“Pháp nạn” 1963 – Cuộc đấu tranh của Phật giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng cần lao nhân vị với vấn đề tôn giáo trong đời sống chính trị miền nam (1955 1963) (Trang 87 - 126)

1 Nghị định số 966 Nguyễn Văn Thiệu ngày 2-0-954 của Tổng trưởng Bộ Nội vụ, hồ sơ 29257, Phông Phủ Thủ tướng, Trung tâm lưu trữ Quốc gia

3.3 “Pháp nạn” 1963 – Cuộc đấu tranh của Phật giáo

Cho đến 1962, nền chính trị miền Nam Việt Nam vẫn đang diễn ra trong cuộc phân chia ảnh hưởng và quyền lực của các lực lượng hành chính-quân sự, Đảng Cần Lao và Công giáo. Những vấn đề chính trị phức tạp trong mục tiêu “chống Cộng diệt Cộng” phần nào đó đã kéo dần thế lực của Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn khỏi lĩnh vực phân phối quyền lực trong nội bộ bộ máy hành chính. Cùng lúc đó thế lực Công giáo thân Ngô Đình Thục có thể lũng đoạn tương đối vấn đề nhân sự này. Có thể nói, tính chất tôn giáo của bộ máy quan liêu Việt Nam Cộng Hòa đã đạt đến đỉnh điểm của nó, không phải trong tư tưởng trị quốc lẫn hình thức quyền lực, mà trong lĩnh vực phân bổ nhân sự cũng như uy quyền xã hội của Công giáo. Ở một khía cạnh khác, những yếu tố của nền chính trị xã hội đặc trưng của miền Nam từ sau hiện tượng Bửu Sơn Kỳ Hương 1849 cũng đã phát triển đến giai đoạn tột cùng của nó, khi những “thầy tu” có thể can thiệp trực tiếp vào hoạt động của chính quyền.

Như thường lệ của lịch sử, quyền lực tự nó hướng đến sự tuyệt đối thông qua những cơ chế chính trị được hình thành trong hiện thực chính trị. Những cơ chế đã trao cho Ngô Đình Thục một giai đoạn quyền lực gần như “tuyệt đối” trước Nhu và Cẩn cũng đã kiến tạo trong Thục một ảo tưởng quyền lực - ảo tưởng này, đến lượt mình, lại biểu hiện ra như sự

kiêu ngạo Công giáo của chính ông và những người thân cận. Nên nhấn

mạnh rằng, trước 1963, sự kiêu ngạo và ảo tưởng đó đã tạo ra một hình ảnh lãnh tụ Công giáo không tốt đẹp gì tại Sài Gòn. Như đã thấy, sự lấn lướt về quyền lực phân bổ nhân sự của ông trước Nhu và Cẩn thực chất đã tạo nên sự bất bình ở cả hai người anh em này; đến mức, chính Ngô Đình Nhu đã có ý phủ định ý tưởng Cần lao có tính Công giáo của mình ngay tại trung tâm Vĩnh Long. Trong bề sâu của những tiến trình chính trị đang âm thầm diễn ra dưới những quan hệ phức tạp bấy giờ, việc loại bỏ ảnh hưởng của Ngô Đình Thục đương nhiên sẽ là vấn đề mấu chốt. Yêu

cầu loại bỏ ảnh hưởng của Ngô Đình Thục ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt còn là vì, ảnh hưởng của ông lại có thể thông qua chính Đảng Cần Lao và những yếu tố nhân sự trong đó để tác động lên khuôn mặt quan liêu của chính quyền Diệm. Đây chính là vấn đề nội tại của Đảng Cần Lao từ chính lịch sử hình thành của nó: nó là một Đảng chính trị - tôn giáo pha tạp hơn là một Đảng chính trị thuần khiết.

Nhưng một mâu thuẫn đã đến lúc căng thẳng và cần giải quyết không thể thông qua việc “xuất khẩu” nó ra vùng ngoại vi quyền lực trung ương mà khiến nó “tan biến”. Không thể thế, vì mỗi sự kiện sắp xảy ra đều bao hàm một năng lượng xã hội đang trực chờ bùng nổ. Và còn một lý do nữa: Ngô Đình Thục có thể bị thuyên chuyển khỏi phạm vi Sài Gòn và quyền lực trung ương, nhưng cách thức mà ông tận dụng quyền lực và hưởng những đặc quyền Công giáo lại không hề biến mất. Sự va đập giữa những mảng của quyền lực tuyệt đối 1956 giờ đây sẽ chuyển hóa thành sự va chạm những đặc quyền tôn giáo, với một năng lượng xã hội còn rộng lớn hơn nguy cơ mà ông tạo ra trong nội bộ Sài Gòn. Dù sao, xét đến cùng, ông chỉ là một biểu hiện thành nhân cách của một quyền lực mất kiểm soát, còn khi bị kiểm soát thì bản thân sự kiểm soát lại không khởi được tác dụng nào vì thiếu mất tính hệ thống của công tác kiểm soát quyền lực trong một chế độ mà Hiến Pháp chỉ là một chiêu bài. Cuối cùng, trước những vấn đề đặt ra, cuộc thuyên chuyển khỏi Sài Gòn để trở thành Tổng Giám Mục ở Huế theo “hảo ý” của Tòa Thánh Vatican vừa là một động thái bắt buộc của chính Giáo hội nhằm bảo lưu danh tiếng của Giáo hội, vừa là một cử chỉ nhất thiết để gìn giữ những mối quan hệ quyền lực nhà họ Ngô. Cách ly các nhân vật đầu não chính trị ra khỏi khu vực họ có thể gây ảnh hưởng về mặt không gian hoặc lĩnh vực chính trị là một biện pháp phổ biến trong lịch sử nhằm vô hiệu hóa

những nguy cơ chính trị. Thế nhưng, những biến số chính trị bao giờ cũng tạo nên ẩn số không thể lường tính: mô hình chính trị mang tính gia

đình trị của Việt Nam Cộng Hòa có thể làm biến dạng mọi quy trình

chính trị hợp pháp.

Thật vậy, về quy trình hợp pháp phổ thông cho một quyết định chính trị, bao giờ cũng đòi hỏi 2 nhân tố: (a) trình tự và quy cách phản hồi có tính hệ thống và chuẩn mực của bộ máy quan liêu đối với các thông tin xã hội; và (b) quyết đinh chính trị hợp pháp của người có thẩm quyền phản ứng và ra quyết định chính trị đối với thông tin xã hội được đưa lên qua bộ máy quan liêu. Hai nhân tố này được đảm bảo ngay cả dưới chế độ phong kiến dựa theo các cấp bậc quan liêu từ địa phương tới Trung ương, đặc biệt trong hoàn cảnh các quyền lực địa phương thịnh hành. Nhưng vấn đề với chu trình vận hành quyền lực và phản hồi của Đệ Nhất Cộng hòa lại khác. Như đã phân tích, với quyền lực tuyệt đối 1956, chính các quyết định của Tổng thống là bản thân Luật thực tế và có quyền tác động lập tức tới hệ thống chính trị cũng như mọi mặt xã hội. Đi sâu hơn vào phân tích các giác độ của quyền lực trong hệ thống chính trị Việt Nam Cộng Hòa, còn có thể thấy rằng mặc dù các chóp đỉnh của hệ thống có thể lập tức can thiệp vào hệ thống, nhưng những người nắm trong tay quyền lực lại không thể giám sát hiệu quả được những chu trình xã hội cũng như không thể nắm bắt được những ảnh hưởng bởi quyết định chính trị của mình. Cơ chế phản hồi từ đỉnh và đáy của một hệ thống bị làm mờ đi bởi những kế hoạch xã hội, bởi sự những mục tiêu xã hội đã tạo ra một không gian vô tận cho sự lũng đoạn và tham nhũng quyền lực của mọi thành viên trong hệ thống chính trị nếu cơ hội được mở ra cho họ. Cũng cần nhắc lại rằng, hệ thống chính trị của Đệ Nhất Cộng hòa bị cộng hợp và xen kẽ không chỉ bởi chính bộ máy an ninh nội bộ có quá

nhiều đặc quyền, mà còn từ một bộ máy Công giáo được cấy ghép vào sườn nhân sự của hệ thống.

Tất cả hệ thống trở nên lỏng lẻo và bất lực hơn trong một tình trạng chuyên quyền vô pháp hơn tùy theo quá trình lần lượt các anh em của Ngô Đình Diệm thiết lập những vương quốc quyền lực của riêng mình. Lớp màng nổi nhất và mang nhiều tác động nhất đối với toàn bộ hệ thống bên dưới là mối quan hệ gia đình giữa anh em Ngô Đình Diệm. Mối quan hệ này, đối với Ngô Đình Diệm, dường như không cần đến hệ thống giám sát và phản hồi từ các quy trình chính trị, và sự thỏa thuận bằng đối thoại đôi lúc (hay thường khi?) có khả năng dẫn đến một quyết định chính trị tức thời và được hiện thực hóa nhanh chóng. Hiện tượng này không chỉ xảy ra đối với lĩnh vực nhân sự, mà còn xảy ra với những vấn đề liên quan tới từng mảng được những người trong gia đình Ngô Đình Diệm kiểm soát. Tình trạng này khá giống với phương thức tổ chức quyền lực thô sơ khi bộ máy quan liêu hành chính chưa phát triển, và những quyết định chính trị thường có tính trực tiếp. Ở trong hoàn cảnh của Đệ Nhất Cộng hòa, thì bộ máy tinh hoa quân sự, các lực lượng tinh hoa tôn giáo và trí thức lại ý thức quá rõ ràng về vai trò xã hội cũng như dần tự tổ hợp thành những khu vực quyền lợi riêng – điều này khiến một thứ quyền lực có tính độc đoán dễ gây ra xung đột và khủng hoảng. Nói một cách đơn giản nhất, những lực lượng xã hội tự ý thức được mình là đá tảng chắn đường của một xã hội chính trị có tính toàn trị.

Đúng như thế, những mâu thuẫn nội tại trong hệ thống chính trị Đệ Nhất Cộng Hòa được tích lũy từng bước và có những bùng nổ nhất định, từ tuyên ngôn Caravelle, binh biến 1960 đến vụ “lính nhảy dù” đều có thể coi là triệu chứng cho một căn bệnh không thể chữa khỏi của thể xác chính trị chế độ Ngô Đình Diệm. Dẫu vậy, cần đến một sự kiện có thể kết

nối và làm bùng nổ toàn bộ các lực lượng xã hội chống đối cũng như kích hoạt một loạt những mâu thuẫn tiềm tàng của chế độ. Sợi dây mồi làm nổ “quả bom chính trị” của một chế độ toàn trị rốt cuộc đến từ khu vực tinh hoa tôn giáo tưởng như đã bị chôn vùi và vô hiệu hóa sau những biến cố quân sự - tôn giáo cuối 1956. Nhân vật châm ngòi nổ lại là một nhân vật “không chức sắc” trong bộ máy chính quyền, mà là một nhân vật tôn giáo không đứng đầu một lực lượng được tổ chức và thiết chế hóa như các lãnh tụ quyền lực khác trong gia đình Ngô Đình Diệm: Ngô Đình Thục.

Khi Ngô Đình Thục vào Huế những năm 1961, Huế lúc ấy là trung tâm Phật giáo miền Nam bấy giờ, dù Phật giáo hướng đến thiết chế hóa thành một tổ chức có liên hệ thống nhất, nhưng những mối liên can và tương hỗ hãy còn lòng lẻo và có nhiều tranh chấp nội bộ, cũng có nghĩa chưa tạo thành một quyền lực xã hội gây áp lực lên chính quyền. Xét trên toàn thể, Phật giáo từ sau 1945 vốn đã co rút về phía Nam, và từ nhiều hướng lại tập trung về phía Huế. Ảnh hưởng Phật giáo trải dài khắp những vùng nghèo khó từ Huế xuống Phú Yên và tỏa ra theo trục đó, gắn liền với những dải nông thôn rộng lớn. Nhưng ảnh hưởng này chỉ đơn thuần là sự bố trí Phật giáo trên bản đồ, vì quyền thực tế của Phật giáo gần như không được đảm bảo bởi bộ máy hành pháp mà ngược lại. Thực vậy, từ “cuộc di dân vĩ đại, sự xáo trộn nông thôn và tôn giáo do việc các thành viên Công giáo được ưu đãi về mặt phân đất và thuyên chuyển vùng sống đã tạo ra sự phản kháng ngấm ngầm trong giới lãnh đạo Phật giáo đối với chính quyền. Những chính sách về giáo dục, trong đó có việc bắt ép tăng lữ đi học lớp Nhân vị càng góp thêm vào những mâu thuẫn ấy. Tình trạng bị “ngược đãi” bởi các nhân viên chính quyền được Giáo hội Trung Phần Hội Phật giáo Việt Nam ghi lại trong một lá đơn gửi Tổng thống Ngô Đình Diệm từ đầu 1962: “Những kẻ chủ động vừa có

quyền hành tại các Xã vừa là nhân viên Ban truyền giáo Công Giáo Tiến Hành, đã lợi dụng quyền hành nhà chức trách để bắt nạt, khủng bố dân lành. Có người bị chôn sống như trường hợp của Ông Nguyễn Chiêu ở Thôn Mậu Lâm mà Tòa Án Tuy Hòa đã chứng kiến khi thân nhân xin bới lên, có kẻ bị hành hạ bị tắt thở tại Phú Yên có người đập đầu vào nhà để chết vì uất ức hay tự tử vì bất công ở Bình Định. Cho đến việc lợi dụng sự bất an để sát hại hội viên thuần thành của chúng tôi như ở Quế Sơn, Quảng Nam. Hàng ngày, chúng tôi đã nhận được thư từ kêu van từ nhiều nơi gởi về tỏ sự khủng bố, áp bức, bất công ở hạ tầng đối với Phật Giáo chúng tôi không kể xiết ».[8] Trong chính lá đơn này, cuộc phản kháng 1963 của Phật giáo lại được báo trước : “Tình trạng giết chóc, bắt bớ, đàn áp bất công ở hạ tầng đã gây nên sự hoang mang, khủng khiếp trong hàng Phật Tử chúng tôi và làm cho họ gần như mất hết tin tưởng cần thiết. Đề đạt hồ sơ này đến Quốc Hội, chúng tôi muốn tránh cho lịch sử

dân tộc một chấm đen đồng thời muốn ngăn ngừa một tai họa Quốc Gia khi mà hàng Phật Tử chúng tôi thấy cần bảo vệ đúng mức tôn giáo của mình ” [8]. (in đậm do tôi nhấn mạnh).

Thực thế, “tai họa Quốc gia” này diễn ra vào mùa Phật đản 1963, với sự kiện treo cờ Phật giáo trong ngày Phật Đản. Ngày 6 tháng 5 năm 1963, trên đường đi thăm nhà thờ La Vang, Tổng Giám mục Huế Ngô Đình Thục thấy cờ Phật giáo được treo khắp nơi, ông liền gọi Đại biểu Chính phủ Trung phần Hồ Đắc Khương đến Tòa Giám mục để khiển trách rồi gọi điện vào Sài Gòn cho Tổng thống Ngô Đình Diệm. Phản ứng của Thục không có gì khó hiểu: ông thường xuyên báo cáo lên Vatican rằng 80 phần trăm dân chúng trong Giáo phận Huế là giáo dân Ki-tô để xin nhận lĩnh chức Hồng y, vả lại cũng đã gần đến kỉ niệm 25 năm thụ phong Giám mục của ông. Thực tế, đầu tháng 5/1963, một phái đoàn của Vatican đã được phái đến Huế điều tra; và mặc dù cờ Công giáo được

treo khắp nơi, thì phái đoàn cũng ghi nhận rằng dân chúng cũng đang chuẩn bị cờ Phật giáo. Thêm vào đó, số lượng người theo Công giáo như được điều tra chỉ chiếm 20 phần trăm dân số miền Trung theo đạo, khác hẳn lời Thục tuyên bố. Ngay sau đó, Công điện do Đổng lý Văn phòng Phủ Tổng Thống Quách Tòng Đức được gửi đi với khẩu lệnh “cấm treo cờ Phật giáo”.

Những biến cố sau đó cho thấy một sự không ăn khớp giữa các quyết định chính trị của chính quyền: Ngô Đình Cẩn, với thị trưởng Thừa Thiên Nguyễn Văn Đẳng và Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Bùi Văn Lương sau đó đều đồng ý để Phật giáo treo cờ nhưng hạn chế treo cờ ở tư gia. Nhưng phản ứng bùng nổ của Trí Quang tại chùa Từ Đàm về yêu cầu bình đẳng tôn giáo cùng biến cố đêm 8/5/1963 trước Đài phát thanh Huế khiến 9 người chết và 14 người bị thương đã gây nên chấn động làm bùng nổ những mâu thuẫn tôn giáo – chính trị được tích lũy từ trước. Sau vụ đàn áp này, đại diện Phật giáo đưa ra năm nguyện vọng đối với Chính phủ trong một Bản tuyên ngôn 10-5-1963: “1/ Xin chính thức rút lại lệnh cấm treo cờ; 2/ Xin được tự do hành đạo như Công giáo; 3/ Xin bãi bỏ dụ số 10 xem Phật giáo như một Hiệp hội; 4/ Xin chấm dứt các vụ khủng bố, đàn áp Phật giáo; 5/ Xin bồi thường cho các nạn nhân tại đài Phát thanh Huế và trừng trị kẻ đã gây ra đổ máu” [35].. Bản Tuyên Ngôn cũng báo trước thái độ phản kháng không thể tránh khỏi của Phật giáo trong hơn 5 tháng sau đó: “… Từ hành động này đến hành động khác, thậm chỉ đã chà đạp lên quyền lợi thiêng liêng nhất của Phật giáo đồ: Cờ Phật giáo quốc tế bị triệt hạ. Quyết định này đã trái hiến pháp và ngang nhiên vi phạm quyền tự do tín ngưỡng. Trước những hành động bất công đó, bắt buộc tăng và tín đồ khắp trong nước chúng tôi phải đứng dậy tranh đấu cho lý tưởng của mình…”[35].

Mặc dù Ban Trị sự Phật giáo đã tuyên bố rằng mình không liên quan tới cuộc vận động chính trị nào của “Cộng sản”, chính quyền vẫn lấy nguyên cớ “Việt cộng lợi dụng” để trấn áp những hành động phản kháng chống lại chính quyền. Phương thức ra quyết định chính trị của chính quyền hoàn toàn cứng nhắc và cố định theo lối sử dụng bạo lực

trấn áp đi kèm với cách gán đối tượng của bạo lực đó với một đối tượng

bất hợp pháp, mà ở đây là “Cộng sản”. Trong chu trình trấn áp các lực lượng đối kháng xã hội của mình, mà lần này là Phật giáo, Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng cần lao nhân vị với vấn đề tôn giáo trong đời sống chính trị miền nam (1955 1963) (Trang 87 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)