Tạo việc làm sau đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động công tác xã hội trong thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc hộ nghèo trên địa bàn huyện hải hà, tỉnh quảng ninh (Trang 67)

TT Tạo việc làm sau đào tạo Số lƣợng Tỷ lệ (%)

1 Tự tạo việc làm 107 78,7

2 Được đơn vị đào tạo tuyển dụng 8 5,9

3 Được bạn bè, người thân giới thiệu 12 8,8

4 Được chính quyền địa phương giới thiệu 5 3,7

5 Khác 4 2,9

(Nguồn: K t quả khảo sát tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh, 2017)

Theo kết quả khảo sát trên địa bàn huyện Hải Hà đa số người lao động nông thôn thuộc hộ nghèo sau khi học nghề đều tự tạo việc làm chiếm 78,7%: “Chị từ bé sinh ra đ quen với đồng ruộng, con nhà nông cũng chỉ bi t làm nông nghiệp thôi ch , hai năm trước chị c đăng ý học lớp chăn nuôi gia súc gia c m, trước thì nuôi bằng kinh nghiệm giờ có thêm ki n th c nhưng cũng chỉ vay tiền bắt thêm một ít về nuôi thôi em ạ( Nữ, 45 tuổi, hộ nghèo thôn 4).

Người lao động thuộc hộ nghèo thường chỉ thích học những nghề mà họ đã quen thuộc, gắn với nông nghiệp và sau khi học xong họ lại tiếp tục làm công việc đó: “Hội viên của chị chỉ thích học nghề chăn nuôi gia súc gia c m, trồng rau sạch, trồng nấm, trồng cây ăn quả để về hỗ trợ luôn cho công việc của gia đ nh ch mấy cái nghề như: đan lưới mặc dù được đơn vị dạy nghề bao tiêu sản phẩm, hay nghề kỹ thu t sản xuất g m thô học xong mấy nhà máy gạch trên địa bàn huyện tuyển vào làm luôn nhưng họ đâu c đăng ý học

(Nữ, 37 tuổi, Chủ tịch hội liên hiệp phụ nữ xã)

8,8% người lao động thuộc hộ nghèo được tạo việc làm thông qua bạn bè người thân giới thiệu: “Chị hiện nay đang phục vụ cho nhà hàng Y n Nhi ở xã Quảng Minh, chị làm ở đấy được 2 tháng rồi, nhà chị c đ a em cũng đang làm ở đ , thấy n hoe người ta đang c n thuê nhân viên nên chị lại hỏi in làm thôi” (Nữ, 29 tuổi, hộ nghèo - Thôn 3)

Rất t lao động nông thôn thuộc hộ nghèo sau khi học nghề xong được đơn vị đào tạo tuyển dụng: 5,9% số lao động thuộc hộ nghèo khi tham gia điều tra trả lời công việc của họ đang làm là do đơn vị đào tạo tuyển dụng.

2.4. Yếu tố ảnh hƣởng khi thực hiện hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc hộ nghèo tại địa phƣơng

Trong quá trình tham gia các lớp h trợ đào tạo nghề, người lao động nông thôn thuộc hộ nghèo chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố chủ quan cũng như hách quan mang lại.

Bảng 2.13: Những yếu tố ảnh hưởng hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề cho LĐNT thuộc hộ nghèo

TT Y u t ảnh hưởng hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc hộ nghèo

S

lượng Tỷ lệ (%)

1 Công tác tuyên truyền, vận động 2 1,5

2 Chính sách h trợ kinh phí 20 14,7

3 Sự chủ động trong tiếp cận hoạt động dạy nghề của người lao động

5 3,7

4 Việc gia đình, đồng áng, con nhỏ 61 44.8

5 Đầu ra cho sản phẩm sau đào tạo 42 30,9

6 Khác 6 4,4

(Nguồn: K t quả khảo sát tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh, 2017)

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động h trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc hộ nghèo trên địa bàn huyện, trong số 136 hộ nghèo đã tham gia đào tạo nghề hi được khảo sát kết quả cho thấy có 3 nhóm yếu tố chính ảnh hưởng tới hoạt động dạy nghề cho lao động thuộc hộ nghèo, cụ thể: có 61 hộ (chiếm 44.8%) cho rằng do bận việc gia đình, đồng áng, con nhỏ; 42 hộ cho rằng do đầu ra cho sản phẩm sau đào tạo (chiếm 30,9%), 20 hộ cho rằng do chính sách h trợ kinh phí; còn lại 13 hộ cho rằng các yếu tổ khác ảnh

hưởng tới hoạt động dạy nghề: Sự chủ động trong tiếp cận hoạt động dạy nghề của người lao động, công tác tuyên truyền, vận động…

2.4.1. Những thu n lợi khi thực hiện hoạt động đào tạo nghề cho lao động thuộc hộ nghèo tại huyện Hải Hà thuộc hộ nghèo tại huyện Hải Hà

Về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện + Điều kiện tự nhiên:

Vị tri địa lý: Hải Hà nằm ở ph a Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh là một tỉnh có nhiều tiềm lực để phát triển kinh tế xã hội, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Đông giáp thành phố Móng Cái, phía Nam giáp biển Đông. Với vị trí giáp với cửa khẩu quốc tế Móng Cái, phía Nam giáp biển chiều dài bờ biển 35km nên có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế.

Về địa hình: Có các vùng trung du ven biển vừa có địa hình đồi núi thấp, vừa có đồng bằng xen kẽ, tập trung ở các xã ven biển như: Quảng Thắng, Quảng Minh, Quảng Trung, Quảng Điền và Quảng Phong. Địa hình vùng này thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, trồng lúa và nuôi trồng thủy sản. Vùng đảo: Huyện Hải Hà có một xã đảo Cái Chiên với diện tích 2.549,95 ha, có một vị trí chiến lược về phòng thủ bờ biển, đánh bắt nuôi trồng thủy sản. Vùng đồi núi cao phía Tây Bắc: Độ cao từ 200-1.500 m so với mặt nước biển gồm các dãy núi cao, dạng bán bình nguyên. Địa hình chia cắt nhiều tạo thành các thung lũng hẹp, chân đồi là những ruộng bậc thang. Hải Hà có 2 con sông lớn chảy qua là sông Hà Cối và sông Tài Chi, có 3 hồ chứa nước ngọt bao gồm: Hồ Trúc Bài Sơn nằm trên địa bàn xã Quảng Sơn, Hồ Khe Dầu, Hồ he Đình thuộc xã đảo Cái Chiên. Có thể thấy hệ thống sông, suối, hồ đập góp phần vào việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân đồng thời tiêu thoát nước vào mùa mưa.

Nhìn chung về điều kiện tự nhiên huyện Hải Hà tương đối thuận lợi có rừng, có biển, có thung lũng, có sông ngòi thuận lợi, đặc biệt giáp thành phố Móng Cái có cửa khẩu quốc tế nên cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội.

+ Về kinh tế - Xã hội: Huyện được phân cấp quản lý gồm 01 thị trấn và 15 xã. Theo báo cáo của UBND huyện trong những năm gần đây công tác phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân đã được quan tâm, đời sống vật chất tinh thần của người dân khu vực nông thôn được nâng cao. Công tác an sinh xã hội được đặc biệt quan tâm thực hiện các chế độ, triển khai giải pháp giảm nghèo. Huyện đang tập trung hoàn thành tiểu Đề án đưa 02 xã, 02 thôn thuộc Chương trình 135 và các thôn, bản không thuộc Chương trình 135 nhưng có hệ thống cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội còn nhiều khó hăn trên địa bàn ra khỏi vùng đặc biệt hó hăn. Nhìn chung về mặt kinh tế xã hội đang ngày càng đi lên, đời sống người dân được cải thiện từng bước thoát nghèo trong năm tới sẽ không còn xã, thôn thuộc chương trình 135 và vùng đặc biệt hó hăn. Cở sở vật chất, giao thông phát triển cũng là yếu tố quan trong để việc điều tra NĐC được thuận lợi.

Trên địa bàn còn có Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, Khu kinh tế Bắc Phong Sinh, và đặc biệt là Khu công nghiệp cảng biển Hải Hà đang có nhu cầu tuyển dụng lao động rất cao, từ năm 2015 trở lại đây m i năm đều tuyển trên 2.000 công nhân, dự kiến từ nay đến năm 2020 sẽ tuyển thêm m i năm khoảng 5.000 công nhân. Người lao động khi được tuyển dụng vào làm việc tại đây sẽ được đào tạo nghề miễn phí, trong thời gian đào tạo vẫn được trả lương từ 3-4 triệu đồng và hưởng các chế độ theo quy định.

Về công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề cho người lao động đã được triển khai với nhiều hình thức tuyên truyền, tư vấn phong phú, đa dạng, phù hợp với điều kiện và trình độ nhận thức của LĐNT; tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng như: hệ thống loa phát thanh các xã; các gương điển hình và cách làm hay được người lao động học tập để phát triển kinh tế gia đình, giúp người lao động hiểu được các chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ học nghề, có hướng lựa chọn nghề học và tạo việc làm phù hợp với khả năng và định hướng phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả các lớp học nghề ở địa phương.

Quan điểm của Chính quyền địa phương về vấn đề dạy nghề cho lao động thuộc hộ nghèo tại địa phương đã và đang chi phối phần nào tới thực trạng của vấn đề nghiên cứu “dạy nghề và tạo việc làm cho L N trong đ c lao động thuộc hộ nghèo là trách nhiệm của ảng bộ, Chính quyền, của các cấp, hai là: học nghề, l p nghiệp là quyền lợi và nghĩa vụ của lao động thuộc hộ nghèo, ba là: đào tạo nghề cho L N theo nhu c u học nghề của L N và yêu c u của thị trường lao động, đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho L N theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thu n lợi để L N tham gia học nghề phù hợp với tr nh độ học vấn, điều kiện kinh t và nhu c u học nghề của mình, khuy n khích dạy nghề và tạo việc làm cho lao động địa phương đặc biệt là lao động thuộc hộ nghèo

(Nam, 50 tuổi, Phó chủ tịch UBND xã Quảng Sơn)

Có thể thấy, những quan điểm này phù hợp với thực tế tại địa phương cũng như thực tế xã hội hiện nay, đang định hướng cho hoạt động dạy nghề và tạo việc làm cho người lao động trở nên hiệu quả tại địa phương. Mặc dù vậy để những quan điểm này đi vào thực tế một cách có hiệu quả thì cần có những bước đi cụ thể, bởi ta phải thừa nhận một thực tế rằng những quan điểm này mới chỉ là trên lý thuyết, cụ thể ở mục tiêu thứ 2 là: học nghề, l p nghiệp là quyền lợi và nghĩa vụ của lao động thuộc hộ nghèo thì có thể chỉ rõ thêm “lao động thuộc hộ nghèo chủ động tham gia học nghề”, điểm này không phù hợp với thực tế ở địa phương vì đa số lao động thuộc hộ nghèo có trình độ học vấn thấp và tâm lý tự ti, chỉ có số t lao động thuộc hộ nghèo chủ động tham gia học nghề, vay vốn làm ăn, phần lớn còn lại nếu không có công tác tuyên truyền, vận động thường xuyên thì họ còn khá rụt rè, không muốn học cho mất thời gian: “Lúc đ u thì bi t g đâu em, cũng là được bác trưởng thôn, cán bộ lao động thương binh hội v n động, thuy t phục m i đấy, ch t m tuổi chị lúc ấy đâu mu n đi học nữa em, chị chỉ mu n làm một công việc

đơn giản, g n gũi với công việc hàng ngày của chị, với nghĩ học hành sao ti p thu được nữa, chỉ thích làm việc gì luôn mà không phải học thôi

(Nữ, 45 tuổi, hộ nghèo, thôn 3 xã Quảng Sơn)

Về nội dung của các ch nh sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc hộ nghèo tại địa phương: theo đó các hộ nghèo hi tham gia đào tạo nghề được miễn giảm học phí lên tới 5 triệu đồng, ngoài ra họ còn được h trợ tiền ăn 30.000 đồng trên ngày thực học, được h trợ tiền đi lại 200.000 đồng/khóa học nếu nhà cách địa điểm học từ 15km trở lên, được h trợ vay tối đa 50 triệu đồng để tạo việc làm. Chương trình đào tạo ngắn lý thuyết với thực hành trong đó thời lượng học lý thuyết hông quá 30% chương trình, thời gian và địa điểm học linh hoạt, có thể căn cứ vào nhu cầu, đặc điểm của từng địa phương để lựa chọn phù hợp. Tất cả những ch nh sách đó đã là động lực cho người lao động thuộc hộ nghèo tham gia vào các lớp nghề.

Sự ủng hộ của người lao động, đặc biệt là người lao động thuộc hộ nghèo tại huyện trong việc phối hợp điều tra nhu cầu học nghề, tham gia các hội nghị tư vấn về chính sách dạy nghề, việc làm trên địa bàn và chấp hành các quy định, nội quy của lớp trong quá trình tham gia đào tạo. Nhận thức của lao động thuộc hộ nghèo về đào tạo nghề đã có những chuyển biến tích cực, họ dần thay đổi những nếp sống cũ, lớp trẻ chịu khó tìm tòi, học nghề để vươn lên thoát nghèo.

Nhìn chung so với các địa phương hác hi thực hiện hoạt động h trợ đào tạo nghề cho lao động thuộc hộ nghèo trên địa bàn huyện Hải Hà cũng có nhiều yếu tố thuận lợi cả về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội vì huyện thuộc tỉnh Quảng Ninh là tỉnh có điều kiện kinh tế xã hội phát triển so với các địa phương trong cả nước. Trong quá trình triển khai hoạt động đào tạo nghề thì được sự ủng hộ của người dân, cán bộ các cấp chỉ đạo sát sao thực hiện đúng theo chương trình đã được phê duyệt.

2.4.2. Những h h n hi thực hiện hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc hộ nghèo tại huyện Hải Hà

- Thứ nhất về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện

+ Điều kiện tự nhiên: Bên cạnh những mặt thuận lợi huyện Hải Hà là huyện miền núi, biên giới, gồm 15 xã và 01 thị trấn (trong đó có 01 xã đảo, 02 xã biên giới đất liền, 05 xã nội địa và 08 xã ven biển) trong đó xã đảo có địa hình phức tạp, giao thông gặp nhiều hó hăn, việc giao lưu với bên ngoài chủ yếu là đường thủy. Khí hậu vào mùa đông có gió mùa Đông Bắc tràn về thường lạnh, giá rét, ảnh hưởng đến mùa màng, gia súc và sức khỏe con người. Hải Hà có các huyện ven biển Quảng Thắng, Quảng Minh, Quảng Trung, Quảng Điền và Quảng Phong nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão đổ bộ từ biển vào. Bão thường èm theo mưa nhiều gây thiệt hại lớn cho sản xuất và đời sống nhân dân. Về mùa đông ở những vùng núi cao nơi hầu hết người dân tộc thiểu số sinh sống, khi nhiệt độ xuống quá thấp sẽ xuất hiện sương muối gây thiệt hại trực tiếp đến hoa màu và một số loại cây trồng.

+ Tình hình inh tế, văn hóa, xã hội: Cùng với những mặt thuận lợi thì huyện Hải Hà cũng còn rất nhiều hó hăn về kinh tế xã hội như: Là huyện miền núi có số hộ nghèo là 1325 hộ rải rác ở cả 16 xã, thị trấn, tập trung nhiều nhất ở xã Quảng Đức, Quảng Sơn và Quảng Phong. T nh đến cuối năm 2016, số hộ dân tộc thiểu số nghèo là 804 hộ, chiếm 60,68% số hộ nghèo trên địa bàn huyện. Các hộ dân tộc thiểu số nghèo tập trung ở những địa bàn vùng núi, địa hình đi lại hó hăn, đất canh tác, nuôi trồng không thuận lợi, tập trung nhiều nhất ở xã Quảng Đức (298/300 hộ nghèo, chiếm 99,33% số hộ nghèo, chiếm 43,44% số hộ DTTS của xã); xã Quảng Sơn (233/235 hộ nghèo, chiếm 99,15% số hộ nghèo, chiếm 28,35% số hộ DTTS của xã), xã Quảng Phong (181/258 hộ nghèo, chiếm 70,16% số hộ nghèo, chiếm 24,93% số hộ DTTS của xã); xã Quảng Thịnh (31/87 hộ nghèo, chiếm 35,63% số hộ nghèo, chiếm 16,4% số hộ DTTS); xã Quảng Thắng (17/49 hộ nghèo, chiếm 34,69% số hộ

nghèo, chiếm 7,83% số hộ DTTS). Chất lượng giáo dục vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, công tác giảm nghèo thiếu tính bền vững; tỷ lệ cận nghèo và tái nghèo cao, nhất là 10 đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao, biên giới. Hơn nữa tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm ¼ dân số toàn huyện, số hộ nghèo DTTS cao nhưng có thể thấy đời sống của người dân tộc thiểu số, đặc biệt là người dân tộc thiểu số nghèo phụ thuộc vào tự nhiên, đời sống kinh tế gặp hó hăn, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, giao thông đi lại còn hạn chế, nhiều phong tục, tập quán còn lạc hậu. Tốc độ giảm nghèo hông đồng đều giữa các vùng, khu vực, tỷ lệ hộ nghèo còn chênh lệch cao, tập trung lớn ở các xã vùng cao, dân tộc thiểu số. Các xã vùng cao Quảng Sơn, Quảng Đức và các thôn đặc biệt hó hăn của huyện: kinh tế chậm phát triển, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn rất hạn chế, cơ cấu cây trồng vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động công tác xã hội trong thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc hộ nghèo trên địa bàn huyện hải hà, tỉnh quảng ninh (Trang 67)