Giải pháp với vai trò là người giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động công tác xã hội trong thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc hộ nghèo trên địa bàn huyện hải hà, tỉnh quảng ninh (Trang 90)

2 31 hông tin chương tr nh đào tạo nghề cho lao động nông thôn

3.3. Giải pháp nâng vai trò công tác xã hội trong trong hoạt độn gh trợ

3.3.3. Giải pháp với vai trò là người giáo dục

Cung cấp kiến thức kỹ năng nâng cao năng lực cho lao động thuộc hộ nghèo thông qua tập huấn, giáo dục cộng đồng để họ có hiểu biết, tự tin và tự mình nhìn nhận vấn đề đánh giá vấn đề phân tích và tìm kiếm nguồn lực cho vấn đề cần giải quyết.

Trên cơ sở các chính sách h trợ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc hộ nghèo, nhân viên xã hội h trợ cho hộ nghèo dân tộc thiểu số tiếp cận một cách tốt nhất về các chính sách về dạy nghề như: h trợ, tư vấn cho con em họ tự tin tham gia các lớp đào tạo nghề trên địa bàn huyện và thấy được những mặt lợi ích của việc học nghề. Mặt khác, kết nối với các cơ quan thực hiện các chính sách miễn, giảm học phí, h trợ tiền ăn, đi lại, h trợ vay vốn tạo việc làm để họ được hưởng các ch nh sách đó một cách tốt nhất, làm cho ch nh sách đó càng thêm nghĩa, mối quan hệ giữa lao động thuộc hộ nghèo và các cơ quan cung cấp, thực hiện chính sách hiểu nhau hơn và chia sẻ những hó hăn của nhau. Bên cạnh đó nhân viên xã hội khi làm việc với các thành viên của hộ sẽ xác định được nhu cầu học nghề của từng thành viên trong gia đình, từ đó có ế hoạch kết nối với các tổ chức, cá nhân, các Trung tâm dạy nghề để h trợ họ học nghề phù hợp với từng thành viên và nhu cầu của họ, làm cho họ tự tin khi tham gia học nghề và sẽ có nghề nghiệp ổn định sau khi học. Mặt khác nhân viên xã hội sẽ kết nối các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm hi người nghèo dân tộc thiểu số làm ra, giúp họ ổn định được đầu ra của sản phẩm và có thu nhập ổn định.

Nhân viên công tác xã hội phối hợp với các cơ quan chức năng, ch nh quyền địa phương thực hiện khảo sát xác định nhu cầu học nghề của lao động nghèo trên địa bàn từng xã; xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nghèo hàng năm; xác định số lượng lao động nghèo cần đào tạo và nghề đào tạo phục vụ cho phát triển kinh tế ở các huyện để có cơ sở tạo việc làm tại ch , tăng thu nhập ổn định cho người nghèo.

Ngoài ra, nhân viên xã hội còn là người chuyển tải ý kiến của người nghèo đến với các cơ quan chức năng, giúp các cơ quan chức năng thực hiện đầy đủ các ch nh sách cho người nghèo, nhất là chính sách h trợ hộ nghèo tại các xã đặc biệt hó hăn, bảo đảm đúng qui định và từng bước xã hội hóa, từ đó giúp người nghèo thụ hưởng đầy đủ các chính sách.

3.3.4. Giải pháp với vai trò là người tạo sự tha đổi

Vai trò người tạo sự thay đổi về đời sống cũng như tư duy của lao động thuộc hộ nghèo trong quá trình tham gia các hoạt động đào tạo nghề. Thông qua các cuộc đối thoại về đào tạo nghề giữa các đơn vị dạy nghề, chính quyền địa phương, người lao động thuộc hộ nghèo, người bao tiêu sản phẩm giúp cho lao động nông thôn thuộc hộ nghèo hiểu rõ hơn các ch nh sách mà mình đang thụ hưởng cũng như t nh ưu việt của các chính sách của Đảng và nhà nước ưu tiên cho người nghèo khi tham gia học nghề. Mặt hác giúp cho các đơn vị đào tạo nghề cho lao động thuộc hộ nghèo trên địa bàn hiểu được tâm tư nguyện vọng của người nghèo để từ đó điều chỉnh chính sách và thực hiện chính sách được hiệu quả hơn, tránh trường hợp chính sách không hiệu quả, manh mún.

Bên cạch đó, qua đối thoại giúp cho lao động nông thôn thuộc hộ nghèo và cán bộ thực hiện chính sách có dịp gần gũi, đồng cảm và hiểu nhau hơn, làm cho mối quan hệ giữa người thực hiện ch nh sách và người được hưởng ch nh sách được thắt chặt… từ đó ch nh sách sẽ hiệu quả hơn.

Tổ chức các buổi tham quan các mô hình học nghề đã góp phần giảm nghèo hiệu quả cho người nghèo trên địa bàn huyện để người nghèo tham gia đánh giá và rút ra inh nghiệm, nghề cần học phù hợp với bản thân.

3.3.5. Giải pháp với vai trò là người kết nối - Người trung gian

Giới thiệu cho lao động nông thôn thuộc hộ nghèo trên địa bàn huyện tiếp cận tới các dịch vụ, chính sách nguồn tài nguyên đang sẵn có trong cộng đồng liên quan tới hoạt động đào tạo nghề. Thông qua các hoạt động tham vấn, tư vấn nhân viên công tác xã hội hiểu được những hó hăn mà lao động nông thôn thuộc hộ nghèo đang gặp phải và kết nối giúp họ với các nguồn lực chẳng hạn:

Kết nối với chính quyền địa phương và các cơ sở đào tạo nghề nếu người lao động thuộc hộ nghèo hó hăn về thông tin, chương trình, ch nh

sách h trợ đào tạo nghề cũng như những hó hăn trong tìm iếm các lớp đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu của bản thân.

hó hăn về kiến thức, về đầu ra cho sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp thì kết nối với các cơ quan chuyên môn làm công tác huyến nông - khuyến lâm đi sâu vào việc chuyển giao khoa học, kỹ thuật và công nghệ về giống, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với tình hình của từng xã, tăng tỷ trọng sản xuất hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản cho người nghèo, chú trọng xây dựng vùng chuyên canh gắn với xây dựng cơ sở chế biến nông sản tại ch để thu mua và nâng cao giá trị sản phẩm của người nghèo làm ra;

Kết nối với ngân hàng chính sách xã hội huyện nếu các hộ nghèo gặp hó hăn về tài ch nh để tạo việc làm và đề xuất Ngân hàng Chính sách xã hội có cơ chế xử lý các khoảng vay không trả được do rủi ro thiên tai gây ra để các hộ nghèo được tiếp tục vay vốn, đầu tư sản xuất.

3.3.6. Giải pháp với vai trò là người v n động nguồn lực

Vai trò là người vận động nguồn lực trợ giúp đối tượng (cá nhân, gia đình, cộng đồng...) tìm kiếm nguồn lực (nội lực, ngoại lực) tạo điều kiện thuận lợi nhất cho lao động nông thôn thuộc hộ nghèo trên địa bàn huyện khi tham gia vào đào tạo nghề. Để làm được điều này nhân viên công tác xã hội cần phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức các buổi tuyên truyền, tọa đàm cho lao động thuộc hộ nghèo cũng như các cơ sở tham gia dạy nghề trên địa bàn hiểu về tầm quan trọng của việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc hộ nghèo.

Vận động các doanh nghiệp đóng trên địa bàn chung tay góp sức cùng với chính quyền địa phương tạo một phần công việc cho các hộ nghèo như nhận họ vào làm việc, trả mức thù lao tốt để khuyến khích họ làm việc kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống gia đình.

Tiểu kết chƣơng 3

Vận dụng kiến thức, kỹ năng, phương pháp Phát triển cộng đồng vào quá trình thực hiện bao gồm các hoạt động: tìm hiểu về cộng đồng, tổ chức các cuộc họp với người dân, tổ chức tập huấn, xây dựng các tổ chức của người dân, đánh giá cộng đồng và lập kế hoạch cộng đồng có sự tham gia, phân tích vấn đề, phân tích mục tiên, phân tích chiến lược, thúc đẩy sự tham gia, nâng cao tính làm chủ của người dân…

Các vai trò của nhân viên CTXH đã được thực hiện gồm có: tìm hiểu nhu cầu đ ch thực của người dân, khuyến khích sự tham gia và quyền tự quyết của người dân, phát huy nội lực, tham vấn, kết nối nguồn lực. Sử dụng các kỹ năng ch nh như: ỹ năng truyền thông; kỹ năng xây dựng mạng lưới; kỹ năng vận động nguồn lực; kỹ năng họp dân và một số kỹ năng hác như: thiết lập mối quan hệ, phỏng vấn, quan sát, đặt câu hỏi, lắng nghe, thu thập và đánh giá thông tin, giải quyết vấn đề... Lấy thân chủ làm trọng tâm, đảm bảo nguyên tắc tham gia và yếu tố tự quyết của người dân trong quá trình thực hiện.

Những phát hiện của nghiên cứu sẽ làm cơ sở cho hoạch định cơ chế chính sách và xây dựng các chương trình, ế hoạch, đề án, chiến lược h trợ hộ nghèo nông thôn nói riêng và LĐNT nói chung, cung cấp các dịch vụ CTXH chuyên nghiệp cho người dân xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Luận văn đã xây dựng được khái niệm CTXH trong hoạt động dạy nghề cho người nghèo nông thôn như sau: CTXH trong hoạt động dạy nghề cho người nghèo nông thôn là hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực CTXH mà ở đó Nhân viên CTXH sử dụng những kiến thức, kỹ năng, phương pháp chuyên môn nhằm trợ giúp người nghèo nông thôn, gia đình và toàn xã hội nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường thực hiện chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ liên quan tới việc đảm bảo thực hiện các quyền cơ bản của người nghèo nông thôn.

Trên cơ sở thu thập, tổng hợp, phân tích các kết quả nghiên cứu khoa học ở trong và ngoài nước có liên quan tới dạy nghề cho LĐNT, luận văn đã khẳng định vị trí vai trò của CTXH trong hoạt động dạy nghề cho người nghèo nông thôn.

Qua nghiên cứu thực trạng cho thấy người dân nông thôn vẫn còn gặp phải rất nhiều hó hăn như: Thiếu thông tin, nguồn lực h trợ; các cơ sở giáo dục, khám chữa bệnh chỉ tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn khiến việc đi lại điều trị còn gặp nhiều hó hăn... Các hoạt động CTXH trên địa bàn còn khá mờ nhạt, chưa phát huy được hết vai trò, trách nhiệm của các đơn vị chuyên trách như Trung tâm CTXH tỉnh Quảng Ninh, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội. Đội ngũ Nhân viên CTXH chuyên nghiệp còn mỏng, chưa có bề dày kinh nghiệm nên chưa đem lại hiệu quả cao trong công việc.

Kết quả nghiên cứu giúp nâng cao nhận thức của xã hội, cộng đồng về vai trò của nghề CTXH, các Nhân viên CTXH, cũng như vai trò của hệ thống cung cấp dịch vụ CTXH trong hoạt động dạy nghề cho người nghèo nông thôn. Những phát hiện của nghiên cứu cũng làm cơ sở khoa học cho việc hoạch định cơ chế chính sách và xây dựng các chương trình, ế hoạch, đề án, chiến lược h trợ cho họ.

Luận văn đã đề xuất mô hình phát triển cộng đồng về đào tạo nghề cho lao động thuộc hộ nghèo trên địa bàn huyện Hải Hà. Mô hình này được xây dựng trên cơ sở điều tra thực tế và nghiên cứu lý thuyết quản lý phát triển dự án xã hội.

2. Khuyến nghị

Đối với bản thân người lao động thuộc hộ nghèo: cần có ý thức xác định cho mình học nghề và tạo việc làm là một nhu cầu tất yếu trong cuộc sống, từ đó xác định những điểm mạnh, điểm yếu của mình trong việc lựa chọn nghề nghiệp sao cho phù hợp và có ý thức học nghề tốt nhất.

- Khuyến nghị đối với lãnh đạo địa phương cấp thôn

Tăng cường công tác quản l , lãnh đạo, chỉ đạo về chuyên môn cho công chức, cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách trong ngành CTXH. Nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của người nghèo nông thôn để có hướng giúp đỡ kịp thời.

Đa dạng hoá các phương pháp thực hành CTXH tại trường, sử dụng đồng bộ các phương CTXH như: cá nhân, nhóm, cộng đồng vào quá trình giúp đỡ người dân. Kết hợp với một số phong trào tại địa phương đang phát động để phối hợp thực hiện được tốt hơn.

- Khuyến nghị đối với lãnh đạo địa phương cấp xã

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân cũng như các cấp chính quyền, các cơ sở giáo dục đối với người dân. Từng bước xây dựng và chính thức hoá hoạt động CTXH trong hoạt động dạy nghề cho người nghèo nông thôn.

Đối với Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể: Tăng cường tuyên truyền, động viên lao động nông thôn thuộc hộ nghèo chủ động, tích cực tham gia hơn nữa các hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức, nâng cao kiến thức và năng lực của người lao động; tập trung tuyên truyền hướng dẫn hội viên tham gia thực hiện

đề án xây dựng nông thôn mới ở địa phương, tham gia thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, tham gia các lớp dạy nghề và tạo việc làm, từ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại địa phương.

Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể cần nghiên cứu xây dựng mô hình dạy nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn thuộc hộ nghèo tại địa phương, đa dạng các mô hình giúp cho lao động thuộc hộ nghèo có nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp và phát huy những thế mạnh của mình.

- Khuyến nghị đối với lãnh đạo địa phương cấp huyện

+ Chỉ đạo tổ chức các lớp đào tạo nghề cho LĐNT đảm bảo và duy trì cơ cấu trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu giải quyết việc làm, chuyển nghề tại ch và tăng thu nhập cho người dân, giảm dần tỷ lệ đào tạo nông nghiệp, tăng tỷ lệ đào tạo nghề phi nông nghiệp.

+ Làm tốt công tác khảo sát, xác định nhu cầu học nghề của LĐNT; công tác tư vấn học nghề và việc làm, gắn kết với doanh nghiệp giải quyết việc làm cho người lao động, khuyến khích tự tạo việc làm.

+ Chỉ đạo công tác tuyên truyền, tư vấn cho LĐNT về học nghề gắn với giải quyết việc làm, phù hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và chương trình xây dựng nông thôn mới, h trợ LĐNT phát triển kinh tế hộ gia đình sau học nghề thông qua việc vay vốn, mô hình sản xuất, bao tiêu sản phẩm; Bố trí cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ tốt để quản lý và triển hai Đề án dạy nghề cho LĐNT

+ Tăng cường công tác hướng dẫn, quản lý, kiểm tra, giám sát bảo đảm tổ chức các hóa đào tạo, bồi dưỡng đạt chất lượng, tiết kiệm và hiệu quả.

- Khuyến nghị đối với lãnh đạo địa phương cấp tỉnh:

+ Hằng năm, bố trí kinh phí phục vụ cho công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm, điều tra, khảo sát và kiểm tra giám sát việc triển khai dạy nghề cho LĐNT

+ Các Sở, ngành liên quan khảo sát, đề xuất UBND tỉnh bố trí vốn để cải tạo phòng học, xưởng thực hành đảm bảo chuẩn dạy nghề cho một số Trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên.

+ Thực hiện sáp nhập Trung tâm Dạy nghề cấp huyện và Trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên do UBND cấp huyện quản lý nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của các Trung tâm, tham gia t ch cưc và triển khai có hiệu quả Đề án dạy nghề cho LĐNT

+ Thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ quản lý dạy nghề cho cán bộ các cấp.

+ Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu về đào tạo nghề của LĐNT; Trước mắt cần tập trung nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở dạy nghề công lập đã được đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị.

- Khuyến nghị đối với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

+ Nghiên cứu trình Chính phủ ban hành quyết định tăng định mức trần h trợ LĐNT học nghề; tăng chi ph tiền ăn cho đối tượng ưu tiên.

+ Nghiên cứu, tiếp tục h trợ xây dựng cơ bản, bổ sung thiết bị dạy nghề đủ chuẩn cho các Trung tâm Hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên cấp huyện nơi hông xây dựng Trung tâm dạy nghề theo cam kết của tỉnh, trung tâm dạy nghề kiểu mẫu, trung tâm dạy nghề chuẩn quốc gia.

- Đề nghị Tổng cục Dạy nghề sớm ban hành 500 chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động công tác xã hội trong thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc hộ nghèo trên địa bàn huyện hải hà, tỉnh quảng ninh (Trang 90)