong rừng ngày này qua ngày khác (loại trừ điều kiện mùa mưa). Đối với hoạt động du lịch lễ hội của du lịch văn hóa, với những lễ hội chỉ diễn ra một hoặc hai ngày trong năm thì du khách không có cơ hội tham gia hoạt động du lịch này nếu đến muộn. Du lịch văn hóa tối kị hoạt động trình diễn đi trình diễn lại các lễ hội, điều đó đánh mất giá trị nguyên gốc của nó. Hay đối với một số di tích lịch sử hoặc làng cổ đã có những đợt trùng tu không ngoài mục đích tôn tạo di tích, phục dựng nhằm thu hút hơn khách du lịch. Nhưng hiệu ứng lại ngược lại với điều mong đợi. Sự thay đổi quá lớn hoặc làm mất đi giá trị, vẻ đẹp vốn có của điểm du lịch là điều khách du lịch không thích và dẫn tới không muốn tới điểm du lịch đó nữa. Làng cổ Đường Lâm - Hà nội là một minh chứng điển hình. Phá cột gỗ thay thế bằng những cột bê tông, xi măng hay những mái ngói âm dương được thay thế bằng những tấm tôn chống nóng… tất cả đã làm cho Đường Lâm mất đi giá trị đích thực của một làng cổ. Điều đó đã dẫn tới kết quả là khách du lịch đến với làng cổ ngày càng ít dần.

1.2.2. Nâng cao hình ảnh điểm đến

Để khách du lịch một đi không trở lại với một điểm du lịch là dễ nhưng để họ trở lại lần hai, lần ba hay lần thứ n thật không dễ chút nào. Tại sao một vùng quê nhỏ ở Nhật bản có tên là yufuin lại thu hút được khách du lịch như vậy. Qua phỏng vấn có trên 10% du khách đã tìm đến địa chỉ này trên 10 lần, 70% khách quay lại 2 lần. Xét về mặt tiềm năng du lịch, đây chỉ là một làng nhỏ… Những người làm du lịch ở đây đã tự tạo ra được những cái đặc sắc, mới lạ, tạo nên tính riêng biệt của điểm đến này. Làng làm du lịch dựa trên tiêu chí tự cung tự cấp. Làng tự tạo ra các sản phẩm thủ công truyền thống làm quà lưu niệm; tất cả chén bát hay đồ dùng phục vụ nhu cầu ăn uống của du khách đều do người trong làng làm ra và có in logo riêng; rau củ quả và các loại thực phẩm dành cho khách du lịch đến yufuin đều do chính người

trong làng cung cấp…Tất cả chúng tạo nên cái riêng, cái khác biệt của điểm du lịch nói trên và thu hút được số lượng lớn du khách trở lại đây. Chính trong quá trình khai thác và phát triển du lịch văn hóa ở yufuin, hình ảnh điểm đến đã từng bước được xây dựng và nâng cao.

Tại Hội nghị Ban chỉ đạo nhà nước về Du lịch - kỳ họp thứ nhất năm 2014, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu nâng cao chất lượng và quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam cùng với khẩu hiệu “an toàn, thân thiện, chất lượng và hiệu quả”. Một trong những mục tiêu hàng đầu của loại hình du lịch văn hóa là tạo ra một hình ảnh độc đáo, khác lạ cho điểm du lịch. Và để làm được điều đó nhiệm vụ đặt ra là tạo ra những chương trình du lịch đặc sắc, mới lạ; đạt hiệu ứng gây ấn tượng cho du khách, truyền thông trực tiếp qua du khách để quảng bá, thể hiện sự thân thiện, mến khách và tính riêng biệt của quốc gia hay vùng, miền; gìn giữ những thuộc tính văn hóa độc đáo, thuần nhất, khác biệt. Đây cũng chính là biểu hiện của văn hóa du lịch. Tạo ra sự khác biệt của mỗi điểm du lịch bằng việc lưu giữ các giá trị văn hóa độc đáo, thuần nhất. Tạo ra sự khác biệt tại mỗi điểm du lịch còn là những biểu hiện tốt của trình độ, thái độ, tính chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên trong ngành du lịch tại điểm du lịch đó. Sự gặp nhau của du lịch văn hóa và văn hóa du lịch ở điểm này là khá rõ ở các khu du lịch cụ thể.

1.2.3. Đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách

Đáp ứng nhu cầu của du khách là một trong những nhiệm vụ của người làm du lịch nhưng phải là những nhu cầu chính đáng. Trong thương trường, khách hàng là thượng đế. Trong dịch vụ du lịch, du khách là một loại thượng đế đặc biệt. Du khách có thể từ chối sản phẩm ngay khi họ đang tiêu thụ sản phẩm chỉ vì một sơ suất nhỏ làm họ không hài lòng. Sản phẩm du lịch là sản phẩm mang cả tính vô hình và hữu hình. Nó có thể tăng giá trị khi đáp ứng những nhu cầu nảy sinh tức thì của du khách. Do vậy, chiến lược chung của

ngành kinh tế du lịch là thõa mãn càng nhiều nhu cầu của khách để thu hút khách [42, Tr. 170]. Mục tiêu của du lịch văn hóa và văn hóa du lịch không nằm ngoài mục tiêu chung đó. Cung cấp sự đa dạng về mặt đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách đặc biệt là mở rộng các loại hình dịch vụ bổ sung đồng thời đảm bảo chất lượng của sản phẩm cung cấp. Tuy nhiên do là con người, nhất là khi trở thành du khách nên họ có không ít nhu cầu khác nhau. Nhu cầu đó vô cùng phong phú và đa dạng. Khách du lịch khác giới có nhu cầu không giống nhau do đặc điểm tâm sinh lý khác nhau. Độ tuổi cũng là một yếu tố quyết định sự không giống nhau của nhu cầu du khách. Nếu là khách ở độ tuổi thanh thiếu niên thì thường lựa chọn các hoạt động du lịch hướng ngoại, năng động; ngược lại đối tượng khách ở độ tuổi trung niên hoặc người già lại thường hướng tới loại hình du lịch sinh thái, văn hóa hay nghỉ dưỡng. Từ nhu cầu đi lại, ăn uống cho đến ngủ nghỉ của khách Châu Âu hoàn toàn khác với khách Châu Á và không giống nhau ở các Quốc gia. Nếu là khách Nhật, khi lưu trú tại khách sạn, họ thích được ở tầng áp chót, với khách Trung Quốc, số phòng khách sạn có con số 4 là điều vô cùng cấm kị vì quan niệm 4 là con số tử.

Cùng tìm đến một loại hình du lịch nhưng mục đích của những đối tượng du khách không phải lúc nào cũng như nhau. Có những người đi du lịch văn hóa với mục đích tham quan tìm hiểu, có người lại đi đến đó với mục đích thõa mãn yếu tố tâm linh tình cảm. Tuy nhiên cũng có không ít người đi du lịch văn hóa nhằm thẩm nhận những giá trị văn hóa tại điểm đến. Đi du lịch sinh thái nhưng đâu phải ai cũng cùng động cơ, mục đích. Sống giữa lòng các thành phố lớn, số đông những du khách tìm đến với loại hình du lịch này nhằm mục đích tận hưởng không khí trong lành, tìm đến với thiên nhiên hoang sơ - những cái quá xa với với cuộc sống hiện tại của họ. Cũng có không ít khách du lịch đến với những khu bảo tồn thiên nhiên, các Vườn quốc

gia với mục đích nghiên cứu về các loài, giống cây và con. Tìm hiểu và khám phá quy trình tạo ra các sản phẩm thủ công truyền thống là điều mà nhiều khách du lịch muốn đạt được khi tìm đến với loại hình du lịch làng nghề. Ngược lại, nhiều người trong số đó lại chỉ đi để thõa mãn nhu cầu mua sắm sản phẩm thủ công truyền thống về làm quà và thỏa mãn trí tò mò mà thôi. Vì vậy, mỗi điểm du lịch cần cung cấp sự đa dạng về mặt đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách; đảm bảo chất lượng của sản phẩm cung cấp.

1.2.4. Tạo môi trường du lịch văn minh

Cốt lõi của văn hóa du lịch đối với một điểm du lịch là tạo dựng một môi trường du lịch văn minh (bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội). Vì vậy, với một điểm du lịch văn hóa muốn tạo được ấn tượng tốt trong lòng du khách, điều mà tất cả những người làm du lịch đang mong muốn là có một môi trường du lịch tốt nhất cho du khách. Để một điểm du lịch văn hóa trở thành một điểm đến an toàn - thân thiện - văn minh thì việc tạo ra một môi trường du lịch văn minh là điều cần thiết. Muốn đạt được mục đích đó cần có văn hóa du lịch, mà vấn đề cốt lõi là tạo dựng một môi trường du lịch trong lành, giúp du khách thưởng ngoạn và đáp ứng thoả mãn mọi nhu cầu của mình. Một môi trường du lịch như thế nào được cho là văn minh (phải nhắc đến cả môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn). Môi trường du lịch xanh - sạch - đẹp, một môi trường không có rác thải bừa bãi hoặc hạn chế đến mức tối đa ô nhiễm môi trường tự nhiên. Môi trường du lịch văn minh còn là môi trường du lịch không có nạn chèo kéo, chặt chém khách, không có tệ nạn ăn xin. Ngoài ra, con người nơi đây phải thân thiện, cởi mở kể cả người làm du lịch và người dân địa phương. Điều đó được thể hiện qua cách ứng xử văn hóa của người làm du lich với du khách tại điểm du lịch.

Tình trạng cướp giật, xâm hại tài sản, tính mạng của du khách đang nổi lên như một thách thức với ngành Du lịch. Đây là vấn đề phức tạp và gây tác

động tiêu cực nhất đến hình ảnh du lịch của một số thành phố nói riêng và Việt Nam nói chung. Thời gian qua, chính quyền một số đô thị và các đơn vị liên quan triển khai nhiều biện pháp, nhưng vẫn chưa có sự chuyển biến tích cực. Tình trạng chèo kéo, bắt chẹt, cướp giật, xâm hại tài sản, tính mạng của du khách vẫn xảy ra trên địa bàn một số thành phố, gia tăng về số vụ, tính chất, mức độ nguy hiểm, tập trung vào các ngày lễ, tết và các sự kiện lễ hội văn hóa, tác động tiêu cực đến tâm lý của khách du lịch khi đến Việt Nam. Câu hỏi đặt ra là phải làm thế nào để khắc phục tình trạng nói trên. Làm sao để du khách cảm thấy yên tâm, thoải mái khi đi du lịch tại một điểm du lịch mà không phải lo lắng gì.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 tổng luận các vấn đề với vai trò là cơ sở luận cho việc giải quyết nội dung ở các chương tiếp theo như văn hóa, du lịch, du lịch văn hóa, văn hóa du lịch cùng các thành tố tạo nên chúng. Nội dung chương 1 cũng tiến hành làm rõ các biểu hiện của mối quan hệ giữa văn hóa du lịch và du lịch văn hóa. Quá trình phân tích khẳng định đây là 2 khái niệm khác nhau, không đồng nhất. Du lịch văn hóa là một loại hình du lịch lấy điểm đến là yếu tố văn hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu du khách với mục đích nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa như lễ hội, di tích, phong tục tập quán của các cộng đồng người, các loại hình nghệ thuật hay làng nghề... Văn hóa du lịch là một khoa học với mục đích nghiên cứu và khai thác các giá trị văn hóa phục vụ hoạt động du lịch hay nói một cách khác văn hóa du lịch là sự vận dụng văn hóa học trong hoạt động du lịch (là sự thể hiện văn hóa trong du lịch), là thuộc tính văn hoá trong các thành tố khách thể du lịch (tài nguyên du lịch), chủ thể du lịch (khách du lịch), trong các đơn vị làm du lịch. Ngoài ra còn một số nhân tố khác nữa như môi trường du lịch, sản phẩm du lịch, cách thức quản lý. Văn hóa du lịch được biểu hiện ở văn hóa của người đi du lịch, người làm

du lịch, tính nguyên gốc, giá trị chứa đựng của tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng về văn hoá và môi trường pháp lý, môi trường du lịch. Như vậy, du lịch văn hóa và văn hóa du lịch là 2 khái niệm khác nhau nhưng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Hoạt động du lịch văn hóa làm được tốt sẽ tạo tiền đề cho việc nghiên cứu văn hóa du lịch tốt; ngược lại, có văn hóa du lịch tốt sẽ giúp cho việc thực hiện tốt hoạt động của loại hình du lịch văn hóa. Mối quan hệ giữa du lịch văn hóa và văn hóa du lịch không thể tách rời bởi cùng đi tới mục đích bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch; nâng cao hình ảnh điểm đến; đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, tạo dựng hệ thống các sản phẩm du lịch văn hoá có chất lượng, độc đáo, khác lạ và môi trường du lịch văn minh. Mối quan hệ này sẽ được minh chứng qua nghiên cứu thực tiễn từ trường hợp khu di tích Kim Liên – Nam Đàn, Nghệ An.

Chương 2

THỰC TIỄN VỀ MỐI QUAN HỆ

GIỮA VĂN HÓA DU LỊCH VÀ DU LỊCH VĂN HÓA

(Nghiên cứu trường hợp khu di tích Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An) 2.1. Giới thiệu khái quát về địa bàn nghiên cứu

Lựa chọn Khu di tích Kim Liên làm trường hợp nghiên cứu cho thực tiễn mối quan hệ giữa văn hóa du lịch và du lịch văn hóa bởi các nguyên nhân sau: Khu di tích Kim Liên là một điểm du lịch văn hóa lịch sử điển hình của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa văn hóa du lịch và du lịch văn hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 46)